Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển | Soạn VTH Ngữ văn 8 Kết nối tri thức

2.9 K

Với Soạn Vở thực hành Ngữ văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VTH Ngữ văn 8. Mời các bạn đón xem:

Soạn VTH Ngữ văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

A. Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt trang 19

Văn bản 1: Thu điếu

Bài tập 1 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ: ……………

b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:

- Đặc điểm về bố cục: Bài thu điếu có thể chia thành 2 phần: ….. câu thơ đầu và …. Câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:

….. câu thơ đầu

…. câu thơ cuối

 

 

- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc: ……………

- Đặc điểm về vần, nhịp, đối: ……………

Trả lời:

a. Thu điếu được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

b. Đặc điểm thi luật của thể thơ được thể hiện trong bài thơ:

- Đặc điểm về bố cục: Bài thu điếu có thể chia thành 2 phần: 6 câu thơ đầu và 2 câu thơ cuối. Nội dung chính của từng phần:

6 câu thơ đầu

2 câu thơ cuối

Hình tượng thiên nhiên mùa thu

Hình tượng con người

- Đặc điểm về niêm, luật bằng trắc: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh. Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).

- Đặc điểm về vần, nhịp, đối: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,… Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)

Bài tập 2 trang 19 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Ý nghĩa của nhan đề bài thơ: ……………

- Mối liên hệ giữa nhan đề Thu điếu và 2 câu thơ đầu: 

Trả lời:

- Ý nghĩa của nhan đề bài thơ: Thu điếu có nghĩa là “Câu cá mùa thu”. Việc câu cá chẳng qua là cái cớ, cái hoàn cảnh, cái chỗ để nói về mùa thu, để thưởng thức mùa thu mà thôi. Mùa thu, nhất là mùa thu ở làng quê, vốn đẹp, nhưng mùa thu, cảnh thu ngắm từ vị trí người câu cá, thưởng thức từ tâm trạng người ngồi câu cá, lại có cái đẹp, cái thú riêng.

- Mối liên hệ giữa nhan đề Thu điếu và 2 câu thơ đầu: Hai câu đề triển khai ẩn ý chứa trong nhan đề. Hai câu đề miêu tả không gian thu với cảnh sắc rất mộc mạc, giản dị mang nét đặc trưng chất thu, khí thu của làng quê Bắc Bộ.

Bài tập 3 trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những khoảng không gian và trình tự miêu tả không gian trong bài thơ:

- Những khoảng không gian được miêu tả:  

- Nhận xét về trình tự miêu tả không gian:  

Trả lời:

- Những khoảng không gian được miêu tả: Mặt ao (nước, thuyền câu, sóng), bầu trời (tầng mây, trời), mặt đất (ngõ trúc).

- Nhận xét về trình tự miêu tả không gian: Từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp.

Bài tập 4 trang 20 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu:

Sự vật

Từ ngữ miêu tả

Giá trị biểu đạt

Ao thu

 

 

Thuyền câu

 

 

Sóng

 

 

 

 

Bầu trời

 

 

Lối ngõ

 

 

b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động của các sự vật:

- Hình dáng: ……………

- Màu sắc: ……………

- Âm thanh: ……………

- Chuyển động: ……………

c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu: ……………

Trả lời:

a. Chỉ ra và phân tích những từ ngữ miêu tả các sự vật trong bức tranh thu:

Sự vật

Từ ngữ miêu tả

Giá trị biểu đạt

Ao thu

lạnh lẽo, trong veo

Gợi tiết trời se lạnh, mặt nước phẳng lặng, làn nước trong suốt, như có thể nhìn thấu đáy

Thuyền câu

bé tẻo teo

Từ láy tượng hình, nhấn mạnh sự bé nhỏ của con thuyền chỉ như chiếc lá đậu trên mặt ao thu

Sóng

biếc, hơi gợn tí

Sóng lăn tăn với màu xanh của làn nước mùa thu

vàng

Màu vàng điểm xuyết của lá thu mang lại ấn tượng về một bức tranh thiên nhiên tươi sáng

Bầu trời

xanh ngắt

Đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi nền trời cao, rộng và không gian trong trẻo của một ngày thu nắng đẹp

Lối ngõ

Nhỏ, quanh co

Không gian quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, gợi khung cảnh im vắng, tĩnh lặng

b. Nhận xét về hình dáng, màu sắc, âm thanh, chuyển động của các sự vật:

- Hình dáng: Không gian của ao thu và hình dáng thuyền câu toát lên nét hài hoà, xinh xắn.

- Màu sắc: màu xanh ngắt đặc trưng của trời thu đất Bắc, gợi nền trời cao, rộng và không gian trong trẻo của một ngày thu nắng đẹp; tầng mây lơ lửng tạo hình khối, toát lên vẻ bình yên, thanh tĩnh. Màu xanh của trời thu (xanh ngắt), của mặt nước mùa thu (sóng biếc), màu vàng điểm xuyết của lá thu (lá vàng),... mang lại ấn tượng vẽ một bức tranh thiên nhiên tươi sáng.

- Âm thanh: tiếng cá “đớp động dưới chân bèo” đầu đó trên mặt ao thu.

- Chuyển động: nhẹ, khẽ khàng.

c. Khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ Thu điếu: Không khí mát lành; trời thu trong xanh, cao rộng; không gian êm đêm, thanh tĩnh; cảnh sắc hài hoà, giàu chất thơ;...

Bài tập 5 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tư thế và trạng thái của con người được miêu tả trong hai câu thơ kết:

- Tư thế:

- Trạng thái:

- Nỗi niềm tâm sự của tác giả qua cảm nhận của em:

Trả lời:

- Tư thế: Của người ngồi cầu cá “tựa gối, buông cần”, như đang thu mình trên chiếc thuyên câu bé nhỏ.

- Trạng thái: trầm tư (trầm lắng, suy tư)

- Nỗi niềm tâm sự của tác giả qua cảm nhận của em: em cảm nhận được ở Nguyễn Khuyến một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên đất nước, một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.  Đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.

Bài tập 6 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chủ đề của bài thơ:

Chủ đề của bài thơ: ……………

Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó: ……………

Trả lời:

Chủ đề của bài thơ: Bài thơ Thu điếu thể hiện sự cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của mùa thu đất Bắc và tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương của tác giả; qua đó bày tỏ niềm ưu tư trước thời cuộc.

Tâm hồn của tác giả thể hiện qua chủ đề đó: Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan hoà với thiên nhiên; yêu mến và trân trọng cuộc sống bình yên nơi làng quê; tâm sự sâu kín của một con người dẫu tìm về cuộc sống ẩn dật vẫn không nguôi nỗi buồn thời thế,...

Bài tập 7 trang 21 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích 2 câu thơ em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu.

Trả lời:

Đoạn văn tham khảo

Nếu như ở bài Thu vịnh cảnh thu được đón nhận từ cao xa rồi mới đến gần thì bài Câu cá mùa thu khung cảnh thiên nhiên mùa thu lại được đón nhận ở một chiều kích khác: từ gần rồi tiến ra cao xa và từ cao xa trở về gần. Khung cảnh được mở ra với nhiều chiều hướng vô cùng sinh động: cảnh thu được mở ra với hình ảnh không gian hết sức trong trẻo:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.

Thực hành Tiếng Việt trang 22

Bài tập 1 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết các từ tượng hình và từ tượng thanh trong các đoạn thơ, đoạn văn vào bảng:

Đoạn

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

a

 

 

b

 

 

c

 

 

Trả lời:

Đoạn

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

a

Tẻo teo, lơ lửng, quanh co,...

