Giải SGK HĐTN lớp 10 Chủ đề 1 (Cánh diều): Xây dựng nhà trường

10.5 K

Lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường sách Cánh diều hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập môn HĐTN lớp 10.

Giải bài tập HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường

Hoạt động 1 trang 7 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu về truyền thống và hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

Câu 1 trang 7 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những truyền thống của nhà trường theo gợi ý:

+ Truyền thống dạy tốt, học tốt

+ Truyền thống hoạt động của Đoàn Thanh niên, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao

+ Truyền thống tương thân tương ái

Phương pháp giải:

Em tự tìm hiểu và dựa vào gợi ý để nêu những truyền thống của nhà trường – nơi mình đang học tập và rèn luyện

Trả lời:

Những truyền thống của nhà trường:

+ Truyền thống trường học thân thiện, học sinh tích cực

+ Truyền thống học sinh, giáo viên thân thiện, sáng tạo, năng động

+ Truyền thống Uống nước nhớ nguồn

+ Truyền thống yêu nước

Câu 2 trang 7 HĐTN lớp 10: Chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo gợi ý:

+ Kể tên các hoạt động em đã tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.

+ Nêu các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường: tham quan phòng truyền thống của nhà trường; truyền thông về tấm gương giáo viên, học sinh tiêu biểu; thiết kế áp phích về nhà trường với chủ đề “Niềm tự hào trong tôi”; tổ chức hội thi tìm hiểu về lịch sử nhà trường…

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ: bài viết, video, tập san…

Phương pháp giải:

Em chia sẻ các hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường mà mình đã tham gia hoặc được chứng kiến, tìm hiểu

  • Tên hoạt động em tham gia là gì?

  • Em làm gì để góp phần phát huy truyền thống nhà trường.

  • Hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường như thế nào?

  • Hình thức em chia sẻ là hình thức nào?

Trả lời:

+ Những hoạt động em tham gia để góp phần phát huy truyền thống nhà trường:

- Tham gia phong trào “ Học tập và làm việc theo tấm gương Hồ Chí Minh”.

- Tìm đọc tài liệu nói về truyền thống và phong tục, tập quán của trường.

- Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường xung quanh trường học cùng Đoàn Thanh niên trường.

+ Các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường:

- Tổ chức cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng nhằm nâng cao thể chất, tinh thần cho học sinh, giáo viên trong trường.

- Sân khấu hóa, hội thi, hội diễn về các truyền thống nhà trường.

- Tổ chức chuyên mục sinh hoạt đầu tuần, mít tinh kỷ niệm, gặp mặt truyền thống, các cuộc thi tìm hiểu, tổ chức các cuộc du khảo “Về nguồn”, hội diễn văn nghệ...

+ Lựa chọn hình thức chia sẻ:

Ví dụ: Tập san chào mừng 20/11 – Tri ân thầy cô:

QUẢ NGỌT

     Tháng 11 về - Tháng của mùa thu, tháng của mùa nhớ. Mỗi độ thu sang, tôi thường đứng một mình nơi góc sân trường, lặng ngắm những vòm cây dần ngả vàng mà bâng khuâng hồi nhớ những ngày đã xa… Nhưng có lẽ tháng 11 năm nay thật khác. Vẫn mùa thu ấy, nhưng là một sự cảm động đến nghẹn lời. Hai tháng qua là những ngày tôi thực sự được “sống”. Bóng dáng người thầy, người cô trên bục giảng mỗi sớm, mỗi chiều luôn thường trực trong tâm trí tôi. Thầy cô là “ánh sáng” soi đường chỉ lối cho bao thế hệ học trò, là những người lái đò thầm lặng, bền bỉ, là những người bạn  tâm tình,  sẻ chia những rung cảm của tuổi mới lớn. Là những người kiên trì, nhẫn nại trước những sự nghịch ngợm của học trò, là những người “khơi gợi hy vọng, thổi bùng trí tưởng tượng và thấm nhuần niềm đam mê học hỏi” (Brad Henry), vươn tới chinh phục những tầm cao kiếm tìm cho mình một tầm vóc mới, và là những người không bao giờ bỏ lỡ chuyến đò sang sông.Trân trọng và cảm ơn nhắn gửi tới người thầy, người cô tận tụy và tràn đầy nhiệt huyết ấy. Cho chúng em  một nền tảng tri thức vững chãi, hữu ích.  Cho chúng em khao khát  sống hướng thiện, biết yêu thương, đồng cảm và sẻ chia. Cho chúng em biết ước mơ, biết phấn đấu để chinh phục những đỉnh cao, những thành công mới... Cảm ơn Người đã thắp lửa tâm hồn và trái tim!

                  “Người thầy trung bình chỉ biết nói

                   Người thầy giỏi chỉ biết giải thích

                   Người thầy xuất chúng chỉ biết minh họa

                   Người thầy vĩ đại biết cách truyền càm hứng.” …

                                                                           (William A. Ward )

Câu 3 trang 7 HĐTN lớp 10: Nêu cảm nhận về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của chính bản thân em về các hình thức thực hiện hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường.

- Hình thức thực hiện hoạt động truyền thống nhà trường có ý nghĩa như nào với học sinh?

- Các hình thức được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

+ Cách thức thực hiện giáo dục truyền thống nhà trường đã mang lại nhiều kết quả to lớn trong công cuộc phát huy những nét đẹp của trường lớp tới học sinh, giáo viên.

+ Điều này đã góp phần gìn giữ và phát triển hơn nữa những truyền thống tốt đẹp này trong tương lai.

+ Các cách thức thực hiện trên đã thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong việc giáo dục và rèn luyện tại các môi trường giáo dục.

Hoạt động 2 trang 8 HĐTN lớp 10: Tìm hiểu về giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện

Câu 1 trang 8 HĐTN lớp 10: Xác định những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn:

Gợi ý:

Tự tin

Thân thiện

  •  Phát biểu, chia sẻ ý kiến khi thảo luận nhóm
  •  Nhìn vào người nghe khi giao tiếp
  • Thể hiện khả năng của bản thân trước mọi người
  •    …
  • Tươi cười với mọi người
  •  Hòa đồng, không phân biệt đối xử
  •  Tham gia hoạt động chung cùng các bạn

Phương pháp giải:

Em hãy nêu ra những biểu hiện hiện của giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn xảy ra ngay trong môi trường học tập của mình.

- Thái độ, hành động khi giao tiếp như nào?

- Có cách ứng xử như nào trong giao tiếp?

Trả lời:

+ Những biểu hiện của giao tiếp ứng xử tự tin:

- Giao tiếp bằng mắt càng nhiều càng tốt

- Mạnh dạn giơ tay phát biểu ý kiến, đưa ra quan điểm của mình về vấn đề đang được thảo luận với bạn bè, thầy cô

- Phát biểu bình tĩnh, dõng dạc, không run rẩy hay ấp úng

- Không ngại tiếp xúc với người khác,  chủ động bắt chuyện với thầy cô, bạn bè.

+ Những biểu hiện của giao tiếp, ứng xử thân thiện:

- Biết lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi

- Biết cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể phù hợp

- Linh hoạt, năng nổ trong giao tiếp.

Câu 2 trang 8 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những khó khăn của bản thân trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và các bạn.

Phương pháp giải:

Chia sẻ những khó khăn của chính bản thân em trong việc giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô hàng ngày:

- Tâm lý giao tiếp của em như nào khi giao tiếp?

- Thói quen giao tiếp ra làm sao?

Trả lời:

Những khó khăn của em trong giao tiếp, ứng xử tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè:

+ Tâm lý giao tiếp: trong giao tiếp, đôi khi em gặp phải những xung đột, bất đồng ý kiến với bạn bè, gây ra trạng thái tức giận, nói ra những lời khó nghe

+ Thói quen ngại giao tiếp khi ở những nơi công cộng đông người, ở một môi trường mới, khó bắt chuyện với người khác

Câu 3 trang 8 HĐTN lớp 10: Thảo luận về cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử.

Gợi ý:

+ Chủ động kết bạn, tham gia các hoạt động chung

+ Chủ động tham gia nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè

+ Đọc sách, báo… để nâng cao hiểu biết

+ Luyện nói với âm lượng vừa phải, rõ ràng, lưu loát, tươi vui

Phương pháp giải:

Em tìm về các cách  thức để rèn luyện tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử mà mình thực hiện hàng ngày:

- Khi giao tiếp, em có thái độ, lời nói, trang phục như nào?

- Chú ý vào điểm gì để gây thiện cảm và ấn tượng với mọi người?

Trả lời:

Cách thức rèn luyện để tự tin và thân thiện trong giao tiếp, ứng xử:

+ Tập trung vào mục đích giao tiếp, tránh nói vòng vo lan man, dài dòng

+ Chú ý phát huy điểm mạnh của bản thân và chia sẻ niềm đam mê của mình với mọi người

+ Chú ý đến trang phục: ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp với bản thân để tạo thiện cảm cho mọi người.

Hoạt động 3 trang 9 HĐTN lớp 10: Thực hiện nội quy trường, lớp

Câu 1 trang 9 HĐTN lớp 10: Xây dựng nội quy, quy định của trường lớp.

HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 1)HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 2)

Phương pháp giải:

Em hãy tìm hiểu về nội quy của lớp mình sau đó lựa chọn cách thức thể hiện nội quy đó và cam kết thực hiện nội quy đó như thế nào?

- Nội quy lớp học bao gồm những điều gì?

- Cách thức thể hiện như thế nào?

- Em cam kết thực hiện nội quy đó như nào?

Trả lời:

+ Thảo luận về nội dung nội quy:

- Hãy đến lớp đúng giờ

- Tôn trọng giáo viên của bạn

- Đừng quên kiểm tra bài cũ

- Giơ tay lên, bạn sẽ được phát biểu

- Khi ai đó đang nói, hãy lắng nghe

- Hòa đồng với bạn bè

- Bảo vệ tài sản chung, tiết kiệm năng lượng

- Chỉ rời khỏi lớp học khi được phép

+ Lựa chọn cách thức thể hiện:

+ Cam kết thực hiện nội quy:

HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 3)Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của lớp học cũng như của nhà trường.

Câu 2 trang 9 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy trường, lớp và đề xuất cách thức rèn luyện để thực hiện tốt nội quy.

Phương pháp giải:

Em hãy chia sẻ những thuận lợi, khó khăn mà mình gặp phải khi thực hiện nội quy trường, lớp, từ đó đưa ra những cách thức rèn luyện mà em đã làm để thực hiện tốt nội quy đó:

- Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nội quy là gì?

- Cách thức rèn luyện nội quy đó ra sao?

Trả lời:

+ Những thuận lợi khi thực hiện nội quy trường, lớp:

- Nội quy được đưa ra dựa trên yêu cầu rèn luyện, mục đích học tập của học sinh nên dễ thực hiện

- Ngôn ngữ, câu văn, hàm ý súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu giúp học sinh nhớ lâu hơn

+ Những khó khăn khi thực hiện nội quy trường, lớp:

- Một số nội quy quá cứng nhắc, chưa linh hoạt khiến cho học sinh khó thực hiện hoặc thực hiện một cách chống đối

- Nhiều nội quy không còn phù hợp với môi trường hiện có khiến việc thực hiện nội quy của học sinh chưa được hiệu quả

+ Cách thức rèn luyện để thực hiện tốt nội quy đó:

- Luôn có ý thức nghiêm túc và trách nhiệm khi thực hiện nội quy

- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích bạn bè cùng nghiêm túc thực hiện.

Câu 3 trang 9 HĐTN lớp 10: Thực hiện các biện pháp rèn luyện đã đề xuất và chia sẻ kết quả thực hiện.

Phương pháp giải:

Em hãy thực hiện các biện pháp mình vừa đưa ra, từ đó thực hiện và chia sẻ kết quả mà mình đã thực hiện:

- Việc học tập và rèn luyện của em đạt kết quả như nào?

- Trước mỗi công việc em có thái độ như nào?

- Nếp sống, thói quen sinh hoạt thay đổi ra sao?

Trả lời:

Những kết quả sau khi thực hiện biện pháp rèn luyện đã đề xuất:

+ Học tập và rèn luyện có hiệu quả, năng suất hơn

+ Chủ động hơn trong mọi công việc

+ Có nếp sống, sinh hoạt, học tập rèn luyện quy củ, nề nếp hơn.

Hoạt động 4 trang 10 HĐTN lớp 10: Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục

Câu 1 trang 10 HĐTN lớp 10: Lựa chọn truyền thống nhà trường phù hợp để xây dựng kế hoạch giáo dục.

Gợi ý:

HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 4)HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 5)

Phương pháp giải:

Em lựa chọn truyền thống nhà trường – nơi mình đang học tập và rèn luyện để xây dựng kế hoạch giáo dục:

+ Em lựa chọn truyền thống nào của nhà trường để xây dựng kế hoạch?

+ Mục tiêu của kế hoạch đó như thế nào ?

+ Nội dung giáo dục truyền thống đó được đề xuất ra sao?

+ Hình thức tổ chức diễn ra ở đâu ?

+ Phân công nhiệm vụ theo nhóm hay theo từng cá nhân?

+ Thời gian, địa điểm kế hoạch sẽ diễn ra như thế nào?

+ Kết quả dự kiến sẽ đạt được những gì?

Trả lời:

Kế hoạch giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo”:

+ Mục tiêu: Học sinh biết quý trọng thầy, cô giáo, thế hệ đi trước đã có công lao dạy dỗ, trao truyền kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho mình; tích cực, chủ động trong học tập.

+ Nội dung giáo dục:

- Quá trình gìn giữ, phát huy truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” của các thế hệ học sinh

- Những biểu hiện của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” 

- Giá trị của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đối với sự phát triển của nhà trường.

- Cách thức giữ gìn, phát huy truyền thống đó.

+ Hình thức tổ chức:

- Biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11

- Thi vẽ về thầy cô giáo

- Thi cắm hoa

+ Phân công nhiệm vụ:

- Nhóm 1: Tìm kiếm các hoạt động, sự kiện, hành vi của học sinh thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong nhà trường;

- Nhóm 2: sưu tầm hình ảnh thể hiện sự thi đua trong học tập; 

- Nhóm 3: trao đổi và đưa ra những biện pháp, cách thức, những việc học sinh nên thực hiện, rèn luyện để giữ gìn truyền thống.

+ Thời gian: Giờ chào cờ tuần tiếp theo

+ Địa điểm: Hội trường lớn nhà B8

+ Kết quả:

- Học sinh tăng thêm hiểu biết về truyền thống của nhà trường

- Có thái độ, hành vi ứng xử thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 6)

Câu 2 trang 11 HĐTN lớp 10: Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống nhà trường và chia sẻ kết quả của hoạt động này.

Gợi ý:

+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã tổ chức;

+ Mức độ tích cực tham gia của bản thân và các bạn;

+ Những kinh nghiệm thu được.

Phương pháp giải:

+ Thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống của nhà trường đã tổ chức từ đó đưa ra những kết quả đã đạt được từ hoạt động này.

- Đánh giá ý thức, thái độ của bản thân em và các bạn: Mọi người có tham gia đầy đủ hay không? Thái độ của mọi người là vui vẻ hay thất vọng?

- Sau khi thực hiện kế hoạch, em  và các bạn nhận được bài học, kinh nghiệm gì?

- Hoạt động đó mang đến những khía cạnh tích cực gì cần phát huy và hạn chế nào cần khắc phục hay không?

- Sau khi thực hiện kế hoạch em và các bạn đã rút ra được bài học, kinh nghiệm gì cho mình?

Trả lời:

Sau khi thực hiện kế hoạch giáo dục truyền thống “Tôn sư trọng đạo” nhằm tri ân thầy cô giáo nhân ngày 20/11, em đã rút ra được một số kết quả như sau:

+ Mặt tích cực:

- Kế hoạch diễn ra hết sức thành công, có sự chuẩn bị khá chu đáo, tươm tất, quy trình diễn ra chuyên nghiệp

- Toàn trường hầu hết tham gia đầy đủ hoạt động và thực hiện nghiêm túc  kế hoạch mà nhà trường đưa ra.

- Các bạn học sinh tích cực, hăng hái, phấn khởi thi đua học tập tốt, rèn luyện đạo đức nhằm tri ân đến thầy cô giáo.

- Hoạt động này đã giúp em và các bạn có thêm động lực phấn đấu học tập và rèn luyện đạo đức, đồng thời ý thức được trách nhiệm cũng như thái độ của mình trước thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đem con chữ đến với bao thế hệ học sinh.

+ Mặt hạn chế:

- Bên cạnh các bạn tích cực tham gia hoạt động, vẫn còn một số bạn chưa có tinh thần tích cực đóng góp và tham gia vào hoạt động của trường: còn chểnh mảng trong việc học, ý thức thực hiện nội quy nhà trường chưa tốt…

- Khâu kĩ thuật về âm thanh khi tổ chức hoạt động đôi khi còn trục trặc.

Câu 3 trang 11 HĐTN lớp 10:: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã thực hiện.

Gợi ý:

+ Đối với bản thân:

- Nâng cao hiểu biết về nhà trường

- Tăng thêm sự yêu quý, gắn bó với thầy cô, các bạn;

- Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể;

- …

+ Đối với nhà trường:

- Giữ vững truyền thống tốt đẹp;

- Góp phần xây dựng và phát triển nhà trường;

- …

Phương pháp giải:

+ Đánh giá hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường theo cảm nhận của em:

- Hoạt động đó đã mang ý nghĩa và bài học gì cho em?

- Sau khi tham gia hoạt động em thấy mình cần có trách nhiệm gì với nhà trường và kinh nghiệm gì trong việc tổ chức các hoạt động khác?

- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống đem lại ý nghĩa gì cho nhà trường? 

Trả lời:

Hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã mang đến nhiều ý nghĩa:

+ Đối với bản thân:

- Cảm thấy tự hào hơn về ngôi trường mình đang học tập, để ý thức trong học tập và rèn luyện, làm sao xứng với tên tuổi của ngôi trường.

- Tự xây dựng cho mình sự tự giác, trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ hình ảnh ngôi trường.

+ Đối với nhà trường:

- Gắn kết tình cảm, sự gắn bó, thân thiết giữa học sinh và giáo viên trong trường.

- Tổ chức hoạt động giáo dục truyền thống còn là cách nhắc lại cho học sinh về lịch sử của dân tộc.

Hoạt động 5 trang 11 HĐTN lớp 10: Thực hiện biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung

Câu 1 trang 11 HĐTN lớp 10: Trao đổi những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung.

Gợi ý:

+ Khuyến khích các bạn đề xuất ý tưởng, cách thức thực hiện hoạt động

+ Thuyết phục các bạn tham gia hoạt động chung

+ Chủ động chia sẻ kiến thức, kĩ năng có được từ các hoạt động chung với các bạn

+ Phân công nhiệm vụ phù hợp với khả năng, sở thích của các bạn

+ Tích cực tham gia các hoạt động chung, cởi mở, thân thiện với các bạn để làm gương

+ Hỗ trợ các bạn trong quá trình cùng tham gia hoạt động

Phương pháp giải:

Trao đổi những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung thông qua kinh nghiệm em đã từng làm  và suy nghĩ của em cho là hợp lý:

- Để thu hút các bạn tham gia các hoạt động chung em đã sử dụng lời nói, lý lẽ như nào để thuyết phục họ

- Các chương trình gì đã được tổ chức nhằm thay đổi suy nghĩ, thái độ của các bạn với hoạt động chung?

Trả lời:

Những biện pháp thu hút các bạn tham gia hoạt động chung:

+ Đẩy mạnh công truyền thông, giao lưu trò chuyện cùng các bạn nhằm giúp họ tự tin và có năng lượng tích cực trong việc tham gia hoạt động chung.

+ Tổ chức các diễn đàn dành cho các bạn để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ và trao đổi những vấn đề liên quan đến hoạt động chung.

+ Có hình thức thi đua khen thưởng đối với các bạn làm tốt hoạt động chung.

Câu 2 trang 11 HĐTN lớp 10: Thực hiện các biện pháp phù hợp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung trong những tình huống sau:

Tình huống 1: Đoàn trường tổ chức hội diễn văn nghệ. Một số bạn có khả năng nhưng tỏ ý không muốn tham gia.

Tình huống 2: Em và các bạn trong tổ tham gia một dự án học tập. Khi nhóm trưởng phân công nhiệm vụ, một số bạn không hợp tác thực hiện.

Phương pháp giải:

Ở mỗi tình huống em cần phân tích:

- Hoàn cảnh của tình huống đó như nào?

- Các bạn có thái độ ra sao trước các hoạt động chung?

- Từ đó đưa ra các biện pháp, hình thức giải quyết phù hợp: Cần có lý lẽ, giải thích, ngôn từ thuyết phục như nào? Cách thức để thu hút các bạn: truyền thông, tọa đàm hay khen thưởng…

Trả lời:

Biện pháp để thu hút các bạn tham gia hoạt động chung:

Tình huống 1: 

+ Trò chuyện, lắng nghe, hỏi han để tìm ra nguyên nhân vì sao các bạn không muốn tham gia hoạt động.

+ Đưa ra lời khuyên, lời giải thích và những lợi ích khi tham gia hoạt động để thuyết phục các bạn thay đổi suy nghĩ.

+ Khi tham gia hoạt động các bạn có thể nhận được nhiều lợi ích như: rèn luyện sự tự tin, bộc lộ khả năng của mình, được giao lưu với bạn bè, anh chị, thầy cô trong trường…

Tình huống 2:

+  Tìm hiểu nguyên nhân vì sao các bạn không hợp tác cùng làm việc: 

- Nguyên nhân có thể do nhóm trưởng phân chia việc phù hợp với năng lực, khả năng, trình độ của bạn đó dẫn đến rào cản trong quá trình làm việc. Trong trường hợp này nhóm cần phân chia lại công việc sao cho phù hợp.

- Nguyên nhân khác có thể do bạn tự ti, chưa tự tin bộc lộ khả năng, quan điểm của mình. Trường hợp này các bạn trong nhóm cần trò chuyện, chia sẻ, cởi mở với nhau nhiều hơn để các bạn không còn mắc rào cản trong giao tiếp trong quá trình làm việc.

+ Nếu sau khi nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân mà các bạn vẫn ỷ lại, không có ý hợp tác trong quá trình làm việc nhóm cần đưa ra hình thức thưởng phạt rõ ràng để điểm số và việc làm của mọi người trong nhóm được bình đẳng.

Hoạt động 6 trang 12 HĐTN lớp 10: Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

Câu 1 trang 12 HĐTN lớp 10: Trao đổi về các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Gợi ý:

HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 7)HĐTN lớp 10 Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường | Cánh diều (ảnh 8)

+ Kể tên các chủ đề hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

+ Nêu những hoạt động của Đoàn trường để hưởng ứng chủ đề của các năm

Ví dụ: Năm 2020, Đoàn trường A phát động tham gia cuộc thi “Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.”

Phương pháp giải:

+ Em hãy tìm hiểu và kể tên một số hoạt động của Đoàn Thanh niên trong những năm qua: Chủ đề năm bao nhiêu? Tên chủ đề là gì? 

+ Từ đó nêu một số hoạt động của Đoàn trường mình đã phát động để hưởng ứng chủ đề năm đó: Trường đã tổ chức hoạt động gì để hưởng ứng chủ đề năm: tọa đàm, tổ chức các cuộc thi, tuyên truyền qua website, …

Trả lời:

+ Các chủ đề hoạt động theo năm của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:

- Năm 2021: “Thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp”

- Năm 2022: Khởi động Tháng Thanh niên “Tuổi trẻ sáng tạo”

+ Những hoạt động của Đoàn trường để hưởng ứng chủ đề của năm:

Ví dụ: 

+ Năm 2019, Đoàn trường C tổ chức chương trình “Tiếp sức mùa thi”; Chiến dịch “Mùa hè xanh”…

+ Năm 2021, Đoàn trường B phát động tham gia chương trình tuyên truyền, phổ biến các cơ chế chính sách về phát triển kinh tế, khởi nghiệp, lập nghiệp, những mô hình mới, cách làm sáng tạo, những tập thể, cá nhân tiêu biểu... thông qua website, fanpage và trên các trang mạng xã hội...

Câu 2 trang 13 HĐTN lớp 10: Đề xuất một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm.

Phương pháp giải:

Dựa vào chủ đề chính của năm, đưa ra một số hoạt động Đoàn phù hợp:

+ Tìm hiểu chủ đề năm của Đoàn là gì?

+ Phân tích những yếu tố liên quan mà chủ đề đó hướng tới

+ Đề xuất hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề đó.

Trả lời:

Một số hoạt động Đoàn phù hợp với chủ đề của năm: 

Ví dụ: Hoạt động đoàn với chủ đề năm “Năm thanh niên tình nguyện”

+ Thăm tặng quà cho gia đình người có công, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thành tích xuất sắc trong học tập

+ Hiến máu tình nguyện

+ Ra quân vệ sinh môi trường và gắn biển công trình thanh niên

+ Tình nguyện giúp xây mới, sửa chữa nhà cho người có công với cách mạng.

Câu 3 trang 13 HĐTN lớp 10: Thảo luận về cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động của Đoàn.

Cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động của Đoàn theo gợi ý:

+ Xây dựng các chương trình đáp ứng nhu cầu thiết thực của học sinh;

+ Đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức tuyên truyền;

+ Xây dựng đội ngũ Ban chấp hành chi đoàn năng động, tâm huyết, đặc biệt là Bí thư chi đoàn;

+ Nâng cao nhận thức của đoàn viên, thanh niên về vai trò của tổ chức Đoàn, ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động phong trào khác;

+ Tổ chức các diễn đàn cho học sinh để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, thanh niên và trao đổi những vấn đề liên quan đến công tác thanh niên… 

Phương pháp giải:

Đưa ra các cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động của Đoàn:

+ Khi tham gia hoạt động Đoàn, đoàn viên được nhận những lợi ích, kỹ năng gì?

+ Đoàn đã phối hợp với các tổ chức xã hội khác tổ chức chương trình, phong trào gì để thu hút đoàn viên?

Trả lời:

Các cách thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia hoạt động của Đoàn:

+ Tuyên truyền cho đoàn viên, thanh niên về chủ trương, mục tiêu và lợi ích khi tham gia hoạt động của Đoàn: được nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng tổ chức, xử lý tình huống…

+ Tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ, thể thao gắn với những ngày lễ, ngày kỷ niệm nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho đoàn viên thanh niên.

Câu 4 trang 13 HĐTN lớp 10: Trao đổi những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng cho năm học.

Phương pháp giải:

Từ thực tế em đã được trải nghiệm, cảm nhận khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn đã xây dựng, nêu lên những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục:

+ Thuận lợi: Hoạt động Đoàn được quan tâm như thế nào? Kỹ năng nghiệp vụ cán bộ đoàn ra sao? Công tác tuyên truyền vận động được diễn ra như thế nào?

+ Khó khăn: Kinh phí? Chất lượng, số lượng đoàn viên tham gia hoạt động như thế nào?

+ Biện pháp khắc phục: dựa vào tình hình khó khăn để đưa ra những biện pháp khắc phục phù hợp.

Trả lời:

Những thuận lợi, khó khăn và những biện pháp khắc phục khi thực hiện kế hoạch hoạt động Đoàn:

* Thuận lợi:

- Tổ chức cơ sở đoàn luôn được sự quan tâm của tổ chức Đoàn cấp trên, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể và các ban ngành có liên quan

- Cán bộ đoàn nhiệt tình, năng động, tích cực sáng tạo thực hiện tốt nhiệm vụ công tác đoàn

- Công tác tuyên truyền, vận động thanh niên được triển khai thường xuyên.

* Khó khăn:

- Kinh phí hoạt động còn hạn chế

- Một số đoàn viên chưa thực sự tích cực trong các hoạt động của Đoàn

* Biện pháp khắc phục:

- Tổ chức cơ sở đoàn cần đoàn kết tập hợp thanh niên, hướng thanh niên vào các hoạt động của tổ chức đoàn, qua các hoạt động thực tiễn, bồi dưỡng, rèn luyện đoàn viên, thanh niên về lý tưởng cách mạng đạo đức, lối sống,…

- Duy trì và thường xuyên cải tiến hình thức sinh hoạt đoàn

- Xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu.

Câu 5 trang 13 HĐTN lớp 10: Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong năm học và chia sẻ kết quả đạt được.

Phương pháp giải:

Thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên trong năm học từ đó chia sẻ kết quả em và các bạn đã đạt được:

+ Nhận thức và hành động của đoàn viên được nâng cao như nào?

+ Môi trường học tập và rèn luyện từ các hoạt động đó được tổ chức như nào, thu hút các bạn ra sao?

+ Em rút ra được bài học, kinh nghiệm gì từ hoạt động đó?

Trả lời:

Những kết quả đạt được sau khi thực hiện các hoạt động theo chủ đề của Đoàn:

+ Nhận thức của đội ngũ cán bộ Đoàn và đoàn viên với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được nâng lên. Học và làm theo lời Bác dần trở thành việc làm thường xuyên, liên tục, trở thành việc làm tự giác, có ý thức của số đông đoàn viên.

+ Tạo môi trường học tập và rèn luyện lành mạnh, các hoạt động hấp dẫn, thu hút tập hợp thanh niên

+ Củng cố vững chắc các kỹ năng cơ bản được rèn luyện từ hoạt động , từ đó phát triển các năng lực tự hoàn thiện; năng lực giao tiếp ứng xử; năng lực thích ứng; năng lực hoạt động chính trị xã hội; năng lực tổ chức quản lý; năng lực hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Hoạt động 7 trang 13 HĐTN lớp 10: Rèn luyện sự tự tin, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử

Câu 1 trang 13 HĐTN lớp 10: Đề xuất các ứng xử tự tin, thân thiện trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Trong buổi sinh hoạt lớp đầu năm học, cô giáo tổ chức bầu ban cán sự lớp và hỏi có bạn nào xung phong không. Linh đã làm lớp trưởng nhiều năm liền và thấy mình có kinh nghiệm nhưng không dám tự ứng cử.

Tình huống 2: Nam có năng khiếu và học tốt môn Tiếng Anh. Vì vậy, thầy giáo và các bạn trong lớp đề cử Nam tham gia đội tuyển môn Tiếng Anh của trường. Nam cảm thấy băn khoăn, lo lắng nên ngập ngừng chưa trả lời.

Tình huống 3: Ngày đầu nhận lớp, Bảo nhìn quanh và chỉ thấy có mỗi Nga là bạn cũ, còn lại toàn là bạn mới. Bảo muốn làm quen với các bạn nhưng chưa bắt đầu thế nào. 

Phương pháp giải:

Dựa vào tùy từng tình huống để đưa ra các cách ứng xử phù hợp:

+ Phân tích tình huống: Nhân vật có tính cách như nào? Khả năng ra sao? Đang có nhu cầu, mong muốn hay trở ngại gì?

+ Từ đó đưa ra lời khuyên, lời phân tích và khuyên nhủ giải quyết tình huống phù hợp

Trả lời:

Tình huống 1:

+ Chủ động hỏi han, trò chuyện và hỏi nguyên nhân vì sao Linh không dám ứng cử? 

+ Khích lệ, động viên bạn để Linh có thêm sự tự tin ứng cử vị trí đó

+ Chủ động đề cử Linh với cô giáo để cô và các bạn trong lớp xét duyệt.

Tình huống 2:

+ Nếu là một người bạn trong lớp học cùng Nam em sẽ chủ động đến hỏi han, quan tâm bạn: Chia sẻ lo lắng, băn khoăn mà bạn đang vướng mắc

+ Phối hợp cùng bạn bè, thầy giáo khuyên nhủ, động viên Nam bước ra khỏi rào cản bản thân để phát triển bản thân.

Tình huống 3: 

+ Nếu là Bảo em sẽ chủ động đến bắt chuyện với các bạn bằng cách:

- Hỏi các bạn năm trước học ở lớp nào?

