Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12 (Cánh diều 2024): Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

2 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 17 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa Lí lớp 6.

Địa Lí lớp 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

A. Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

1. Chuẩn bị

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Cánh diều

2. Nội dung thực hành

* Đọc lược đồ địa hình

- Khu vực này có dạng địa hình núi.

- Độ cao lớn nhất của địa hình ở khu vực này là 1900m.

- Sông Nậm Rốm bắt nguồn ở độ cao 1600m.

- Các bản làng nằm tập trung ở độ cao khoảng 800 - 1000m.

- Hướng nghiêng của vùng núi Tây Bắc là hướng Tây Bắc - Đông Nam.

* Đọc lát cắt địa hình

- Lát cắt A - B được cắt theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.

- Điểm cao nhất của lát cắt là 1900m. Điểm thấp nhất của lát cắt là 800m.

Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản | Cánh diều

                             

B. 17 câu trắc nghiệm Địa Lí 6 Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Câu 1: Cấu tạo của Trái Đất không bao gồm lớp nào sau đây?

A. Man-ti.

B. Vỏ Trái Đất.

C. Nhân (lõi).

D. Vỏ lục địa.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 2: Các địa mảng trong lớp vỏ Trái đất có đặc điểm nào sau đây?

A. Cố định vị trí tại một chỗ ở Xích đạo và hai vùng cực.

B. Di chuyển nhanh ở nửa cầu Bắc, chậm ở nửa cầu Nam.

C. Mảng lục địa di chuyển, còn mảng đại dương cố định.

D. Di chuyển rất chậm theo hướng xô hoặc tách xa nhau.

Lời giải

Đáp án D.

SGK/138, lịch sử và địa lí 6.

Câu 3: Các vùng đất xung quanh núi lửa đã dập tắt thuận lợi phát triển

A. Trồng trọt.

B. Công nghiệp.

C. Chăn nuôi.

D. Thủy điện.

Lời giải

Đáp án A.

Các phong cảnh ở xung quanh núi lửa có giá trị lớn nhất về du lịch, đất ở xung quanh rất màu mỡ có thể phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, gần núi lửa có thể xây dựng các nhà máy điện nhiệt, khai thác nước khoáng nóng, du lịch nghỉ dưỡng.

Câu 4: Ở nước ta, các loại khoáng sản than tập trung chủ yếu ở

A. Tây Bắc.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đông Bắc.

Lời giải

Đáp án D.

Ở nước ta, các loại khoáng sản dầu khí tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ. Còn khoáng sản than tập trung chủ yếu ở Đông Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh (> 90% than tập trung ở tỉnh này).

Câu 5: Động Phong Nha thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Ninh Bình.

B. Quảng Bình.

C. Thanh Hóa.

D. Quảng Trị.

Lời giải

Đáp án B.

Ở nước ta hang động có nhiều nhất ở tỉnh Quảng Bình với nhiều hang động nổi tiếng bậc nhất như động Phong Nha, Sơn Đoòng, động Thiên Đường,…

Câu 6: Ở trên đại dương vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 20 - 30km.

B. Dưới 20km.

C. 30 - 40km.

D. Trên 40km.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/137, lịch sử và địa lí 6.

Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là do tác động của ngoại lực?

A. Núi lửa.

B. Đứt gãy.

C. Bồi tụ. 

D. Uốn nếp.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/142, lịch sử và địa lí 6.

Câu 8: Mỏ khoáng sản nhiên liệu là

A. Dầu mỏ.

B. Đồng.

C. Titan.

D. Mangan.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 9: Núi trẻ không có đặc điểm nào sau đây?

A. Sườn dốc.

B. Đỉnh cao nhọn.

C. Đỉnh tròn.

D. Thung lũng sâu.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/143, lịch sử và địa lí 6.

Câu 10: Mỏ khoáng sản kim loại đen là mỏ

A. Vàng.

B. Sắt.

C. Đồng.

D. Chì.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/147, lịch sử và địa lí 6.

Câu 11: Dạng địa hình nào sau đây do sự mài mòn của sóng biển thường tạo ra?

A. Cột đá.

B. Hàm ếch.

C. Cửa sông.

D. Vịnh biển.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/142, lịch sử và địa lí 6.

Câu 12: Vận động kiến tạo không có biểu hiện nào sau đây?

A. Mài mòn.

B. Nâng lên.

C. Uốn nét.

D. Động đất.

Lời giải

Đáp án A.

SGK/141, lịch sử và địa lí 6.

Câu 13: Địa hình đồi không có đặc điểm nào sau đây?

A. Đỉnh tròn và đồi thoải.

B. Sườn dốc và nhô cao.

C. Độ cao không quá 200m.

D. Tập trung thành vùng.

Lời giải

Đáp án B.

SGK/143, lịch sử và địa lí 6.

Câu 14: Ở nước ta vùng đồi bát úp tập trung có nhiều ở tỉnh nào sau đây?

A. Bắc Ninh.

B. Nam Định.

C. Sơn La.

D. Phú Thọ.

Lời giải

Đáp án D.

Vùng đồi bát úp là dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tập trung chủ yếu ở vùng rìa ven vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nước ta. Tập trung nhiều ở các tỉnh Phú Thọ, Bắc Giang, Thái Nguyên,…

Câu 15: Yếu tố ngoại lực nào sau đây có vai trò chủ yếu trong việc thành tạo các đồng bằng châu thổ ở nước ta hiện nay?

A. Dòng chảy.

B. Mưa, gió.

C. Nước ngầm.

D. Nhiệt độ.

Lời giải

Đáp án A.

Đồng bằng châu thổ được bồi đắp bởi phù sa của các sông lớn. Dòng chảy sông mang theo vật chất phong hóa từ vùng thượng lưu và trung lưu xuống, lắng đọng và bồi đắp nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở hạ lưu. Đặc biệt là hạ lưu các con sông lớn (sông Hồng, sông Cửu Long,…).

Câu 16: Cao nguyên đá vôi (cacxtơ) là

A. Mơ Nông.

B. Đồng Văn.

C. Di Linh.

D. Kon Tum.

Lời giải

Đáp án B.

Các công viên địa chất toàn cầu ở nước ta là: Cao nguyên đá Đồng Văn, nôn nước Cao Bằng,… đều là các dạng địa hình cacxtơ tiêu biểu và độc đáo.

Câu 17: Biện pháp nào sau đây nhằm hạn chế thiệt hại do động đất gây ra?

A. Xây nhà to, rộng và nhiều sắt. 

B. Trồng cây chống dư chấn mạnh.

C. Nghiên cứu dự báo sơ tán dân.

D. Chuyển đến vùng có động đất.

Lời giải

Đáp án C.

SGK/139, lịch sử và địa lí 6.

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 11: Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Lý thuyết Bài 12: Thực hành: Đọc lược đồ địa hình tỉ lệ lớn và lát cắt địa hình đơn giản

Lý thuyết Bài 13: Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

Lý thuyết Bài 14: Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

Lý thuyết Bài 15: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

Đánh giá

0

0 đánh giá