Với giải Bài tập 2 trang 10 SBT Lịch sử 7 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải SBT Lịch sử 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài tập 2 trang 10 SBT Lịch sử 7: Đọc đoạn tư liệu sau và khai thác thông tin trong SGK, em hãy cho biết vì sao các cuộc phát kiến địa lí có ý nghĩa thúc đẩy nhanh quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản?
Tư liệu: “Việc tìm thấy những vùng có mỏ vàng và mỏ bạc ở châu Mỹ, việc tuyệt diệt những người bản xứ, bắt họ làm nô lệ và chôn vùi họ trong các hầm mỏ; việc bắt đầu đi chinh phục và cướp bóc miền Đông Ấn; việc biến châu Phi thành khu cấm để săn bắt, buôn bán người da đen - đó là buổi bình minh của thời đại sản xuất tư bản chủ nghĩa”
(C. Mác, Tư bản, Quyển thứ nhất, Tập III, NXB Sự thật, 1975, tr. 330)
Trả lời:
- Đoạn tư liệu trên là khái quát của C. Mác về những hình thức tích luỹ ban đầu để tạo ra vốn và nhân công nhiều nhất, nhanh nhất sau các cuộc phát kiến địa lí, từ đó dẫn đến sự xác lập của chủ nghĩa tư bản:
+ Giai cấp tư sản ra sức mở rộng kinh doanh, lập các công trường thủ công, những đồn điền quy mô lớn và cả các công ti thương mại.
+ Hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: quan hệ chủ - thợ.
Xem thêm các lời giải sách bài tập Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1.3 trang 8 SBT Lịch sử 7: Người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ là...
Bài tập 2 trang 9 SBT Lịch sử 7: Hãy xác định các ý trả lời đúng cho câu hỏi sau:...
Bài tập 1 trang 10 SBT Lịch sử 7: Hãy chọn từ/cụm từ để hoàn thiện các câu sau....
Xem thêm các bài giải SBT Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu
Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng và cải cách tôn giáo
Bài 4: Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX
Bài 5: Ấn Độ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX