Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động

2.7 K

Với giải Bài 14 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử

Bài 14 trang 83 SBT Kinh tế Pháp luật 11Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de doa.

Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu có, hành vi đó phải chịu hậu quả như thế nào?

Lời giải:

- Hành vi của ông T cùng vợ của mình đi vận động, biếu quà và đe doạ bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V con trai mình là hành vi xâm phạm đến quyền bầu cử theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

- Hành vi của ông T tuỳ theo tính chất và mức độ có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 160 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017) “Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 1 năm”.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá