Với tóm tắt lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 18: Nguồn điện sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Vật Lí 11.
Lý thuyết Vật Lí lớp 11 Bài 18: Nguồn điện
A. Lý thuyết Nguồn điện
1. Nguồn điện
Khái niệm nguồn điện
Nguồn điện là thiết bị tạo ra và duy trì sự chênh lệch điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch kín.
Suất điện động của nguồn điện
Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện, nó được đo bằng tỉ số giữa công của lực lạ A làm di chuyển lượng điện tích q > 0 từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và điện tích q.
Suất điện động có đơn vị là vôn (V).
Điện trở trong của nguồn điện
Trong thực tế, khi các điện tích dịch chuyển bên trong nguồn điện về các cực của nguồn dưới tác dụng của lực lạ, chúng luôn va chạm với các hạt vật chất cấu tạo nên nguồn. Do đó, sự dịch chuyển của các điện tích bị cản trở. Đại lượng đặc trưng cho việc cản trở sự dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện được gọi là điện trở trong của nguồn, kí hiệu là r ().
Hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động E và điện trở r khi phát dòng điện cường độ I chạy qua nguồn được xác định bởi:
U = E - Ir
Mở rộng: Ghép nguồn điện
- Nguồn điện ghép nối tiếp:
- Nguồn điện ghép song song:
- Nguồn điện ghép hỗn hợp đối xứng:
B. Trắc nghiệm Nguồn điện
Câu 1: Mắc hai đầu một điện trở vào hai cực của một pin. Hiệu điện thế giữa hai cực của pin có độ lớn
A. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng lớn.
B. càng lớn nếu dòng điện chạy qua nguồn càng nhỏ.
C. không phụ thuộc vào dòng điện chạy qua nguồn.
D. lớn hơn so với độ lớn hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.
Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
Áp dụng: và r không đổi nên I càng nhỏ thì U càng lớn.
Đáp án đúng là B
Câu 2. Suất điện động của nguồn điện một chiều là E = 4 V. Công của lực lạ làm dịch chuyển một lượng điện tích q = 5mC giữa hai cực bên trong nguồn điện là
A. 1,5 mJ.
B. 0,8 mJ.
C. 20 mJ.
D. 5 mJ.
Công cần tìm
Đáp án đúng là C
Câu 3. Một acquy có suất điện động là 12 V, sinh ra công là 720 J để duy trì dòng điện trong mạch trong thời gian 1 phút. Cường độ dòng điện chạy qua acquy khi đó là
A. .
B. .
C. .
D. .
Cường độ dòng điện
Đáp án đúng là C
Câu 4. Suất điện động của một acquy là 3V, lực lạ đã thực hiện một công là 6 mJ. Lượng điện tích dịch chuyển khi đó là
A. 18.10–3 C.
B. 2.10–3 C.
C. 0,5.10–3 C.
D. 1,8.10–3 C.
Áp dụng công thức null
Đáp án đúng là B.
Câu 5.Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 4,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
A. 0,3 A.
B. 0,25 A.
C. 0,5 A.
D. 3 A.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch (A)
Đáp án đúng là A
Câu 6: Hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện có độ lớn
A. luôn bằng suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
B. luôn lớn hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
C. luôn nhỏ hơn suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
D. luôn khác không.
Hiệu điện thế giữa hai cực của một nguồn điện có độ lớn luôn bằng suất điện động của nguồn điện khi không có dòng điện chạy qua nguồn.
Đáp án đúng là A
Câu 7: Hai pin ghép nối tiếp với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn bằng suât điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Hai pin ghép nối tiếp với nhau thành bộ thì điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin. Vì
Đáp án đúng là D
Câu 8: Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì
A. suất điện động của bộ pin luôn nhỏ hơn suất điện động mỗi pin.
B. suất điện động của bộ pin luôn lớn hơn suất điện động của mỗi pin.
C. điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin.
D. điện trở trong của bộ pin luôn lớn hơn điện trở trong của mỗi pin.
Hai pin giống nhau ghép song song với nhau thành bộ thì điện trở trong của bộ pin luôn nhỏ hơn điện trở trong của mỗi pin. Vì
Đáp án đúng là C
Câu 9: Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì
A. suất điện động và điện trở trong của pin đều tăng.
B. suất điện động và điện trở trong của pin đều giảm.
C. suất điện động của pin tăng và điện trở trong của pin giảm.
D. suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.
Một pin sau một thời gian đem sử dụng thì suất điện động của pin giảm và điện trở trong của pin tăng.
Đáp án đúng là D
Câu 10: Chọn phát biểu đúng.
Dòng điện chạy qua một bình acquy
A. luôn có chiều đi vào cực âm của bình acquy.
B. luôn có chiều đi vào cực cương của bình acquy.
C. có chiều đi vào cực dương khi acquy đang phát dòng điện.
D. có chiều đi vào cực dương khi acquy đang được nạp điện.
Dòng điện chạy qua một bình acquy có chiều đi vào cực dương khi acquy đang được nạp điện.
Đáp án đúng là D
Câu 11. Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10 Ω, điện trở trong là 1 Ω có dòng điện là 0,5 A. Hiệu điện thế 2 đầu nguồn và suất điện động của nguồn là
A. 11 V và 10 V.
B. 10 V và 11 V.
C. 5,5 V và 5 V.
D. 5 V và 5,5 V.
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
(V).
Hiệu điện thế hai đầu nguồn điện là .
Đáp án đúng là D
Câu 12. Ghép nối tiếp 3 pin có suất điện động và điện trở trong lần lượt là 2,2 V; 1,1 V; 0,9 V và 0,2 W; 0,3 W; 0,1 W thành bộ nguồn. Trong mạch có dòng điện cường độ 1 A chạy qua. Điện trở mạch ngoài bằng
A. 5,1 W.
B. 4,5 W.
C. 3,8 W.
D. 3,6 W.
Suất điện động của bộ nguồn nối tiếp là
Điện trở trong của bộ nguồn là rb = r1 + r2 + r3 = 0,2 + 0,3 + 0,1 = 0,6 Ω
Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch
Đáp án đúng là D
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: