Sách bài tập KTPL 11 Bài 17 (Cánh diều): Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm | SBT Kinh tế Pháp luật 11 Cánh diều

2.1 K

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Kinh tế Pháp luật 11. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 1 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11Nội dung nào dưới đây nói về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Trong mọi trường hợp, không ai có quyền bắt người.

B. Không ai có quyền đe doạ người khác.

C. Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người.

D. Chỉ được bắt, giữ người khi có lệnh của cấp trên.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Bài 2 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11nh vi nào dưới đây là thực hiện đúng quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác?

A. Nói xấu người khác nhằm hạ uy tín của họ.

B. Bắt giữ người vì nghi cho người đó lấy trộm tài sản của mình.

C. Bắt người đang phạm tội quả tang.

D. Cãi nhau và đe doạ đánh người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Bài 3 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.

B. Khi nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.

C. Khi nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.

D. Khi công an cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể: Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như: có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

Bài 4 trang 94 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đối với người trong trường hợp nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt và giải đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Đối với người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt và giải đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất

Bài 5 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11nh vi nào dưới đây xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác?

A. Đe doạ đánh người khác.

B. Đánh người khác bị thương.

C. Giam giữ người trái phép.

D. Tự tiện bắt người.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Hành vi đánh người khác bị thương đã xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác

Bài 6 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

D. Quyền tự do về thân thể của công dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Đánh người gây thương tích là hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

Bài 7 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. Quyền được bảo đảm an toàn về uy tín của công dân.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Bài 8 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11Nội dung nào dưới đây nói về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?

A. Không ai được bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác.

B. Không ai được phê bình người khác ở nơi đông người.

C. Không ai được tố cáo người khác trước cơ quan nhà nước.

D. Không ai được đánh người gây thương tích.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Không ai được bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác là nội dung nói về quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân.

Bài 9 trang 95 SBT Kinh tế Pháp luật 11nh vi nào dưới đây là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân?

A. Đe doạ đánh người.

B. Đánh người gây thương tích phải điều trị.

C. Rủ nhiều người cùng đánh một người.

D. Đi xe không cẩn thận va quẹt vào người khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

- Hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân là: đánh người gây thương tích phải điều trị.

Bài 10 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 11Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền nhân thân của con người.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

C. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.

D. Quyền được pháp luật bảo vệ uy tín.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Bài 11 trang 96 SBT Kinh tế Pháp luật 11Đọc thông tin

Thông tin. Lên mạng xã hội đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác, một người đàn ông ở tỉnh D đã bị xử phạt 7 triệu đồng. Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh D cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính 7 triệu đồng đối với ông K (40 tuổi ở huyện M, tỉnh D) vì đăng tin bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Theo cơ quan công an, trước đó ông K đã sử dụng tài khoản mạng xã hội cá nhân đăng tải nhiều bài viết, hình ảnh liên quan đến ông H (38 tuổi, ở huyện M, tỉnh D) với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm nhằm buộc ông K phải trả số tiền 120 triệu đồng. Liên đến quan vụ việc này, ông H cho biết mình không vay mượn tiền của ông K. Số tiền đó là do mẹ ông H vay mẹ vợ ông K nhưng chưa trả. Làm việc với cơ quan chức năng, ông K thừa nhận việc đã sử dụng mạng xã hội để đăng tin, bài, hình ảnh xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông H, mục đích là để ép ông H phải trả nợ tiền thay cho mẹ. Hiện ông K đã nhận thức được hành vi sai trái và đã gỡ bỏ những bài viết có nội dung, hình ảnh xúc phạm ông K và cam kết không tái phạm.

Công an tỉnh D đã quyết định xử phạt ông K 7 triệu đồng theo Nghị định số 15 của Chính phủ năm 2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

a) Trong thông tin trên, ông K đã vi phạm quyền tự do cơ bản nào của công dân?

b) Hành vi vi phạm của ông K đã dẫn đến hậu quả gì cho ông K?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Trong thông tin trên, ông K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

♦ Yêu cầu b) Hậu quả:

+ Danh dự, nhân phẩm của ông H bị xâm phạm.

+ Bản thân ông K bị xử phạt hành chính 7 triệu đồng.

Bài 12 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11Chị Đào để xe máy trước cửa nhà rồi đi vào nhà, lên gác lấy đồ đạc. Khi chị xuống nhà, mở cửa thì xe chị không còn nữa. Nghe mấy người hàng xóm bảo có một người giống cậu Minh lấy. Chị Đào liền báo công an phường, khẳng định anh Minh lấy xe của mình. Công an phường tin chị Đào nên đã đến ngay nhà anh Minh để bắt và giữ anh trong phòng ở trụ sở công an phường

Theo em, trong trường hợp này việc làm của công an phường có vi phạm quyền của công dân không? Vì sao?