- Luôn có thái độ cởi mở, vui vẻ, quan tâm khi trò chuyện.  

Câu 2 trang 14 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn.

Phương pháp giải:

Chia sẻ những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, khi giao tiếp ứng xử với thầy cô và các bạn: 

+ Trong khi giao tiếp em có thái độ, hành động gì để thể hiện sự tôn trọng với người giao tiếp

+ Ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ em như nào? 

+ Suy nghĩ, tư duy của em như thế nào trong khi giao tiếp?

Trả lời:

Những việc em đã làm để rèn luyện sự tự tin, thân thiện khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô và các bạn:

+ Lắng nghe tích cực khi giao tiếp: thể hiện sự tương tác và tôn trọng với người đang cùng mình trò chuyện.

+ Quan sát và kết hợp ngôn ngữ cơ thể: Kết hợp khả năng quan sát và ngôn ngữ cơ thể khi giao tiếp giúp người đối diện cảm thấy gần gũi và thân thiện hơn.

+ Trang bị, rèn luyện cho mình tư duy cởi mở, chia sẻ câu chuyện, kiến thức mình có.

Hoạt động 8 trang 14 HĐTN lớp 10: Phát huy giá trị tích cực của các hoạt động xây dựng nhà trường

Câu 1 trang 14 HĐTN lớp 10: Ghi lại những hoạt động chung mà các em đã tham gia để xây dựng nhà trường.

Gợi ý:

+ Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường

+ Những hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

+ Những hành vi, việc làm tốt khi thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp

Phương pháp giải:

+ Tìm hiểu các hoạt động chung được tổ chức, phát động trong nhà trường

+ Kể tên các hành vi, việc làm mà em đã tham gia.

Trả lời:

+ Các hoạt động chung được tổ chức, phát động trong nhà trường:

- Những hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường: Tôn sư trọng đạo; Uống nước nhớ nguồn; Truyền thống yêu nước…

- Những hoạt động theo chủ đề của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: chương trình hiến máu tình nguyện; Trồng cây gây rừng; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…

+ Những hành vi, việc làm tốt mà em đã tham gia xây dựng nhà trường:

- Tích cực học tập và rèn luyện, thể hiện sự kính trọng của mình với thầy cô giáo để hưởng ứng phong trào “ Tôn sư trọng đạo” chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Tham gia chương trình “ Hiến máu tình nguyện”

- Cùng Đoàn Thanh niên tham gia phong trào giữ gìn vệ sinh chung môi trường xung quanh mình.

Câu 2 trang 15 HĐTN lớp 10: Chia sẻ những kỉ niệm, cảm xúc tích cực của em khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè.

Phương pháp giải:

Những kỉ niệm, cảm xúc của em khi giao tiếp tự tin, thân thiện với thầy cô và bạn bè:

+ Kỉ niệm: Diễn ra khi nào ? Ở đâu ? Cùng với ai ? Em rút ra được bài học gì từ kỉ niệm đó

+ Cảm xúc: Vui vẻ, ngại ngùng, hạnh phúc,…

Trả lời:

     Nhân lúc soạn lại tủ sách cũ để sắp xếp góc học tập cho niên học mới khi bước vào lớp 10, em làm rơi ra một tấm ảnh kỉ niệm năm lớp một, chụp cùng bè bạn ngày lãnh thưởng cuối năm. Nhìn gương mặt ngây thơ của em và các bạn trong ngày ấy… bao kỉ niệm ngày đầu tiên nhập học trường tiểu học lại trở về trong trí óc em, rõ ràng như một cuốn phim.

     Đó là một buổi sáng đầu tháng 9, em hồi hộp cùng mẹ đến trường. Đến lớp, người đông như hội. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả. 

     Em cảm thấy lạc lõng, cô đơn và ngại ngùng khi không quen ai ở môi trường mới. Tuy nhiên nhờ sự động viên, cởi mở và thân thiện của thầy cô giáo và bạn bè trong lớp, em đã tự tin trong giao tiếp với mọi người. 

     Khi đã dần quen với ngôi trường mới, được trò chuyện, học tập, vui chơi một cách thoải mái với bạn bè, thầy cô em cảm thấy thật hạnh phúc, cảm thấy yêu đời và trân trọng những mối quan hệ mình có.

Xem thêm các bài giải SGK Hoạt động trải nghiệm lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chủ đề 1: Xây dựng nhà trường

Chủ đề 2: Khám phá và phát triển bản thân

Chủ đề 3: Tư duy phản biện và tư duy tích cực

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình

Chủ đề 5: Tham gia xây dựng cộng đồng

Đánh giá

0

0 đánh giá