15 câu Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án: Văn hóa tiêu dùng

4.3 K

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng sách Kết nối tri thức. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm KTPL 11. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 8: Văn hóa tiêu dùng. Mời các bạn đón xem:

Trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Phần 1. 15 câu trắc nghiệm KTPL 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Câu 1. Một trong những đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam là

A. tính giá trị.

B. tính độc đáo.

C. tính lãng phí.

D. tính khôn vặt.

Đáp án đúng là: A

- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.

Câu 2. Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

A. Tính hợp lí.

B. Tính kế thừa.

C. Tính thời đại.

D. Tính lãng phí.

Đáp án đúng là: D

- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.

Câu 3. Đoạn thông tin dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Thông tin. Trong xã hội truyền thống, các hộ gia đình ở Việt Nam thường có thói quen mua sắm tại chợ truyền thống. Mỗi xã, phường đều có chợ hay điểm tụ họp, trao đổi hàng hoá. Ngày nay, với sự đa dạng của thị trường, thói quen tiêu dùng của người dân Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Bên cạnh các hình thức mua bán truyền thống, số lượng người mua bán và thanh toán trực tuyến ngày càng gia tăng.

A. Tính hợp lí và tính giá trị.

B. Tính kế thừa và tính thời đại.

C. Tính thời đại và tính hợp lí.

D. Tính giá trị và tính kế thừa.

Đáp án đúng là: B

Đoạn thông tin trên phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính kế thừa (duy trì các hình thức mua bá truyền thống) và tính thời đại (mua bán và thanh toán trực tuyến).

Câu 4. Đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được đề cập đến trong đoạn thông tin dưới đây?

Thông tin. Người Việt hiện nay đang dần văn minh hóa lối sống tiêu dùng theo tầm nhìn và thị hiếu của xã hội công nghiệp. Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam đang có sự dịch chuyển về cơ cấu tiêu dùng theo xu hướng giảm tỉ trọng nhu cầu vật chất tối thiểu, dịch chuyển sang những loại hàng hoả hợp thị hiếu và chất lượng cao, dịch chuyển trong tần suất và phương thức mua sắm thiết yếu và tăng tỉ trọng cho nhu cầu tinh thần.

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Đáp án đúng là: C

Đoạn thông tin trên phản ánh về đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại. Điều này được thể hiện thông qua việc: thói quen, hình thức và cách thức tiêu dùng ngày càng đa dạng, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

Câu 5. Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp dưới đây phản ánh về đặc điểm nào trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

Trường hợp. Chị T mong mỏi, tin tưởng vào hàng Việt Nam ngày càng có giá trị cao về thẩm mĩ và giá trị sử dụng, có thể cạnh tranh với sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài. Để làm được điều đó, theo chị T, Nhà nước cần tập trung vận động phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm làm cho cầu và tiêu dùng tăng nhanh, tạo cơ hội để thúc đẩy các doanh nghiệp, nhà thương mại nói chung phát triển sản xuất, cải tiến kĩ thuật, tái cơ cấu tổ chức...

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Đáp án đúng là: B

Thói quen tiêu dùng của chị T trong trường hợp trên phản ánh đặc điểm: văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính giá trị (hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ).

Câu 6. Yếu tố nào sau đây được ví như “đơn đặt hàng” của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển?

A. Kinh doanh.

B. Tiêu dùng.

C. Lưu thông.

D. Tiền tệ.

Đáp án đúng là: B

- Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Câu 7. Tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế?

A. Khiến cho sản xuất hàng hóa ngày càng đơn điệu về mẫu mã, chung loại.

B. Định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng.

C. Thỏa mãn nhu cầu của người sản xuất, mang lại lợi nhuận cho người tiêu dùng.

D. Là yếu tố đầu vào của sản xuất, kích thích sản xuất, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Đáp án đúng là: B

- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

- Tiêu dùng góp phần định hướng hoạt động sản xuất; thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

- Tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, mang lại lợi nhuận cho người sản xuất.

Câu 8. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……. là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng”.

A. Cơ hội đầu tư.

B. Văn hóa tiêu dùng.

C. Ý tưởng kinh doanh.

D. Đạo đức kinh doanh.

Đáp án đúng là: B

Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.

Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của văn hóa tiêu dùng?

A. Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

C. Xóa hoàn toàn bỏ các thói quen, tập quán tiêu dùng truyền thống của dân tộc.

D. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

Đáp án đúng là: C

Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:

- Về kinh tế: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng….

- Về văn hóa: góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống về tiêu dùng và tiếp thu các giá trị hiện đại.

- Về xã hội:

+ Làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người;

+ Góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Câu 10. Đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa tiêu dùng có vai trò như thế nào?

A. Tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế.

B. Góp phần gìn giữ và phát huy những tập quán tiêu dùng tốt đẹp của dân tộc.

C. Góp phần làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người.

D. Tiếp thu các giá trị tiêu dùng hiện đại, nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Đáp án đúng là: A

Về kinh tế: văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm, giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng….

Câu 11. Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng

A. hướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

B. có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

C. có thói quen tiêu dùng phù hợp với sự phát triển của thời đại.

D. cân nhắc, lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.

Đáp án đúng là: B

Tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng có sự kế thừa truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 12. Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải

A. thực hiện tốt các hành vi tiêu dùng có văn hóa.

B. ban hành các văn bản pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.

C. ban hành chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng.

D. cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Đáp án đúng là: D

Để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải cung ứng sản phẩm có chất lượng, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.

Câu 13. Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề văn hóa tiêu dùng?

A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.

B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.

C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thoả mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.

D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.

Đáp án đúng là: A

Văn hóa tiêu dùng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Văn hóa tiêu dùng trước tiên xuất phát từ phía khách hàng, doanh nghiệp muốn bán được hàng thì phải nghiên cứu, tìm hiểu nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng.

Câu 14. Người tiêu dùng Việt Nam luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ – đó là biểu hiện đặc điểm nào của văn hóa tiêu dùng?

A. Tính kế thừa.

B. Tính giá trị.

C. Tính thời đại.

D. Tính hợp lí.

Đáp án đúng là: B

Tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam được hiểu là: người tiêu dùng ướng tới các giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam?

A. Tính hợp lí.

B. Tính sáng tạo.

C. Tính độc đáo.

D. Tính sính ngoại.

Đáp án đúng là: A

- Đặc điểm trong văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam bao gồm: tính kế thừa, tính giá trị, tính thời đại, tính hợp lí.

Phần 2. Lý thuyết KTPL 11 Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

1. Vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế

- Tiêu dùng được ví như "đơn đặt hàng" của xã hội đối với sản xuất, là mục đích, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển. Mỗi sự thay đổi tích cực của tiêu dùng đều góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng | Kinh tế Pháp luật 11

2. Khái niệm và vai trò của văn hoá tiêu dùng

a) Khái niệm văn hoá tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng là một bộ phận của văn hoá dân tộc, là những nét đẹp trong tập quán, thói quen tiêu dùng của cộng đồng và cả dân tộc được hình thành và phát triển theo thời gian, thể hiện các giá trị văn hoá của con người trong tiêu dùng.

b) Vai trò của văn hoá tiêu dùng

- Văn hoá tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội:

+ Là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, tạo được ấn tượng, thiện cảm đối với người tiêu dùng để đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.

+ Là cơ sở duy trì tiêu dùng bền vững, góp phần tạo nên những sắc thái văn hoá ngày càng phong phú, đa dạng của cộng đồng, dân tộc.

+ Không chỉ tác động đến hoạt động kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc: làm thay đổi phong cách tiêu dùng, tác phong lao động của con người, góp phần hình thành tư duy chiến lược trên phạm vi rộng lớn, gắn bó chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng | Kinh tế Pháp luật 11

3. Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam và biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

a) Đặc điểm văn hoá tiêu dùng Việt Nam

- Văn hoá tiêu dùng người Việt đương đại vừa trân trọng kế thừa nét đẹp truyền thống vừa không ngừng đổi mới, nỗ lực hoàn thiện để có thể hội nhập sâu hơn.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam gắn với sự lên ngôi của yếu tố chất lượng. Giá trị con người ngày càng được nâng cao. Tiêu dùng xanh, tiêu dùng sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm ngày càng chiếm ưu thế trở thành một xu hướng phát triển của xã hội.

- Văn hoá tiêu dùng của người Việt Nam có tính di động cao, được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hoá song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới. Đó là những giá trị tích cực tạo nên một bề dày trên cơ sở những giá trị truyền thống vẫn còn phù hợp cho tới ngày nay.

- Văn hoá tiêu dùng Việt Nam đang dần được định hình theo hướng tin tưởng đối với những hàng hóa trong nước thể hiện sự ưu tiên và tôn vinh hàng Việt.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng | Kinh tế Pháp luật 11

b) Những biện pháp xây dựng văn hoá tiêu dùng

- Để xây dựng văn hoá tiêu dùng cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp:

+ Nhà nước cần có chủ trương, chính sách kinh tế, văn hoá phù hợp cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất và thị trường trong nước, thực hiện triệt để Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng | Kinh tế Pháp luật 11

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động chiến lược sản xuất kinh doanh, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam, hướng tới sản xuất sản phẩm bảo đảm các yếu tố xanh, sạch, bền vững phù hợp với xu hướng toàn cầu.

+ Giáo dục nhân dân thay đổi nhận thức và hành động vì cộng đồng hưởng tới những giá trị cốt lõi, bền vững. Phát huy lòng yêu nước, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong tiêu dùng để xây dựng văn hoá tiêu dùng hàng Việt. Xây dựng thói quen tiêu dùng thông minh, thân thiện với môi trường.

4. Thực hiện hành vi tiêu dùng có văn hoá

- Để thực hiện văn hoá tiêu dùng, người tiêu dùng cần có kế hoạch chi tiêu, thực hiện tiêu dùng hợp lý, phù hợp với điều kiện cá nhân và xã hội.

- Thực hiện tiêu dùng thông minh, tiêu dùng xanh và sạch, tiêu dùng số, tiêu dùng có trách nhiệm, định hưởng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và bảo vệ được sức khỏe của con người, bảo vệ được môi trường sống.

- Mỗi người tiêu dùng Việt Nam cần có trách nhiệm trong quá trình xây dựng văn hoá tiêu dùng của người Việt, hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" nhằm bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu, quảng bá và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 8: Văn hóa tiêu dùng | Kinh tế Pháp luật 11

Xem thêm các bài Trắc nghiệm Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Trắc nghiệm Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Trắc nghiệm Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Đánh giá

0

0 đánh giá