Lý thuyết KHTN 6 Bài 44 (Kết nối tri thức 2024): Lực ma sát

3 K

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 44: Lực ma sát sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN lớp 6.

KHTN lớp 6 Bài 44: Lực ma sát

A. Lý thuyết KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát

I. Lực ma sát là gì?

Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

Ví dụ: 

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sát.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Ta đẩy thùng hàng chuyển động trên mặt sàn, giữa mặt sàn và thùng hàng có lực ma sát. Lực này xuất hiện làm cản trở chuyển động của thùng hàng.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy.

Ví dụ:

Ô tô đậu được trên mặt đường nghiêng là nhờ có ma sát nghỉ.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Cậu bé tác dụng lực kéo lên thùng hàng mà thùng hàng vẫn đứng yên là nhờ có lực ma sát nghỉ.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

- Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ: 

Khi giáo viên viết phấn lên bảng, giữa viên phấn và bảng xuất hiện lực ma sát trượt.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt xuất hiện lực ma sát trượt.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

- Ngoài ra còn có lực ma sát lăn. Lực ma sát lăn xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát lăn.

III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

- Lực ma sát có thể thúc đẩy hoặc cản trở chuyển động của các vật.

Ví dụ:

Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe mà mặt đường khiến xe chuyển động dễ dàng hơn về phía trước. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

Lực ma sát | Kết nối tri thức

Lực ma sát giúp xe không bị trơn trượt hay sa lầy khi đi trên những đoạn đường trơn hay sa lầy khi đi trên đoạn đường bùn lầy. Trong trường hợp này, lực ma sát làm thúc đẩy chuyển động của xe.

                               Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trượt có lực ma sátLực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của ta.

                                                              Lực ma sát | Kết nối tri thức

Khi ta đẩy một thùng hàng, giữa mặt đất và thùng hàng xuất hiện lực ma sát trượt. Lực ma sát trượt lúc này có tác dụng cản trở chuyển động của thùng hàng.

                                                             Lực ma sát | Kết nối tri thức

IV. Ma sát trong an toàn giao thông

- Lực ma sát có vai trò quan trọng trong an toàn giao thông.

Ví dụ:

Lực ma sát | Kết nối tri thức

                              

B. 10 câu trắc nghiệm KHTN 6 Bài 44: Lực ma sát

Câu 1: Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ?

A. Khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác

B. Khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác.

C. Khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.

D. Khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác

Lời giải Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. Hay lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác.

Đáp án: B

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về lực ma sát?

A. Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này trượt trên vật khác.

B. Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

C. Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt.

D. Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

Lời giải

- Lực ma sát lăn cản trở chuyển động của vật này lăn trên vật khác.

- Khi vật chuyển động chậm dần, lực ma sát lớn hơn lực đẩy.

- Khi vật chuyển động nhanh dần, lực ma sát nhỏ hơn lực đẩy.

Đáp án: C

Câu 3: Cách nào sau đây làm tăng được ma sát khi xe ô tô bị sa lầy?

A. Tăng ga

B. Xuống xe đẩy đuôi ôtô

C. Lấy các viên đá sỏi, gạch chẹn vào bánh xe

D. Cả A và B đều được

Lời giải

A – Không làm tăng được ma sát mà hố bùn lầy còn sâu và to hơn

B – Nếu có sức khỏe thì đẩy được ô tô qua chỗ bùn lầy nhưng không làm tăng ma sát

C – Làm tăng được ma sát, lực ma sát xuất hiện giữa lốp xe ô tô và bề mặt đá, sỏi, gạch mình vừa trải thêm.

Đáp án: C

Câu 4: Bạn Lan muốn đưa một vật nặng lên cao, bạn nghĩ ra 2 cách:

Cách 1: Lăn vật trên mặt phẳng nghiêng

Cách 2: Kéo vật trượt trên mặt phẳng nghiêng.

Trong 2 cách trên cách nào lực ma sát lớn hơn làm bạn Lan tốn nhiều sức để đưa vật lên hơn?

A. Lăn vật

B. Kéo vật

C. Cả 2 cách như nhau

D. Không so sánh được

Lời giải

- Cách kéo sẽ làm vật trượt trên bề mặt vật khác khi đó xuất hiện lực ma sát trượt.

- Cách lăn vật sẽ làm xuất hiện lực ma sát lăn giữa bề mặt vật và mặt phẳng nghiêng.

Mà độ lớn lực ma sát trượt lớn hơn rất nhiều độ lớn lực ma sát lăn nên cách kéo vật sẽ làm bạn Lan tốn nhiều sức hơn.

Đáp án: B

Câu 5: Chọn đáp án đúng. Lực ma sát nghỉ xuất hiện khi

A. Quyển sách để yên trên mặt bàn nằm nghiêng

B. Ô tô đang chuyển động, đột ngột hãm phanh 

C. Quả bóng bàn đặt trên mặt nằm ngang nhẵn bóng

D. Xe đạp đang xuống dốc

Lời giải

A – Xuất hiện lực ma sát nghỉ.

B – Xuất hiện lực ma sát trượt.

C – Không xuất hiện lực ma sát.

D – Xuất hiện lực ma sát lăn.

Đáp án: A

Câu 6: Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để

A. Tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

B. Tạo ra ma sát lăn giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

C. Tạo ra ma sát nghỉ giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

D. Tăng mức quán tính của xe làm xe dừng lại nhanh hơn.

Lời giải Khi xe đang chuyển động, muốn dừng xe lại, người ta dùng phanh để tạo ra ma sát trượt giữa má phanh và vành bánh xe để cản trở chuyển động của xe.

Đáp án: A

Câu 7: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát?

A. Xe đạp đi trên đường

B. Đế giày lâu ngày đi bị mòn

C. Lò xo bị nén

D. Người công nhân đẩy thùng hàng mà nó không xê dịch chút nào

Lời giải

A – Xuất hiện lực ma sát lăn

B – Xuất hiện lực ma sát trượt

C – Xuất hiện lực đàn hồi

D – Xuất hiên lực ma sát nghỉ

Đáp án: C

Câu 8: Chọn phát biểu đúng?

A. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B. Lực ma sát là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C. Lực ma sát vừa có lợi vừa có hại.

D. Lực ma sát là lực không tiếp xúc.

Lời giải

A – Sai, vì lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt một vật khác.

B - Sai, vì lực ma sát lăn là lực xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt một vật khác.

C – Đúng.

D – Sai vì lực ma sát là lực tiếp xúc.

Đáp án: C

Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có ích?

A. Bảng trơn không viết được phấn lên bảng.

B. Xe đạp đi nhiều nên xích, líp bị mòn.

C. Người thợ trượt thùng hàng trên mặt sàn rất vất vả.

D. Giày dép sau thời gian sử dụng đế bị mòn.

Lời giải

A – Cần lực ma sát để phấn dính trên bảng => lực ma sát có ích.

B – Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của xích và líp lớn làm chúng bị mòn => có hại.

C – Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của thùng hàng và mặt sàn lớn nên người thợ cần tác dụng lực mạnh để làm thùng hàng chuyển động => có hại.

D – Lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của đế giày dép với mặt đường lớn nên làm cho đế giày dép bị mòn => có hại.

Đáp án: A

Câu 10: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại?

A. Em bé đang cầm chai nước trên tay.

B. Ốc vít bắt chặt vào với nhau.

C. Con người đi lại được trên mặt đất.

D. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng.

Lời giải

A – Nhờ có lực ma sát giữa tay và chai nước mà em bé có thể cầm được chai nước.

B – Nhờ có lực ma sát giữa ốc và vít nên chúng mới bám chặt vào nhau.

C – Nhờ có lực ma sát giữa chân người với mặt đất đã giúp con người có thể di chuyển được

D – Do lực ma sát xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của lốp xe và mặt đường lớn nên sau một thời gian đi lại, lốp xe ôtô bị mòn.

Đáp án: D

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn

Bài 45: Lực cản của nước

Bài 46: Năng lượng và sự truyền năng lượng

Bài 47: Một số dạng năng lượng

Đánh giá

0

0 đánh giá