Lời giải:

- Việc làm của công an phường là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, vì theo quy định tại Điều 23 Hiến pháp năm 2013 “không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang”.

- Trong trường hợp này, anh Minh không bị bắt quả tang, không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, công an chỉ dựa vào những lời khai từ một phía mà bắt giam anh Minh. Hành vi của công an phường là hành vi trái pháp luật, xâm phạm thân thể của anh Minh.

Bài 13 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11Do đến hạn trả tiền thuê nhà mà S chưa trả cho ông M, ông M đã khoá cửa ngoài của phòng S đang ở, giam lỏng S trong phòng suốt 4 giờ. Sau đó, nhờ công an phường can thiệp, S mới được giái thoát. Ông M cho rằng, đây là nhà của ông thì ông có quyền khoá lại, không phải là nhốt S trong nhà.

a) Theo em, ông M có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân hay không? Vì sao?

b) Ông M có thể phải chịu hậu quả gì từ hành vi vi phạm của mình?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Ông M đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, vì theo khoản 2 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định”. Trong trường hợp này, ông M đã tự ý khoá cửa ngoài, giam S trong nhà. Đây là hành vi tự tiện giam giữ người, là hành vi trái pháp luật, xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của ông M có thể bị xử lí hình sự về “Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật” theo khoản 1 Điều 157 Bộ luật Hình sự, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Bài 14 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11A và B là phụ nữ cãi nhau với một người phụ nữ khác là C cùng thôn, rồi xông vào đánh C. D là anh em với A và B đi ngang qua tình cờ bắt gặp cảnh này nên đã xông vào đánh và chửi mắng chị C. D còn xúi giục người khác vào đánh, nhưng không ai làm theo. Một số người chứng kiến đã vào can ngăn, nhưng A không cho ai vào can ngăn và còn hăm doạ mọi người. Chị C bị đánh đau, phải nhập viện điều trị, kết quả bị tổn hại sức khoẻ là 8%.

a) Theo em, trong tình huống trên A, B và D đã xâm phạm đến quyền nào của chị C? Vì sao?

b) A, B và D sẽ phải nhận hậu quả như thế nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Trong tình huống trên A, B và D đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, vì đã cố ý đánh chị C gây thương tích phải điều trị.

♦ Yêu cầu b) A, B và D phải bị xử phạt tiền theo điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, với mức phạt là từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. Ngoài ra, ba người này còn phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho chị C theo mức độ chị C phải điều trị tại bệnh viện.

Bài 15 trang 97 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hai thanh niên chở nhau trên một chiếc xe máy, lạng lách, bấm còi inh ỏi để xin đường. Một anh thanh niên đi xe máy phía trước đã không nhường đường, vì đường phố chật hẹp, không còn chỗ nào để có thể nhường nữa. Hai bên cãi cọ nhau, rồi cả hai người đi cùng xe máy xông vào hành hung anh thanh niên đi một mình làm cho anh bị thương, phải đi điều trị ở bệnh viện.

a) Ở tình huống này, hành vi của hai thanh niên đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? Vì sao?

b) Hai người thanh niên có thể phải nhận hậu quả như thế nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Trong tình huống trên, hành vi của hai thanh niên xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, vì đã hành hung anh thanh niên đi một mình làm cho anh bị thương, phải đi điều trị ở bệnh viện.

♦ Yêu cầu b) Hai người thanh niên tuỳ theo mức độ mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự.

- Nếu đánh anh thanh niên ở mức độ nhẹ thì có thể phải bị xử phạt tiền theo điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình với mức phạt từ 5 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Ngoài ra, hai người thanh niên còn phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho anh N theo mức độ anh phải điều trị tại bệnh viện.

- Nếu anh thanh niên bị thương tích với tỉ lệ từ 11% trở lên thì hai người thanh niên có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm, hoặc ở mức cao hơn nữa theo Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

- Ngoài ra, hai người thanh niên còn phải bồi thường thiệt hại về sức khoẻ cho anh N theo mức độ anh thanh niên phải điều trị tại bệnh viện.

Bài 16 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 1Q là một cô gái trẻ, xinh đẹp và năng động, hiện đang kinh doanh trong ngành mĩ phẩm. Trong quá trình kinh doanh, Q có bất đồng với một người đồng nghiệp cũ tên là T. T thường xuyên nói xấu Q trên mạng xã hội. Q rất buồn về việc hằng ngày chứng kiến cảnh những thông tin không đúng sự thật về mình cứ bị lan truyền, chia sẻ cho nhiều người biết. Mặc dù đã cố tình phớt lờ việc bị nói xấu trên mạng, nhưng T ngày một quá quắt hơn và không hề có dấu hiệu dừng lại.

a) Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền nào của Q? Giải thích vì sao.

b) Q có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a) Hành vi của T đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của bà Q. Vì: Khoản 1 Điều 34 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Cá nhân có quyền yêu cầu Toà án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại”.

♦ Yêu cầu b) Trong tình huống, Q đang bị xâm phạm về danh dự, nhân phẩm nên Q có quyền làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền là toà án nhân dân để được giải quyết. Q còn có quyền yêu cầu bà T phải bồi thường thiệt hại do bị bà xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

Bài 17 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 11c gia đình ở khu dân cư X đã từ lâu vẫn có mối quan hệ hàng xóm tốt đẹp với nhau. Nhưng từ năm 2018 đến nay, có một gia đình mới đến ở thường gây chuyện với những gia đình xung quanh. Các gia đình trong khu dân cư thấy vậy đều rất khó chịu, nhưng mọi người bảo nhau nhường nhịn để không xảy ra to tiếng trong khu dân cư. Nhưng nhà hàng xóm mới ngày càng quá quắt. Một ngày, bà V hàng xóm mới và con trai của bà là M đã gây sự dẫn đến căng thẳng với bà Y nhà bên cạnh. Bà V và M đã mắng chửi, xúc phạm bà Y và gia đình hàng xóm bằng những từ ngữ rất thiếu văn hoá.

a) Bà V và M đã xâm phạm đến quyền nào của công dân? Vì sao?

b) Hành vi của bà V và M có thể dẫn đến hậu quả gì?

Lời giải:

♦ Yêu cầu a)Trong tình huống trên, bà V và M đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân, vì đã có hành vi: mắng chửi, xúc phạm bà Y và gia đình hàng xóm bằng những từ ngữ rất thiếu văn hoá.

♦ Yêu cầu b) Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là hành vi trái pháp luật nên người thực hiện hành vi này, tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả, có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Về xử phạt vi phạm hành chính: Theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.

+ Về xử lí hình sự: Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015, nếu một người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của một người khác thì tuỳ vào mức độ nguy hiểm của hành vi, các tình tiết của vụ việc mà họ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nhẹ nhất là cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ và nặng nhất là có thể bị xử phạt đến 5 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Bài 18 trang 98 SBT Kinh tế Pháp luật 11Do có mâu thuẫn trong công việc với chị H, chị D đã có bài đăng trên mạng xã hội bịa đặt nội dung chị H có mối quan hệ không lành mạnh với anh P - một người đã có gia đình, đồng thời yêu cầu mọi người chia sẻ nội dung này nhằm xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm của chị H.

Sau khi được đăng tải lên mạng xã hội, bài đăng này đã được nhiều người bình luận, chia sẻ có ý xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của chị H làm cho chị bị bạn bè và mọi người trong cơ quan xa lánh. Chị H đau buồn, rồi sa sút về sức khoẻ và tinh thần. Hành vi của D đã bị Viện kiểm sát truy tố và chuyển sang Toà án xét xử về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ việc và nhân thân người phạm tội, Toà án ra quyết định tuyên phạt D 10 tháng tù, được hưởng án treo. Đồng thời, D phải xin lỗi công khai, cải chính thông tin và bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần cho chị H theo số tiền mà hai bên đã thoả thuận.

Câu hỏi: Trong thông tin trên, hậu quả nào đã xảy ra đối với hành vi của D khi vu khống, xâm phạm đến nhân phẩm và danh dự của chị H?

Lời giải:

- Trong thông tin trên, hậu quả xảy ra đối với hành vi của D là:

+ Hành vi của D đã bị Viện kiểm sát truy tố và chuyển sang Toà án xét xử về “Tội vu khống” theo Điều 156 Bộ luật Hình sự.

+ Căn cứ vào các tình tiết cụ thể của vụ việc và nhân thân người phạm tội, Toà án ra quyết định tuyên phạt D 10 tháng tù, được hưởng án treo. Đồng thời, D phải xin lỗi công khai, cải chính thông tin và bồi thường bù đắp tổn thất tinh thần cho chị H theo số tiền mà hai bên đã thoả thuận.

Bài 19 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11Y và X là bạn học cùng lớp. Gần đây, hai bên có mâu thuẫn với nhau xung quanh chuyện học hành. Năm học lớp 12 bị bạn bè rủ rê, X bắt đầu sao nhãng học hành, hay bỏ học và hay nhờ bạn cho chép bài tập về nhà. Thấy X như vậy, Y khuyên X nên xa lánh đám bạn bè đã rủ rê X, tập trung học cho tốt, vì năm học này là năm học cuối ở phổ thông rồi.

Thấy Y hay khuyên ngăn mình, X không những không tiếp thu mà còn tỏ ý không hài lòng. X bắt đầu nói xấu Y với một số bạn trong lớp, bịa đặt điều xấu, xúc phạm danh dự của Y. Thấy vậy, một số bạn trong lớp khuyên X không nên làm như vậy, vì nói xấu, xúc phạm danh dự của Y vừa vi phạm pháp luật, vừa làm mất tình bạn. Được các bạn khuyên nhủ, X dần nhận ra việc làm của mình là không đúng với trách nhiệm của người học sinh. X đã chủ động nói chuyện, xin lỗi Y về việc làm sai trái của mình.

Câu hỏi: Trong trường hợp trên, Y và các bạn đã thể hiện trách nhiệm công dân của mình như thế nào trong việc thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?

Lời giải:

- Trong trường hợp trên, Y và các bạn đã thể hiện trách nhiệm:

+ Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.

+ Vận động X thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo hộ danh dự, nhân phẩm của công dân.

Bài 20 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11Em hãy phân biệt quyền bất khả xâm phạm về thân thể với quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ.

Lời giải:

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là: không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe có nghĩa là tính mạng, sức khỏe của con người được pháp luật bảo hộ. Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Bài 21 trang 99 SBT Kinh tế Pháp luật 11Là công dân - học sinh, em có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm?

Lời giải:

- Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

Xem thêm giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Lý thuyết KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

- Quyền bất khả xâm phạm về thân thể là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể:

+ Không một ai có quyền tự ý bắt, giam, giữ người nếu không thuộc trường hợp pháp luật cho phép như có quyết định của Toà án, Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp cá nhân đó vi phạm pháp luật bị bắt quả tang.

+ Tự tiện bắt người và giam giữ người không theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hành vi đó tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lí hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Các trường hợp được phép bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Trong các trường hợp này việc bắt, giam giữ người phải được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là quyền cơ bản của con người, của công dân được ghi nhận tại Điều 19, 20 Hiến pháp năm 2013 và các luật có liên quan.

- Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm có nghĩa là tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người được pháp luật bảo hộ. Mọi người có quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, được bảo vệ danh dự và nhân phẩm. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

- Xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi cố ý hoặc vô ý làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác như hành vi đánh người gây thương tích, làm chết người, đe doạ giết người. Xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu, xúc phạm người khác để hạ uy tín và danh dự của người đó.

- Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. Pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi đánh người, tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình gây thương tích, xâm phạm tới tính mạng, làm tổn hại cho sức khỏe của người khác.

- Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.

3. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân là hành vi trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân được pháp luật bảo hộ; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tác động xấu đến dư luận xã hội.

- Hành vi vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân vừa gây ra hậu quả cho người bị vi phạm, vừa gây ra hậu quả cho xã hội và người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lí đối với hành vi của mình.

- Đối với người bị vi phạm: Có thể bị tước đoạt quyền sống, bị thiệt hại, ảnh hưởng về sức khỏe, thiệt hại đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình.

- Đối với người có hành vi vi phạm: Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi vi phạm của mình. Mọi việc làm xâm hại đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt vi phạm hành chính, xử lí kỉ luật, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

4. Trách nhiệm của học sinh trong thực hiện quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân

- Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm là trách nhiệm của mọi công dân, trong đó có học sinh.

- Là công dân - học sinh, mỗi chúng ta cần:

+ Học tập, tìm hiểu các nội dung cơ bản của quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân; phân biệt được hành vi đúng, sai để tự bảo vệ mình và bảo vệ những người xung quanh trước hành vi vi phạm.

+ Tôn trọng thân thể, tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác và của chính bản thân mình. Mỗi người phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với quy định của pháp luật.

+ Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân bằng những hành vi, việc làm cụ thể, phù hợp, nhắc nhở bạn bè và những người xung quanh cùng thực hiện.

Lý thuyết KTPL 11 Cánh diều Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Đánh giá

0

0 đánh giá