Lý thuyết KHTN 6 Bài 41 (Kết nối tri thức 2024): Biểu diễn lực

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 41: Biểu diễn lực

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 41: Biểu diễn lực

I. Các đặc trưng của lực

1. Độ lớn của lực

- Độ mạnh hay yếu của một lực được gọi là độ lớn của lực.

                                           Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

2. Đơn vị lực và dụng cụ đo lực

- Trong Hệ đơn vị đo lường hợp pháp của nước ta, đơn vị lực là niuton, kí hiệu là N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Độ lớn lực của cậu bé tác dụng lên thùng hàng khoảng 70 N.

- Dụng cụ đo lực là lực kế.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Ví dụ: 

Dùng lực kế đo độ lớn của lực để kéo hộp bút của em khoảng 2,3 N.

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

3. Phương và chiều của lực

 Mỗi lực có phương và chiều xác định.
                                  Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

II. Biểu diễn lực

Dùng mũi tên để biểu diễn các đặc trưng (điểm đặt, phương, chiều và độ lớn) của lực:

- Gốc của mũi tên: có điểm đặt tại vật chịu lực tác dụng.

- Phương và chiều của mũi tên: là phương và chiều của lực.

- Độ dài của mũi tên: biểu diễn độ lớn của lực theo một tỉ xích.

Ví dụ: 

  Biểu diễn lực nâng thùng hàng theo phương thẳng đứng có độ lớn 100N, quy ước 1 cm ứng với 50 N như sau:

Biểu diễn lực | Kết nối tri thức

Điểm đặt: tại mép vật.

- Phương: thẳng đứng.

- Chiều: từ dưới lên trên.

- Độ lớn: 100N (mũi tên dài 2 cm).

                            

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 41: Biểu diễn lực

Câu 1: Người ta biểu diễn lực bằng

A. Đường thẳng

B. Mũi tên

C. Tia

D. Đoạn thẳng

Lời giải

Người ta biểu diễn lực bằng mũi tên có:

+ Gốc đặt tại vật chịu lực tác dụng

+ Phương và chiều trùng với phương và chiều tác dụng của lực

+ Độ dài tỉ lệ với độ lớn của lực

Đáp án: B

Câu 2: Hãy sắp xếp thứ tự các bước sử dụng lực kế dưới đây sao cho hợp lí để ta có thể đo được độ lớn của một lực?

(1) Ước lượng độ lớn của lực.

(2) Điều chỉnh lực kế về số 0.

(3) Chọn lực kế thích hợp.

(4) Đọc và ghi kết quả đo.

(5) Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

A. (1), (2), (3), (4), (5).

B. (1), (2), (3), (5), (4).

C. (1), (3), (2), (5), (4).

D. (2), (1), (3), (5), (4).

Lời giải

Thứ tự các bước sử dụng lực kế để đo được độ lớn của một lực:

- Ước lượng độ lớn của lực.

- Chọn lực kế thích hợp.

- Điều chỉnh lực kế về số 0.

- Móc vật vào lực kế, kéo hoặc giữ lực kế theo phương của lực cần đo.

- Đọc và ghi kết quả đo.

Đáp án: C

Câu 3: Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì

Bài tập trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 1.

B. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

C. Lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực dây tác dụng vào tay đội 1.

D. Lực kéo của đội 1 tác dụng vào dây cân bằng với lực của dây tác dụng vào tay đội 2.

Lời giải Sợi dây kéo co của hai đội giữ nguyên vị trí vì lực kéo của đội 2 tác dụng vào sợi dây cân bằng với lực kéo của đội 1 tác dụng vào sợi dây.

Đáp án: B

Câu 4: Sắp xếp các độ lớn của lực trong các trường hợp sau đây theo thứ tự tăng dần?

1: Lực của ngón tay tác dụng vào nút bấm bút bi

2: Lực của tay người bắn cung tác dụng lên dây cung

3: Lực của tay tác dụng để đẩy nôi em bé

4: Lực của tay lực sĩ tác dụng lên quả tạ

A. 1 → 2 → 3 → 4

B. 4 → 3 → 2 → 1

C. 3 → 2 → 1 → 4

D. 1 → 2 → 4 → 3

Lời giải Thứ tự tăng dần độ lớn của lực: 1 → 2 → 3 → 4

Đáp án: A

Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào lực có phương nằm ngang chiều từ trái sang phải?

A. Hạt mưa rơi

B. Hai đội thi kéo co, đội bên phải tác dụng lực vào dây rất mạnh.

C. Mẹ em mở cánh cửa sổ.

D. Quả bóng bay đang bay lên bầu trời.

Lời giải

A – Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

B  Phương nằm ngang chiều từ trái sang phải.

C – Phương vuông góc với cánh cửa, chiều từ trong ra ngoài.

D – Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

Đáp án: B

Câu 6: Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là?

A. Lực kế

B. Tốc kế

C. Nhiệt kế

D. Cân

Lời giải Để đo độ lớn của lực ta cần dùng lực kế

Đáp án: A

Câu 7: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Hướng của lực

B. Điểm đặt, phương, chiều của lực.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực.

D. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực.

Lời giải

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

+ Điểm đặt

+ Phương

+ Chiều

+ Độ lớn

Đáp án: D

Câu 8: Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm

A. Phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên.

B. Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

C. Phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.

D. Phương nằm ngang, chiều từ trên xuống dưới.

Lời giải

Bài tập trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Quả táo bị rơi xuống đất do chịu tác dụng của lực có đặc điểm phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

Đáp án: B

Câu 9: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

A. Kilôgam (kg)

B. Centimét (cm)

C. Niuton (N)

D. Lít (L)

Lời giải Đơn vị của lực là niuton (N)

Đáp án: C

Câu 10: Phát biểu nào sau đây, mô tả đúng đặc điểm của lực trong hình vẽ (1 đoạn ứng với 1 N)?

Bài tập trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

A. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

B. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ dưới lên trên, độ lớn 3 N.

C. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương thẳng đứng một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

D. Điểm đặt tại mép vật, phương hợp với phương nằm ngang một góc 600, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 3 N.

Lời giải

Bài tập trắc nghiệm Biểu diễn lực có đáp án - Khoa học tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

Lực tác dụng vào vật có đặc điểm:

+ Điểm đặt tại mép vật

+ Phương hợp với phương nằm ngang một góc 600

+ Chiều từ dưới lên trên

+ Độ lớn 3 N.

Đáp án: A

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 40: Lực là gì?

Bài 42: Biến dạng của lò xo

Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn

Bài 44: Lực ma sát

Đánh giá

0

0 đánh giá