Tailieumoi.vn giới thiệu Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 14: Tập tính ở động vật chi tiết sách Cánh diều giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Sinh học 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Sinh học lớp 11 Bài 14: Tập tính ở động vật
Lời giải:
- Theo em, khi dịch chuyển vòng đánh dấu ra xa khỏi tổ ong, một số con ong không thể tìm lại được tổ của nó.
- Giải thích: Con ong đã định bị được tổ của mình bằng cách học được vị trí tương đối của tổ so với các mốc nhìn thấy được (như vòng quả thông bao quanh). Do đó, nếu chuyển dịch vòng quả thông đi, khi ong quay trở về, nó sẽ bay vào vị trí trung tâm của vòng quả thông chứ không phải là tổ của nó.
I. Khai niệm và vai trò của tập tính
Giải Sinh học 11 trang 94
Lời giải:
Vai trò của mỗi tập tính được mô tả ở trong hình:
- Tập tính giăng tơ của nhện ở hình (a) có vai trò giúp nhện thực hiện việc di chuyển và làm bẫy để bắt mồi.
- Tập tính tiết pheromone trên đường đi của kiến ở hình (b) có vai trò giúp kiến đánh dấu đường đi để giúp các con kiến khác trong đàn tìm được đường và lần theo.
- Tập tính dựng lông đuôi của chim công đực ở hình (c) có vai trò giúp chim công đực thu hút được chim công cái trong mùa sinh sản, tăng cơ hội truyền gene cho thế hệ sau; ngoài ra, phản xạ dựng lông đuôi của chim công đực cũng có thể được chúng dùng để đe dọa kẻ thù.
- Tập tính đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu của chó ở hình (d) có vai trò giúp chó bảo vệ được nơi ở, nguồn thức ăn, bạn tình,… của mình.
Lời giải:
Một số tập tính khác ở động vật và vai trò của tập tính đó đối với đời sống của động vật:
Tập tính |
Vai trò của tập tính |
Tập tính đứng tập trung xếp thành vòng tròn và thay phiên nhau hứng gió lạnh của chim cánh cụt. |
Giúp chim cánh cụt duy trì được thân nhiệt, vượt qua được điều kiện khí hậu lạnh khắc nghiệt. |
Tập tính ngủ đông của gấu. |
Giúp gấu duy trì sự sống qua mùa động lạnh giá và thiếu thức ăn. |
Tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy mèo của chuột. |
Giúp chuột tránh khỏi được sự săn đuổi của vật săn mồi – con mèo. |
Tập tính ấp trứng và chăm sóc, bảo vệ con non của các loài chim. |
Giúp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chim non sinh trưởng và phát triển. |
Tập tính tập thể dục buổi sáng ở người. |
Giúp con người tăng cường sức khỏe. |
II. Phân loại tập tính
• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp.
Lời giải:
• Các tập tính của động vật thể hiện ở hình 14.2 là các tập tính bẩm sinh.
• Lấy thêm ví dụ về các loại tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp:
- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; Ve sầu non (ấu trùng) sau khi nở sẽ chui xuống đất, khi trưởng thành sẽ chui lên, leo lên cây để lột xác; Gà trống gáy vào mỗi sớm; Gà con khi mới nở có tập tính đi theo vật chuyển động đầu tiên mà chúng nhìn thấy; Cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…
- Ví dụ về tập tính học được: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; Các con thỏ vừa thay nhau ăn vừa thay nhau canh chừng các loài thú ăn thịt; Rái cá "xây đập nước" để ở; Các con gấu cố gắng ăn thật nhiều để cơ thể béo lên trước kì ngủ đông; Tập thể dục buổi sáng ở người;…
- Ví dụ về tập tính hỗn hợp: Tập tính săn mồi của hổ (bẩm sinh hổ có khả năng săn mồi, qua học tập và rèn luyện thành kĩ năng săn mồi); Tập tính xây tổ của chim; Tập tính bắt chuột của mèo;…
III. Một số hình thức học tập ở động vật
Luyện tập trang 97 Sinh học 11: Con người có thể có những hình thức học tập nào?
• Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật.
Lời giải:
• Những hình thức học tập có ở con người: Quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
Ví dụ minh họa về các hình thức học tập ở con người:
Hình thức học tập |
Ví dụ minh họa ở con người |
Quen nhờn |
Ném 1 con rắn nhựa vào 1 người, người đó sẽ có phản ứng hốt hoảng bỏ chạy. Lặp lại hành động đó nhiều lần thì người đó sẽ không có phản ứng sợ hãi nữa. |
In vết |
Trẻ em vài tháng tuổi thường có "tính bám" đối với người thường xuyên chăm sóc mình (thường là người mẹ). |
Học nhận biết không gian |
Qua một vài lần được đi tới một địa điểm mới, con người đã định vị được đường đi đến địa điểm đó. |
Học liên hệ |
Kiểu học kinh điển: Khi ăn một quả chanh, vị chua của quả chanh làm người ăn tiết rất nhiều nước bọt. Sau đó vài lần, khi chỉ nghe đến từ "quả chanh", người đó sẽ có phản ứng tiết nước bọt. Kiểu học hành động: Khi không đội mũ bảo hiểm, người tham gia giao thông sẽ bị phạt. Nếu hình thức phạt được thực hiện thường xuyên và đủ tính răn đe, người tham gia giao thông sẽ chấp hành nghiêm túc quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. |
Học giải quyết vấn đề |
Thầy dạy toán yêu cầu học sinh giải một bài tập đại số mới. Dựa vào những kiến thức đã có, học sinh giải được bài tập đó. |
Học xã hội |
Trẻ em học cách ăn bằng đũa bằng cách quan sát cách ăn bằng đũa của những người xung quanh. |
• Lấy thêm các ví dụ về mỗi hình thức học tập ở động vật:
Hình thức học tập |
Ví dụ minh họa ở động vật |
Quen nhờn |
Thả một hòn đá nhỏ bên cạnh rùa, rùa sẽ rụt đầu vào chân vào mai. Lặp lại hành động thả đá nhiều lần thì rùa không rụt đầu và chân vào mai nữa. |
In vết |
Khi mới nở ra, chim non có "tính bám" và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên (thường là chim mẹ), nhờ đó, chúng được bố mẹ chăm sóc và bảo vệ nhiều hơn. |
Học nhận biết không gian |
Chim bay đi rất xa để kiếm ăn nhưng sau đó vẫn có thể quay trở về tổ của mình nhờ việc hình thành trí nhớ về đặc điểm không gian của môi trường. |
Học liên hệ |
Kiểu học kinh điển: Kết hợp đồng thời tiếng gõ kẻng với việc cho cá ăn, sau nhiều lần, chỉ cần nghe thấy tiếng gõ kẻng thì cá đã nổi lên mặt nước. Kiểu học hành động: Chim ăn côn trùng qua một số lần ăn thử các loại côn trùng có màu sắc và hình dạng khác nhau, chúng nhận ra được loại côn trùng nào ăn được, chúng sẽ tiếp tục ăn còn loại côn trùng nào ăn vào sẽ bị ngộ độc, chúng sẽ không ăn nữa. |
Học giải quyết vấn đề |
Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao. |
Học xã hội |
Hổ con quan sát cách hổ mẹ săn mồi để hoàn thiện kĩ năng săn mồi. |
IV. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống
Giải Sinh học 11 trang 98
Lời giải:
Một số ví dụ khác về ứng dụng tập tính trong đời sống:
- Dạy khỉ, cá heo,… biểu diễn xiếc (cần đối xử nhân đạo với động vật).
- Huấn luyện trâu bò trở về chuồng khi nghe thấy tiếng kẻng.
- Đặt bù nhìn rơm hình người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.
- Huấn luyện chó chăn cừu.
• Cho biết những ví dụ sau thuộc hình thức học tập nào.
- Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự.
- Học sinh làm bài thi cuối kì.
- Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng".
- Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa.
Lời giải:
• Ví dụ chứng minh pheromone là chất được sử dụng như những tín hiệu hóa học của các cá thể cùng loài: Tuyến ở cuối bụng bướm tằm cái (Bombyx mori) tiết pheromone vào không khí để thu hút bướm tằm đực đến giao phối. Loại pheromone này không có tác dụng thu hút các loài khác.
• Phân loại các hình thức học tập:
- "Khi chuột nhắt cắn vào một con sâu bướm sặc sỡ của loài bướm chúa, nó sẽ nhận được chất dịch khó chịu trong miệng. Từ đó, chuột sẽ không tấn công các con sâu có hình dáng tương tự" là hình thức học liên hệ kiểu học hành động.
- "Học sinh làm bài thi cuối kì" là hình thức học giải quyết vấn đề.
- "Ong chỉ đường cho các con ong thợ khác về vị trí của hoa bằng "kiểu múa lắc bụng"" là hình thức học xã hội.
- "Nếu chạm nhẹ vào đầu một con ốc sên đang bò, con ốc sên sẽ rụt đầu vào trong vỏ. Lặp lại kích thích này nhiều lần thì ốc sên không rụt đầu vào vỏ nữa" là hình thức học quen nhờn.
Xem thêm các bài giải SGK Sinh học lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 15: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 16: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
Lý thuyết Bài 14: Tập tính ở động vật
I. Khái niệm và vai trò của tập tính
- Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển. Các hoạt động của tập tính là kết quả thực hiện của các phản xạ liên tiếp.
- Một trong những yếu tố thể dịch quan trọng ảnh hưởng đến tập tỉnh là pheromone. Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, có thể gây ra những phản ứng chuyên biệt, được sử dụng như những tín hiệu hoa học cho những cá thể khác cùng loài. Pheromone phổ biến ở côn trùng, động vật có vú.
Tập tính là kết quả của di truyền và môi trường sống. Dựa vào đặc điểm di truyền của tập tính có thể chia tập tỉnh thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được, tập tính hỗn hợp.
III. Một số hình thức học tập ở động vật
- Quá trình học tập là quá trình hình thành phản xạ có điều kiện. Qua học tập mà một số tập tỉnh của động vật có thể thay đổi hoặc hình thành mới. Khả năng học tập của động vật phụ thuộc vào sự phát triển của hệ thần kinh. Những hình thức học tập phổ biển ở động vật gồm: quen nhờn, in vết, học nhận biết không gian, học liên hệ, học giải quyết vấn đề, học xã hội.
- Loài người có hệ thần kinh phát triển nhất trong bậc thang tiến hoá của sinh vật, do đó khả năng học tập của người là rất lớn. Quá trình học tập ở người là quá trình tương tác giữa cá thể với môi trường, kết quả dẫn đến sự biến đổi bền vững về nhận thức, thái độ, hành vi của cả thể đó. Cơ chế của quá trình học tập đó là sự hình thành các phản xạ có điều kiện trên cơ sở phản xạ không điều kiện hoặc phản xạ có điều kiện đã hình thành bền vững.
IV. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống
Hiểu biết về tập tính đã được ứng dụng trong nhiều mặt của đời sống con người như:
- Chọn lọc, thuần dưỡng những động vật hoang dã thành những vật nuôi nhưng vẫn giữ được tập tính có lợi của loài ban đầu.
- Chọn các loài thiên địch để tiêu diệt sâu hại cây trồng.
- Sử dụng pheromone dễ dẫn dụ động vật.
- Dạy động vật những phản xạ phục vụ đời sống.
- Tăng hiệu quả học tập ở người bằng đa dạng hoá các phương pháp học tập để phù hợp với lứa tuổi, cả thể và nội dung học tập.