Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.
Địa Lí lớp 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
1. Cấu tạo của Trái Đất
- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm có 3 lớp: Lớp vỏ, lớp giữa và lõi Trái Đất.
+ Lớp vỏ dày 5 - 10km đến khoảng 20km ở đại dương, và dày đến 70km ở khu vực có khối núi cao.
+ Lớp man-ti dày đến 2900km bao bọc lõi và chiếm 70% khối lượng Trái Đất, vật chất chủ yếu sắt, ni-ken và si-lic. Nhiệt độ từ 1300oC đến trên 2000oC.
+ Lõi Trái Đất: Là khối cầu có bán kính 3400km, chia thành 2 lớp (lõi trong rắn, lõi ngoài lỏng), nhiệt độ từ 4000oC đến 5000oC.
- Thạch quyển là lớp vỏ đá của Trái Đất, gồm có vỏ Trái Đất và phần trên cùng của man-ti. Thạch quyển dày khoảng 100 km.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các loại đá rắn
+ Đá trầm tích là các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất.
+ Đá macma là các loại đá được hình thành bởi đá nóng chảy từ dưới sâu trong lòng đất phun lên và đông cứng lại.
2. Các mảng kiến tạo
- Thạch quyển được tách bởi các đứt gãy sâu thành các mảng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Các mảng kiến tạo lớn trên Trái Đất: Mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Âu - Á, mảng châu Phi, mảng Nam Cực, mảng Ấn - Úc và mảng Thái Bình Dương.
- Đặc điểm: Các mảng kiến tạo không đứng im mà có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
3. Núi lửa và động đất
* Núi lửa
- Khái niệm: Là hiện tượng xảy ra ở nơi vỏ Trái Đất bị rạn nứt.
- Nguyên nhân: Do sự di chuyển của các mảng kiến tạo.
- Hệ quả
+ Tích cực: Phong cảnh núi lửa có giá trị du lịch, phát triển nông nghiệp, xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt, khai thác nguồn nước khoáng nóng,…
+ Tiêu cực: Núi lửa phun trào gây nhiều thảm họa.
- Phân bố
+ Phần lớn núi lửa nằm dọc ven biển hoặc giữa đại dương.
+ Trên các đảo và ven bờ của Thái Bình Dương có nhiều núi lửa nhất thế giới, được gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”.
* Động đất
- Khái niệm: Là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.
- Nguyên nhân: Chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.
- Hệ quả
+ Ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở.
+ Ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm họa kép động đất
-> Gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
- Phân bố: Phần lớn động đất xảy ra dọc ranh giới các địa mảng.
- Cách phòng tránh
+ Dự báo các địa điểm và thời gian xảy ra động đất.
+ Thiết lập nhiều trạm nghiên cứu với những dụng cụ đo đạc chính xác.
B. 15 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Câu 1: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới là
A. Đại Tây Dương.
B. Thái Bình Dương.
C. Ấn Độ Dương.
D. Địa Trung Hải.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Câu 2: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?
A. 70 - 80km.
B. Dưới 70km.
C. 80 - 90km.
D. Trên 90km.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/136, lịch sử và địa lí 6.
Câu 3: Khi hai mảng tách xa nhau sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Các dãy núi cao, núi lửa và bão hình thành.
B. Động đất, núi lửa và lũ lụt xảy ra nhiều nơi.
C. Bão lũ, mắc ma phun trào diễn ra diện rộng.
D. Mắc ma trào lên và tạo ra các dãy núi ngầm.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Câu 4: Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá
A. Cẩm thạch.
B. Ba dan.
C. Mác-ma.
D. Trầm tích.
Lời giải
Đáp án D.
Các loại đá được hình thành do sự lắng đọng vật chất được gọi là đá trầm tích (Ví dụ: Đất sét, đá cát, đá vôi,…).
Câu 5: Động đất và núi lửa xảy ra nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh.
B. Nơi tiếp xúc của mảng Âu - Á, Bắc Mĩ với các mảng xung quanh.
C. Nơi tiếp xúc của mảng Ấn Độ - Australia với các mảng xung quanh.
D. Nơi tiếp xúc của mảng Nam Mĩ, Âu - Á với các mảng xung quanh.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Câu 6: Lớp man-ti tồn tại ở trạng thái nào sau đây?
A. Rắn.
B. Lỏng.
C. Quánh dẻo.
D. Khí.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/136, lịch sử và địa lí 6.
Câu 7: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa?
A. Cửa núi.
B. Miệng.
C. Dung nham.
D. Mắc-ma.
Lời giải
Đáp án A.
SGK/138, lịch sử và địa lí 6.
Câu 8: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/136, lịch sử và địa lí 6.
Câu 9: Việt Nam nằm trên lục địa nào sau đây?
A. Bắc Mĩ.
B. Á - Âu.
C. Nam Mĩ.
D. Nam Cực.
Lời giải
Đáp án B.
Việt Nam nằm trên lục địa Á - Âu.
Câu 10: Trái Đất được cấu tạo bởi các lớp nào sau đây?
A. Man-ti, vỏ Trái Đất và nhân trong.
B. Nhân (lõi), nhân ngoài, vỏ Trái Đất.
C. Vỏ Trái Đất, man-ti và nhân (lõi).
D. Vỏ lục địa, nhân (lõi) và man-ti.
Lời giải
Đáp án C.
SGK/136, lịch sử và địa lí 6.
Câu 11: Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện của
A. Vận động kiến tạo theo phương nằm ngang.
B. Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
C. Vận động kiến tạo theo phương thẳng đứng.
D. Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Lời giải
Đáp án D.
Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa,… là biểu hiện do tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 12: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình di chuyển các mảng kiến tạo?
A. Tách rời nhau.
B. Xô vào nhau.
C. Hút chờm lên nhau.
D. Gắn kết với nhau.
Lời giải
Đáp án D.
SGK/137, lịch sử và địa lí 6.
Câu 13: Ở nước ta, tỉnh nào sau đây xảy ra hiện tượng động đất mạnh nhất?
A. Yên Bái.
B. Sơn La.
C. Điện Biên.
D. Hà Giang.
Lời giải
Đáp án C.
Trong Tân kiến tạo, vùng núi Tây Bắc nước ta là khu vực chịu cường độ mạnh nhất của vận động tạo núi An-pơ – Himalaya, cho đến nay các hoạt động kiến tạo vẫn tiếp diễn nhưng với cường độ nhẹ hơn (chủ yếu là dư chấn). Vùng núi Tây Bắc là nơi xảy ra động đất mạnh nhất ở nước ta, đặc biệt là các tỉnh Điện Biên và Lai Châu.
Câu 14: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?
A. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.
B. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.
C. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.
D. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.
Lời giải
Đáp án B.
SGK/137, lịch sử và địa lí 6.
Câu 15: Sự di chuyển của các địa mảng là nguyên nhân gây ra loại thiên tai nào sau đây?
A. Bão, dông lốc.
B. Lũ lụt, hạn hán.
C. Núi lửa, động đất.
D. Lũ quét, sạt lở đất.
Lời giải
Đáp án C.
Các địa mảng luôn luôn di chuyển chậm. Khi hai mảng xô vào nhau, vật chất bị nén ép, làm dung nham dưới lòng đất phun trào lên, sinh ra hiện tượng núi lửa và động đất.
Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 8: Xác định phương hướng ngoài thực địa
Lý thuyết Bài 9: Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất
Lý thuyết Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Lý thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản
Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản