Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều 2024): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

3.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

I. Khái niệm sinh trưởng và phát triển

Mọi sinh vật đều sinh trưởng và phát triển. Sinh trưởng là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể. Ví dụ: sự tăng kích thước lá, sự dải ra của rễ, tăng chiều cao cây. Phát triển là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh vật. 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (ảnh 1)

II. Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển

1. Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng

- Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng ở sinh vật là tăng tế bào (khối lượng, kích thước, số lượng) dẫn đến tăng khối lượng, kích thước cơ thể. Ví dụ đối với cá chép năm thứ nhất dài khoảng 173 cm, nặng 0,3 – 0,5 kg/con; năm thứ hai dài khoảng 20,6 cm, nặng 0,7 – 1 kg/con; năm thứ ba dài khoảng 30,2 cm, nặng 1 – 1,5 kg/con.

- Tốc độ tăng trưởng và phân chia tế bảo có thể không giống nhau ở các bộ phận khác nhau và tuỳ thuộc giai đoạn sinh trưởng của cơ thể. Sự sinh trưởng có thể chậm lại hoặc ngừng khi cơ thể đạt đến kích thước tối đa.

2. Các dấu hiệu đặc trưng của phát triển

- Dấu hiệu đặc trưng của phát triển ở sinh vật là phân hoá tế bào, phát sinh hình thái, thay đổi chức năng sinh lí của cơ thể. Sự phát triển của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể có thời điểm bắt đầu và tốc độ khác nhau tuỳ theo từng giai đoạn.

- Quá trình phát triển được điều hoà bởi các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể.

III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

- Sinh trưởng và phát triển có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển và ngược lại, phát triển là điều kiện thúc đẩy sự sinh trưởng. 

- Tuỳ thuộc vào giống, loài cây, các chồi dinh thân chuyển hoá từ trạng thái sinh dưỡng hình thành lá sang trạng thái sinh sản hình thành hoa. Cơ thể động vật trước tuổi phát dục sinh trưởng rất nhanh, sau tuổi phát dục tốc độ sinh trưởng sẽ chậm lại. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

IV. Vòng đời và tuổi thọ

1. Khái niệm vòng đời và tuổi thọ

- Vòng đời (chu kì sống) là quá trình lặp lại theo trinh tự nhất định các thay đổi mà một cá thể sinh vật phải trải qua, bắt đầu từ khi được sinh ra cho đến các giai đoạn sinh trưởng. phát triển đến cơ thể trưởng thành, có thể sinh sản, rồi chết. Ở động vật và nhiều loài thực vật, vòng đời của một cá thể kết thúc bởi sự chết tự nhiên. Trong giai đoạn trưởng thành, cả thể sinh vật sẽ sinh sản, tạo ra thế hệ tiếp theo.

- Tuổi thọ được hiểu theo hai nghĩa: Tuổi thọ của loài sống theo lí thuyết được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết vì giả, vì vậy, được gọi là tuổi sinh lí; Tuổi thọ của loài được tính từ khi sinh ra cho đến lúc chết, mỗi cá thể chịu tác động khác nhau của các nhân tố sinh thái, vì vậy, được gọi là tuổi sinh thái. 

- Ở các sinh vật khác, thời gian trưởng thành diễn ra dài hơn. Ví dụ: Thời gian trưởng thành của voi là vài chục năm. Giới hạn tuổi thọ của mỗi loài được xác định bởi tính di truyền, do đó, một loài không thể sống được quá giới hạn tối đa đó ngay cả khi có những điều kiện thuận lợi nhất. Có nhiều yếu tố môi trường tác động làm giảm tuổi thọ.

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 15 (Cánh diều): Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật (ảnh 1)

2. Một số ứng dụng hiểu biết về vòng đời trong thực tiễn

- Có thể ứng dụng rộng rãi hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn. 

- Trong trồng trọt, chăn nuôi, vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất. Hiểu biết về vòng đời sinh vật gây hại sẽ giúp thực hiện các biện pháp tiêu diệt có hiệu quả.

- Dựa vào vòng đời của sinh vật có thể giúp chúng ta lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp nhất. 

3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người

Tuổi thọ của con người phụ thuộc rất lớn vào yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Những yếu tố môi trường là chế độ ăn uống, tập luyện, trạng thái tâm lí, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, bệnh tật...

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu 1 : Sinh trưởng là gì?

A. Quá trình tăng kích thước và tuổi của vật

B. Quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể

C. Quá trình tăng trọng lượng và tuổi tác của vật

D. Cả 3 đáp án đều sai

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thước (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

Câu 2 : Phát triển là gì?

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài của cá thể, gồm thay đổi chiều cao và cân nặng

B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra bên ngoài cơ thể của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm chiều cao, cân nặng

D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể, gồm thay đổi về số lượng, cấu trúc của tế bào, hình thái, trạng thái sinh lý

Câu 3 : Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là?

A. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào

B. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của chiều cao

C. Tăng khối lượng, số lượng và kích thước của cân nặng

D. Cả 3 đáp án đều đúng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng là tăng khối lượng, số lượng và kích thước của tế bào

Câu 4 : Tuổi thọ của sinh vật là?

A. Thời gian tán tỉnh bạn tình của sinh vật

B. Thời gian sinh con của sinh vật

C. Thời gian mà sinh vật chết

D. Thời gian sống của sinh vật

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tuổi thọ của sinh vật là thời gian sống của sinh vật

Câu 5 :  Khía cạnh tế bào, ở sinh vật sinh sản vô tính, cá thể mẹ…. để sinh ra cá thể con. Điền vào chỗ chấm.

A. Nguyên phân

B. Giảm phân

C. Nảy chồi

D. B và C

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ

Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển của động vật?

A. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của động vật ở mọi giai đoạn là giống nhau.

B. Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài.

C. Sự sinh trưởng diễn ra liên tục còn sự phát triển chỉ diễn ra ở giai đoạn phôi.

D. Sự phát triển diễn ra liên tục còn sự sinh trưởng chỉ diễn ra ở giai đoạn hậu phôi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vòng đời của động vật là khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loài

Câu 7 : Một cây vừa mới được trồng xuống đất, thì đâu là dấu hiệu của sự phát triển?

A. Cây chết khô dần

B. Cây ra rễ, ra lá, ra hoa

C. Lá cây bắt đầu rụng

D. Rễ cây bắt đầu thối dần

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

Câu 8 : Hoàn thành sơ đồ các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Hạt →  ……. →  ……. →  …….. →  ……..

A. Hạt nảy mầm  → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa kết quả.

B. Hạt nảy mầm → Ra hoa kết quả → Cây non → Cây trưởng thành

C. Hạt nảy mầm → Cây non → Cây trưởng thành → Cây con

D. Hạt nảy mầm → Cây con → Cây non → Cây trưởng thành

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hạt → Hạt nảy mầm  → Cây con → Cây trưởng thành → Ra hoa kết quả.

Câu 9 : Đâu là ứng dụng về hiểu biết sinh trưởng và phát triển:

A. Diệt muỗi trong giai đoạn ấu trùng

B. Tưới nước đều đặn cho cây phát triển rễ

C. Cho gà mái ấp trứng để nở ra gà con

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Trong trồng trọt và chăn nuôi:

- Chủ động điều khiển các yếu tố môi trường: chiếu sáng nhân tạo, bón phân, tưới nước, vệ sinh chuồng trại thường xuyên … để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển.

- Sử dụng chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau.

Trong phòng trừ sinh vật gây hại:

- Áp dụng những hiểu biết về sinh trưởng, phát triển của sinh vật để phòng trừ sinh vật có hại như muỗi, bướm … bằng cách cắt đứt một giai đoạn nào đó trong vòng đời.

- Ví dụ: Con người loại bỏ vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào và tiêu diệt ấu trùng.

Câu 10 : Yếu tố nào ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật?

A. Di truyền

B. Chế độ ăn

C. Lối sống lành mạnh

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều kiện môi trường và yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tuổi thọ thực tế của một cá thể. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như sự tác động của môi trường, bệnh tật và căng thẳng cũng có thể làm giảm tuổi thọ của cá thể

Lời giải chi tiết :

Yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của sinh vật:

- Di truyền

- Chế độ ăn

- Lối sống lành mạnh

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Tập tính ở động vật

Lý thuyết Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Lý thuyết Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 17: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Lý thuyết Bài 18: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Lý thuyết Bài 19: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật

Đánh giá

0

0 đánh giá