Lý thuyết KHTN 6 Bài 27 (Cánh diều 2024): Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

2.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

1. Lực tiếp xúc

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực tiếp xúc do búa làm biến dạng thanh thép

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

- Lực do ngón tay người làm biến dạng quả bóng

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

2. Lực không tiếp xúc

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

Ví dụ:

- Lực hút của hai thanh nam châm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

- Lực hấp dẫn giữa Mặt Trời và các hành tinh

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

                            

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc

Câu 1: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực .............. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau

B. không có sự tiếp xúc 

C. cách xa nhau 

D. tiếp xúc

Lời giải

Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Chọn đáp án B

Câu 2: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?

A. Bạn Lan cầm quyển vở đọc bài.

B. Viên đá rơi.

C. Nam châm hút viên bi sắt.

D. Mặt trăng quay quanh Mặt Trời.

Lời giải

A – xuất hiện lực ma sát => lực tiếp xúc

B – viên đá rơi chịu tác dụng của trọng lực => lực không tiếp xúc

C – lực từ của nam châm => lực không tiếp xúc

D – lực hút giữa Mặt Trăng và Mặt Trời => lực không tiếp xúc

Chọn đáp án A

Câu 3: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực không tiếp xúc?

A. Bạn An đang xé dán môn thủ công.

B. Trái táo rơi xuống đất.

C. Mẹ đang đẩy nôi đưa em bé đi chơi.

D. Nhân viên đẩy thùng hàng vào kho.

Lời giải

A – lực tiếp xúc

B – lực không tiếp xúc

C – lực tiếp xúc

D – lực tiếp xúc

Chọn đáp án B

Câu 4: Trong hoạt động sau, số hoạt động xuất hiện lực tiếp xúc là

(1) Học sinh dùng tay uốn cây thước dẻo.

(2) Thả quyển sách rơi từ trên cao

(3) Thợ rèn dùng búa đập vào thanh sắt nung.

(4) Nam châm để gần thanh sắt.

(5) Máy bay giấy bay lên nhờ gió.

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Lời giải

(1) – lực tiếp xúc

(2) –  lực không tiếp xúc

(3) – lực tiếp xúc

(4) –  lực không tiếp xúc

(5) – lực tiếp xúc

Chọn đáp án B

Câu 5: Trong hình dưới, hai nam châm này hút hay đẩy nhau? Lực giữa 2 nam châm là lực tiếp xúc hay không tiếp xúc?

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Bài 27 (có đáp án): Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Cánh diều

A. đẩy nhau, lực tiếp xúc.

B. hút nhau, lực tiếp xúc.

C. đẩy nhau, lực không tiếp xúc.

D. hút nhau, lực không tiếp xúc.

Lời giải

Hai cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau => xuất hiện lực đẩy và lực này không có sự tiếp xúc nên là lực không tiếp xúc.

Chọn đáp án C

Câu 6: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau

B. cách xa nhau

C. không tiếp xúc

D. có sự tiếp xúc

Lời giải

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Chọn đáp án D

Câu 7: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?

A. Lực của Trái Đất tác dụng lên bóng đèn treo trên trần nhà.

B. Lực của quả cân tác dụng lên lò xo khi treo quả cân vào lò xo

C. Lực của nam châm hút thanh sắt đặt cách đó một đoạn.

D. Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Lời giải

A – lực không tiếp xúc, vì giữa bóng đèn và Trái Đất không có sự tiếp xúc

B – lực tiếp xúc, vì giữa quả cân và lò xo có sự tiếp xúc tại điểm treo

C – lực không tiếp xúc, vì giữa nam châm và thanh sắt không có sự tiếp xúc

D - lực không tiếp xúc, vì giữa Trái Đất và Mặt Trăng không có sự tiếp xúc

Chọn đáp án B

Câu 8: Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực tiếp xúc?

A. Một hành tinh chuyển động xung quanh một ngôi sao.

B. Một vận động viên nhảy dù rơi trên không trung.

C. Thủ môn bắt được bóng trước khung thành.

D. Quả táo rơi từ trên cây xuống.

Lời giải

A – hành tinh chuyển động xung quanh ngôi sao nhờ lực hấp dẫn => không phải là lực tiếp xúc

B – người rơi do tác dụng của lực hút Trái Đất => không phải là lực tiếp xúc

C – thủ môn bắt được bóng nhờ lực ma sát => là lực tiếp xúc

D – quả táo rơi do chịu tác dụng của trọng lực => không phải là lực tiếp xúc

Chọn đáp án C

Câu 9: Tnrờng hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc?

A. Vận động viên nâng tạ.

B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. 

C. Giọt mưa đang rơi.

D. Bạn Lan cầm bút viết.

Lời giải

A – lực tiếp xúc, giữa tay và tạ có điểm tiếp xúc

B – lực tiếp xúc, giữa tay người và thùng hàng có điểm tiếp xúc

C – giọt mưa rơi chịu tác dụng của trọng lực => không phải là lực tiếp xúc

D - lực tiếp xúc, giữa tay và bút có điểm tiếp xúc

Chọn đáp án C

Câu 10: Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc?

A. Lực của bạn Linh tác dụng lên cửa để mở cửa.

B. Lực cùa chân cầu thủ tác dụng lên quả bóng.

C. Lực của Trái Đất tác dụng lên quyển sách đặt trên mặt bàn.

D. Lực của Nam cầm bình nước.

Lời giải

A – lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Linh và cửa có sự tiếp xúc

B - lực tiếp xúc, vì giữa chân cầu thủ và quả bóng có sự tiếp xúc

C - lực không tiếp xúc, vì Trái Đất và quyển sách không có sự tiếp xúc

D - lực tiếp xúc, vì giữa tay bạn Nam và bình nước có sự tiếp xúc

Chọn đáp án C

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 26: Lực và tác dụng của lực

Bài 28: Lực ma sát

Bài 29: Lực hấp dẫn

Bài 30: Các dạng năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá