Giải Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

6.4 K

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Hóa học lớp 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng chính xác, chi tiết nhất giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng lớp 12.

Bài giảng Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Giải bài tập Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

Câu hỏi và bài tập (trang 132 SGK Hóa Học 12)

Bài 1 trang 132 SGK Hóa Học 12: Cho 3,04 gam hỗn hợp NaOH và KOH tác dụng với dung dịch axit HCl thu được 4,15 gam hỗn hợp muối clorua. khối lượng của mỗi muối hiđrôxit trong hỗn hợp lần lượt là

A. 1,17 gam và 2,98 gam.                                    

B. 1,12 gam và 1,6 gam.

C. 1,12 gam và 1,92 gam.                                    

D. 0,8 gam và 2,24 gam.

Phương pháp giải:

Gọi số mol của NaOH và KOH lần lượt là x và y (mol)

PTHH:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

x                       x (mol)

KOH + HCl → KCl + H2O

y                      y (mol)

Giải Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (ảnh 1)

Lời giải:

Gọi số mol của NaOH và KOH lần lượt là x và y (mol)

PTHH:

NaOH + HCl → NaCl + H2O

x                       x (mol)

KOH + HCl → KCl + H2O

y                      y (mol)

Giải Hóa học 12 Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (ảnh 2)

=>{x=0,02y=0,04

=> mNaOH = 40. 0,02= 0,8 (g)

mKOH = 56.0,04= 2,24 (g)

Đáp án D

Bài 2 trang 132 SGK Hóa Học 12: Sục 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch có chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng kết tủa thu được là

A.10 gam.                                                   B. 15 gam.

C. 20 gam.                                                  D. 25 gam.  

Phương pháp giải:

Lập tỉ lệ k=nCO2nCa(OH)2

Nếu k ≤ 1 => chỉ tạo muối CaCO3. Mọi tính toán theo số mol của CO2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

=> nCaCO3 = nCO2 => mCaCO3 = ?

Nếu k ≥ 2 => chỉ tạo muối Ca(HCO3)2. Mọi tính toán theo số mol của Ca(OH)2

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

=> mCaCO3 = 0

Nếu 1 < k < 2 => Tạo cả 2 muối CaCO3 và Ca(HCO3)2. Tính toán theo số mol CO2 và Ca(OH)2

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

x            x                                           (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

2y          y                                            (mol)

Giải hệ 2 ẩn 2 phương trình

{nCa(OH)2=x+ynCO2=x+2y=>{x=?y=?

=> mCaCO3 = 100x = ?

Lời giải:

Cách 1:

nCO2 = 6,72: 22,4 = 0,3 (mol)

Ta có: k=nCO2nCa(OH)2=0,30,25=1,2

=> 1< k < 2 => Tạo 2 muối

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

x           x                      x (mol)

2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2

y           y                     y (mol)

{nCa(OH)2=x+ynCO2=x+2y=>{x=0,2y=0,05

=> mCaCO3 = 0,2.100 = 20 (gam).

Cách 2:

Số mol CO2 là nCO2=6,7222,4=0,3mol

CO2 + Ca(OH)2  CaCO3 + H2O      (1)

0,25     0,25                    0,25                    (mol)

Theo phương trình (1): nCO2=nCa(OH)2=0,25mol

nCO2(du)=0,30.25=0,05mol

Xảy ra phản ứng:

CO2 + CaCO3 + H2 Ca(HCO3)2     (2)

0,05    0,05                                                     (mol)

Theo phương trình (2): nCaCO3(du)=nCO2=0,05mol

Như vậy CaCO3 không bị hòa tan là 0,25 – 0,05 = 0,2 mol

Khối lượng kết tủa thu được là m = 0,2.100 = 20 gam

Đáp án C

Bài 3 trang 132 SGK Hóa Học 12: Chất nào sau đây có thể dùng để làm mềm nước cứng có tính cứng vĩnh cửu?

A. NaCl;                                               B. H2SO4;

C. Na2CO3;                                           D. HCl.

Phương pháp giải:

hi nhớ: Nước cứng vĩnh cửu là nước chứa các ion:  Ca2+; Mg2+; SO42-; Cl-

=> Chọn chất làm kết tủa được ion Ca2+; Mg2+ sẽ làm mềm được nước.

Lời giải:

Dùng Na2COđể làm mềm nước cứng vĩnh cửu

Đáp án C

Bài 4 trang 132 SGK Hóa Học 12: Có 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 trong đó MgCO3 chiếm a% khối lượng. Cho hỗn hợp trên tác dụng hết dụng với dung dịch axit HCl để lấy khí CO2 rồi đem sục vào dung dịch có chứa 0,2 mol Ca(OH)2 được kết tủa B. Tính a để kết B thu được là lớn nhất.

Phương pháp giải:

Kết tủa thu được lớn nhất khi  nCaCO3  = nCa(OH)2 = nCO2

Tức tất cả lượng CO2 sinh ra từ phản ứng phân hủy CaCO3 và MgCO3 chuyển hết thành CaCO3

Gọi số mol của MgCO3 và BaCO3 lần lượt là x và y (mol)

{nCO2=x+y=0,2mhh=84x+197y=28,1=>{x=?(mol)y=?(mol)=>a=%MgCO3=?

Lời giải:MgCO3 + 2HCl  →   MgCl2 + CO2 + H2O          (1)

BaCO3 +  2HCl  →   BaCl2 + CO2 + H2O           (2)

CO2 + Ca(OH)2 →   CaCO3↓ + H2O.                  (3)

Theo (1), (2) và (3), để lượng kết tủa B thu được là lớn nhất thì:

nCO2 = nMgCO3 + nBaCO3 = 0,2 mol

Gọi số mol của MgCO3 và BaCO3 lần lượt là x và y (mol)

Cách 1:

{nCO2=x+y=0,2mhh=84x+197y=28,1=>{x=0,1(mol)y=0,1(mol)=>a=%MgCO3=0,1.8428,1.100%=29,89%

Cách 2:

%mMgCO3=84x.10028,1=a

x=28,1a84.100(1)

%mBaCO3=197y.10028,1=100a

y=28,1(100a)197.100 (2)

Từ (1) và (2) 28,1a84.100+28,1(100a)197.100=0,2

a=29,89%

Bài 5 trang 132 SGK Hóa Học 12: Cách nào sau đây thường được dùng để điều chế kim loại Ca?

A. Điện phân dung dịch CaCl2 có màng ngăn.

B. Điện phân CaCl2 nóng chảy;

C. Dùng Al để khử CaO ở nhiệt độ cao;

D. Dùng kim loại Ba để đẩy Ca ra khỏi dung dịch CaCl2

Phương pháp giải:

Để điều chế các kim loại kiềm và kiềm thổ , Mg, Al ta dùng phương pháp điện phân nóng chảy muối clorua tương ứng của chúng.

Lời giải:

CaCl2đpncCa+Cl2

Đáp án B

Bài 6 trang 132 SGK Hóa Học 12: Sục a mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 3 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, dung dịch còn lại mang đun nóng thu thêm được 2 gam kết tủa nữa. Giá trị của a là

A. 0,05 mol.                                         B. 0,06 mol.

C. 0,07 mol.                                         D. 0,08 mol.

Phương pháp giải:

Viết phương trình hóa học xảy ra, tính toán theo phương trình hóa học

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O                                      (1)

2CO2 + Ca(OH)2 →Ca(HCO3)2                                           (2)

Ca(HCO3)2 t0 CaCO3 + CO+ H2O                             (3)

Lời giải:

nCaCO3 (1) = 0,03 mol; nCaCO3 (3) = 0,02 mol.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O        (1)

0,03                         0,03 (mol)

2CO2 + Ca(OH)2→ Ca(HCO3)2                (2)

0,04                          0,02 (mol)

Ca(HCO3)2 t0 CaCO3 ↓ + CO+ H2O       (3)

    0,02                                               0,02 (mol)

Từ (1), (2) và (3) => nCO2 = a = 0,03 + 0,04 = 0,07 (mol).

Đáp án C

Lý thuyết Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

1. Kim loại kiềm và kiềm thổ.

2. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm.

- NaOH: là bazơ mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.

- NaHCO3: tác dụng được với axit và kiềm.

- Na2CO3: là muối của axit yếu, có đầy đủ tính chất chung của muối.

- KNO3:                2KNO3        2KNO+ O2

3. Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ

- Ca(OH)2: là  bazơ mạnh.

- CaCO3:               CaCO3            CaO + CO2

- Ca(HCO3)3:          Ca(HCO3)3         CaCO3 + CO+ H2O

- CaSO4: tùy theo lượng nước kết tinh có trong tinh thể ta có; thạch cao sống (CaSO4.2H2O); thạch cao nung (CaSO4. H2O); thạch cao khan (CaSO4).

4. Nước cứng

- Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+, nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên.

- Phân loại:

   + Nước cứng có tính cứng tạm thời: chứa Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.

   + Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu: chứa các muối clorua và sunfat của canxi và magie.

   + Nước cứng có tính cứng toàn phần: có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.

- Cách làm mềm nước cứng: phương pháp kết tủa và phương pháp trao đổi ion.

Đánh giá

0

0 đánh giá