Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều 2024): Tập tính ở động vật

3.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 14: Tập tính ở động vật sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

I. Khái niệm và vai trò của tập tính

- Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển. Các hoạt động của tập tính là kết quả thực hiện của các phản xạ liên tiếp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

- Một trong những yếu tố thể dịch quan trọng ảnh hưởng đến tập tỉnh là pheromone. Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt, được sử dụng như những tín hiệu hoa học cho những cá thể khác cùng loài. Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú.

II. Phân loại tập tính

Tập tính là kết quả của di truyền và môi trường sống. Dựa vào đặc điểm di truyền của tập tính có thể chia tập tỉnh thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

III. Một số hình thức học tập ở động vật

- Quá trình học tập là quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Qua học tập mà một số tập tỉnh của động vật có thể thay đổi hoặc hình thành mới. Khả năng học tập của động vật phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh. Những hình thức học tập phổ biển ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 14 (Cánh diều): Tập tính ở động vật (ảnh 1)

- Loài người có hệ thần kinh phát triển nhất trong bậc thang tiến hoá của sinh vật, do đó khả năng học tập của người là rất lớn. Quá trình học tập ở người là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ, hành vi của cả thể đó. Cơ chế của quá trình học tập đó là sự hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững.

IV. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống

Hiểu biết về tập tính đã được ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống con người như: 

- Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu. 

- Chọn các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng. 

- Sử dụng pheromone dễ dẫn dụ động vật. 

- Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống. 

- Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hoá các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cả thể và nội dung học tập.

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 14: Tập tính ở động vật

Câu 1 : Chim én (Delichon dasypus) thường bay về Phương Nam về mùa đông và bay trở lại miền Bắc vào mùa xuân khi thời tiết ấm áp. Đó là ví dụ về loại tập tính

A. xã hội

B. sinh sản

C. lãnh thổ

D. di cư

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Giữa các thời điểm trong năm có sự thay đổi chỗ ở của chim én

Câu 2 : Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.

B. Rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.

D. Do kiểu gen quy định.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen quy định sẵn từ khi sinh ra. Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi.

Câu 3 : Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là:

A. Bố mẹ chúng dạy

B. Do trứng chim chủ làm chật  tổ

C. Do bản năng sinh tồn của chúng

D. Chỉ có 1 số con chim non như vậy vì chúng hung hăng, ác độc

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hành động đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh là do bản năng sinh tồn của chúng, chúng không cần học tập.

Lời giải chi tiết :

Trứng của loài chim “đẻ nhờ” thường nở sớm hơn trứng loài chim chủ, sau khi nở ra chim non đẩy trứng của chim chủ ra khỏi tổ để không bị cạnh tranh. Nguyên nhân của hành động này là: do bản năng sinh tồn của chúng

Câu 4 : Tập tính động vật là:

A. Chuỗi những phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trường, nhờ đó mà động vật tồn tại và phát triển.

B. Các phản xạ có điều kiện của động vật học được trong quá trình sống.

C. Các phản xạ không điều kiện, mang tính bẩm sinh của động vật, giúp chúng được bảo vệ.

D. Các phản xạ không điều kiện, nhưng được sự can thiệp của não hộ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.

Câu 5 : Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là

A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động

B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động

C. kích thích → cơ quan thực hiện→ hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động

D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của tập tính là: kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Câu 6 : Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi

A. số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên

B. kích thích của môi trường kéo dài

C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần

D. kích thích của môi trường mạnh mẽ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên.

Câu 7 : Khi di cư, động vật trên cạn định hướng bằng cách nào?

A. Định hướng nhờ hướng gió, khí hậu.

B. Định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.

C. Định hướng nhờ nhiệt độ, độ dài ngày...

D. Định hướng dựa vào thành phần hoá học của nước và hướng dòng nước chảy

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Động vật trên cạn khi di cư định hướng bằng vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình.

Câu 8 : Tập tính ở động vật được chia thành các loại

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp.

B. bẩm sinh, hỗn hợp

C. học được, hỗn hợp.

D. tự nhiên, nhân tạo

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Câu 9 : Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính

A. sinh sản

B. di cư

C. xã hội

D. bảo vệ lãnh thổ

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là tập tính xã hội. Tập tính xã hội là đời sống thành bầy, thành đàn gồm các cá thể chung sống với nhau, có một số hoạt động chung và có sự phân chia thứ bậc trong đàn

Câu 10 : Xét các trường hợp sau :

(1) Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính

(2) Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

(3) Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính

(4) Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hiện tập tính

Có bao nhiêu trường hợp trên đây đúng về mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là 2: Không phải bất kỳ kích thích nào cũng làm xuất hiện tập tính

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài 14: Tập tính ở động vật

Lý thuyết Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Lý thuyết Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá