Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình lơ phơ trong câu thơ thứ hai

3.1 K

Với giải Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8. Mời các bạn đón xem:

Giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài tập 4. trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Thu Vịnh

(Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971, tr. 106)

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình lơ phơ trong câu thơ thứ hai

Trả lời:

Khi phân tích tác dụng của việc sử dụng từ lơ phơ, em cần chú ý ngữ cảnh và mối liên hệ với các từ ngữ chỉ sự vật: cần trúc (thân trúc mảnh mai, dáng cong như chiếc cần câu), gió hắt hiu (làn gió heo may thoảng nhẹ). Từ lơ phơ gợi được hình ảnh những chiếc lá trúc thưa thớt, khẽ lay động trong làn gió nhẹ của mùa thu.

Đánh giá

0

0 đánh giá