 

b

Vắt vẻo

Líu lo

c

Phập phồng

Lích chích

 

Bài tập 2 trang 22 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Gạch dưới và phân tích tác dụng của các từ tượng hình, từ tượng thanh trong đoạn thơ sau:

a) Năm gian nhà có thấp le te

Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe

Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt

Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

(Nguyễn Khuyến, Thu ẩm)

Từ tượng hình

Tác dụng

 

 

b) Sáng hồng lơ lửng mây son,

Mặt trời thức giấc véo von chim chào.

Cổng làng rộng mở. Ồn ào,

Nông phu lững thững đi vào nắng mai.

(Bàng Bá Lân, Cổng làng)

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Từ

Tác dụng

Từ

Tác dụng

 

 

 

 

Trả lời:

a)

Từ tượng hình

Tác dụng

le te, lập loè, phất phơ, lóng lánh

- Từ le te gợi hình ảnh những ngôi nhà tranh thấp, hẹp ở làng quê Việt Nam xưa.

- Từ lập loè gợi ánh sáng chợt loé lên, chợt tắt đi của đom đóm; làm nổi bật thêm cái tối của nhũng lối ngõ nhỏ và sự im vắng, tĩnh lặng của đêm khuya.

- Từ phất phơ miêu tả sự lay động khẽ khàng của làn khói mỏng trong buổi chiều thu khi tiết trời se lạnh, gợi được cả làn gió nhẹ.

- Từ lóng lánh gợi hình ảnh ánh trăng được phản chiếu từ mặt ao thu, khi làn nước trong trẻo xao động.

b)

Từ tượng hình

Từ tượng thanh

Từ

Tác dụng

Từ

Tác dụng

lơ lửng, lững thững

Từ lơ lửng tả hình ảnh những đám mây như treo trên lưng chừng trời, gợi vẻ đẹp bình yên.

Từ lững thững gợi tả dáng đi thong thả của nhũng người nông dần bước ra khỏi cổng làng, bắt đầu một ngày lao động, mà như “đi vào nắng mai”.

véo von, ồn ào

Từ véo von gợi tiếng chim trong trẻo, tươi vui như tiếng trẻ thơ; từ ồn ào gợi không khí sôi động nơi cổng làng vào buổi sớm mai.

 

Bài tập 3 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: a. Các từ tượng hình và tượng thanh trong đoạn văn:

- Các từ tượng hình: …………………..

- Các từ tượng thanh: …………………..

b. Phân tích tác dụng của một từ tượng hình và một từ tượng thanh trong đoạn văn đó:

- Tác dụng của từ tượng hình: …………………..

- Tác dụng của từ tượng thanh: …………………..

Trả lời:

a. Các từ tượng hình và tượng thanh trong đoạn văn:

- Các từ tượng hình: li ti

- Các từ tượng thanh: lao xao, vù vù, líu ríu

b. Phân tích tác dụng của một từ tượng hình và một từ tượng thanh trong đoạn văn đó:

- Tác dụng của từ tượng hình: Từ “li ti” gợi hình ảnh những chấm trắng trên bộ lông của con chim manh manh, gợi khung cảnh đẹp và phong phú của đất rừng phương Nam.

- Tác dụng của từ tượng thanh: Từ “lao xao” gợi âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của gió trong không gian im vắng, tĩnh lặng của núi rừng phương Nam.

Văn bản 2: Thiên Trường vãn vọng

Bài tập 1 trang 23 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Thiên Trường vãn vọng được sáng tác theo thể thơ: …………………..

Căn cứ để xác định thể thơ: …………………..

Trả lời:

Thiên Trường vãn vọng được sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt

Căn cứ để xác định thể thơ: Bài thơ có 4 câu, mỗi câu có bảy chữ. Về luật thơ: luật trắc.

Bài tập 2 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Khoảng thời gian được tác giả lựa chọn để tái hiện cảnh vật ở hai câu thơ đầu: …………………..

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: …………………..

Trả lời:

- Khoảng thời gian được tác giả lựa chọn để tái hiện cảnh vật ở hai câu thơ đầu: buổi chiều tà (hoàng hôn).

- Mối liên hệ giữa thời gian và các hình ảnh được miêu tả: Các thôn xóm đã chìm dần trong sương khói như mơ như thực. (Khi chiều xuống thường có lớp sương bao quanh gióng như làn khói). Một khung cảnh làng quê thật thanh bình và êm ả, nên thơ.

Bài tập 3 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bức tranh cuộc sống được gợi lên qua những hình ảnh ở hai câu thơ cuối: …………………..

Trả lời:

Bức tranh cuộc sống được gợi lên qua những hình ảnh ở hai câu thơ cuối:

- Hình ảnh trẻ chăn trầu thổi sáo “lùa trâu về hết” gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh - khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy, nghỉ ngơi,...

- Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng: hình ảnh gần gũi, thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên, ấm áp.

Bài tập 4 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những khoảng không gian được miêu tả trong bài thơ: …………………..

- Trình tự miêu tả không gian: …………………..

Trả lời:

- Những khoảng không gian được miêu tả trong bài thơ:

+ Không gian thôm xóm: Thôn xóm chìm dưới màn khói chiều

+ Không gian đồng quê: Trẻ mục đồng đã khuất sau những thôn trước, thôn sau. Những cánh cò trắng chao liệng xuống dưới những cánh đồng.

- Trình tự miêu tả không gian:

+ Không gian trải rộng, từ xa đến gần: nhan để “vãn vọng” (trông xa), hình ảnh “sau thôn, trước thôn”, từ toàn cảnh đến cận cảnh.

+ Không gian trải dài: theo con đường trẻ mục đồng “lùa trầu vể hết”

+ Không gian được nối từ cao xuống thấp: theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng.

Bài tập 5 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được miêu tả trong bài thơ: …………………..

- Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ: …………………..

Trả lời:

- Đặc điểm bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được miêu tả trong bài thơ: giản dị, bình yên, ấm áp.

- Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ thể hiện qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ:

+ Tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người, cuộc sống.

+ Niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường.

Bài tập 6 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm xúc của em được gợi lên từ câu kết trong Thiên Trường vãn vọng:..........

Trả lời:

Cảm xúc của em được gợi lên từ câu kết trong Thiên Trường vãn vọng: Câu kết: Bạch lộ song song phi hạ điền (Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng). Hình ảnh “cò trắng từng đôi liệng xuống đồng” gợi vẻ đẹp yên bình, tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Làm cho không gian được mở ra, trở nên thoáng đãng, cao rộng, trong sạch, yên ả. Qua đó còn cho thấy sự hài hòa giữa con người với thiên nhiên, đem lại cảm giác thân quen, gần gũi.

Bài tập 7 trang 24 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả Thiên Trường vãn vọng là một vị vua, đã từng 2 lần cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. Điều đó gợi cho em suy nghĩ sau khi đọc bài thơ: …………………..

Trả lời:

- Tác giả Thiên Trường vãn vọng là một vị vua, đã từng 2 lần cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược Mông – Nguyên. Điều đó gợi cho em suy nghĩ sau khi đọc bài thơ: Tác giả của bài thơ là một ông vua có tâm hồn thi sĩ. Đọc bài thơ, ta thấy hoàn toàn không có sự ngăn cách nào giữa một người lãnh đạo cao nhất của một quốc gia với một người nông dân thuần phác (cảnh được nhìn và miêu tả ở những nét gần gũi và dân dã nhất). Điều đó cho thấy, nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình. Phải chăng vì các vị vua Trần rất thân dân, yêu dân như con mà mỗi khi đứng trước hoạ xâm lăng (nhất là trong ba lần quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta) nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân chống xâm lược thành công.

Bài tập 8 trang 25 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về ………………… trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng: ………………..

Trả lời:

Đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhan đề hoặc một hình ảnh đặc sắc trong bài thơ Thiên Trường vãn vọng:

Đoạn văn tham khảo:

Trong văn học trung đại bên cạnh đề tài thể hiện tình yêu đất nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc thì còn có những bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh vật. Tình cảm đó được thể hiện rõ nét trong hai câu đầu bài thơ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra của Trần Nhân Tông.

Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên

Bán vô bán hữu tịch dương biên

Cảnh vật hiện ra không rõ nét, nửa hư nửa thực, mờ ảo. Đó là cảnh chiều muộn cảnh vật nhạt nhòa trong sương, thể hiện vẻ đẹp mơ màng, yên tĩnh nơi thôn dã. Cảnh đó một phần là thực một phần do cảm nhận riêng của tác giả. Khung cảnh vừa như thực lại vừa như cõi mộng “bán vô bán hữu” – nửa như có nửa như không. Thời gian buổi chiều gợi nên nỗi buồn man mác, không gian làng quê im ắng, tĩnh mịch. Điều đó cho thấy một tâm hồn tinh tế nhạy cảm trước vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.

Thực hành Tiếng Việt trang 25

Bài tập 1 trang 25 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Ghi lại các câu thơ, câu văn có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong các trường hợp:

a. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: ……………………..

b. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: ……………………..

c. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: ……………………..

Trả lời:

a. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: Lặn lội thân cò khi quãng vắng/ Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

b. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: Xóm làng xanh mát bóng cây/ Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.

c. Câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: Sấp ngửa, chị chạy vào cổng/ vội vàng chị vào trong nhà.

Bài tập 2 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: a. Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ: ……………………..

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ: ……………………..

Trả lời:

a. Các câu thơ sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong từng câu thơ:

+ Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ lom khom lẽ ra đặt sau cụm từ tiều vài chú và từ tiều đặt sau vài chú, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

+ Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ lác đác phải đặt sau cụm từ chợ mấy nhà và từ chợ đặt sau cụm từ mấy nhà, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng. 

+ Câu 3, 4: Cụm từ nhớ nước, đau lòng, thương nhà, mỏi miệng được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ - nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương - nhớ gia đình, quê hương.

Bài tập 3 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Gạch dưới các từ ngữ được đảo vị trí và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ trong đoạn thơ sau:

a. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: …………………..

b. Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: …………………..

c. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: …………………..

Trả lời:

a. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: nhấn mạnh tình cảnh bơ vơ, tan tác; tâm trạng hoang mang, sợ hãi của con người và vạn vật khi chiến tranh bất ngờ ập đến; thể hiện được nỗi buồn thương, đau đớn trước cảnh nước mất, nhà tan, nhân dân lầm than.

b. Con đê cát đỏ cỏ viền

Leng keng nhạc ngựa ngược lên chợ Gò.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: gợi ấn tượng về những âm thanh rộn rã, tươi vui của tiếng nhạc ngựa và thể hiện niềm vui trước nhịp sống bình yên, thân thuộc của quê hương.

c. Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ: nhấn mạnh không khí đông vui, nhịp sống sôi động nơi làng chài khi đón những con thuyền đầy ắp cá, bình yên trở vể sau chuyến ra khơi.

Văn bản 3: Ca Huế trên sông Hương

Bài tập 1 trang 26 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự gắn bó mật thiết giữa các điệu hò xứ Huế với cuộc sống của con người:........

Trả lời:

Sự gắn bó mật thiết giữa các điệu hò xứ Huế với cuộc sống của con người: các câu hò xứ Huế được hình thành, nuôi dưỡng từ cuộc sống sinh hoạt, lao động của nhân dân.

Bài tập 2 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Thời gian, không gian biểu diễn ca Huế và tác dụng của thời gian, không gian ấy đối với việc thưởng thức ca Huế:

BIỂU DIỄN CA HUẾ

Thời gian

Không gian

Tác dụng đối với việc thưởng thức ca Huế

 

 

 

Trả lời:

BIỂU DIỄN CA HUẾ

Thời gian

Không gian

Tác dụng đối với việc thưởng thức ca Huế

Ban đêm

Trên một con thuyển rồng, giữa dòng sông Hương

Khiến cho việc thưởng thức ca Huế thêm sinh động, lãng mạn

Bài tập 3 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ: …………………..

Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp: …………………..

Trả lời:

Theo văn bản, ca Huế được hình thành từ: dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

Nguồn gốc đặc biệt ấy mang lại cho ca Huế vẻ đẹp: phong phú, đa dạng; vừa sôi nổi tươi vui vừa trang trọng, uy nghi - từ khúc điệu, thể điệu đến âm hưởng, lời ca,...

Bài tập 4 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận trong văn bản: ……………

Trả lời:

Tác dụng của việc kết hợp các yếu tố có vai trò kể chuyện, miêu tả, bộc lộ cảm xúc, bình luận trong văn bản: giúp người đọc hiểu nguồn gốc, đặc điểm, cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế; thể hiện được tình cảm, thái độ của người viết và nhấn mạnh vị trí, ý nghĩa của ca Huế,...

Bài tập 5 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế: …………………..

Trả lời:

Nhận xét về tình cảm tác giả dành cho ca Huế, xứ Huế: Đó là tình yêu, niềm tự hào vể một sản phẩm văn hoá độc đáo; là thái độ nâng niu, trần trọng và ý thức gìn giữ, tôn vinh những di sản tinh thần quý giá của quê hương, đất nước.

Văn bản 4: Qua Đèo Ngang

Bài tập 1 trang 27 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Xác định thể thơ và đề tài của bài thơ Qua Đèo Ngang:

- Thể thơ: ……………….

- Đề tài: ……………….

Trả lời:

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Đề tài: Thiên nhiên và quê hương đất nước

Bài tập 2 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm thi luật của thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện qua bài thơ Qua Đèo Ngang:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

T T B B T T B

 

B

4/3

 

2

T B B T T B B

Câu 2 và câu 3

B

4/3

 

3

  B B T T B B T

 

4/3

Đối

4

  T T B B T T B

Câu 4 và câu 5

B

4/3

5

T T B B B T T

 

4/3

Đối

6

   B B T T T B B

Câu 6 và câu 7

B

4/3

7

B B T T B B T

 

4/3

 

8

  T T B B B T B

 

B

4/3

 

 

Bài tập 3 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các yếu tố thời gian, không gian, âm thanh, sự vật được tác giả sử dụng để miêu tả bức tranh thiên nhiên:

Bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang

Thời gian

Không gian

Âm thanh

Sự vật

 

 

 

 

Trả lời:

Bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang

Thời gian

Không gian

Âm thanh

Sự vật

bóng xế tà (buổi chiều tà)

Đèo Ngang

con quốc quốc, cái gia gia

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa, chú tiều, chợ bên sông, con quốc quốc, cái gia gia, trời, non, nước

 

Bài tập 4 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên: ……………………….

Trả lời:

Đặc điểm của bức tranh thiên nhiên: Vắng lặng, heo hút, tiêu điều, hoang sơ.

Bài tập 5 trang 28 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ: ……………………….

Trả lời:

Cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ:

- Tâm trạng nhớ nước, nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả. Đó cũng chính là tâm trạng hoài cổ của nữ sĩ.

- Tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa vũ trụ bao la, rộng lớn.

Bài tập 6 trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của một từ tượng hình, một từ tượng thanh và việc sử dụng một biện pháp tu từ đảo ngữ trong bài thơ:

- Tác dụng của một từ tượng hình: …………………….

- Tác dụng của một từ tượng thanh: …………………….

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong một câu thơ: …………………….

Trả lời:

- Tác dụng của một từ tượng hình: lom khom, lác đác: Nhà thơ muốn nhấn mạnh vào sự nhỏ bé của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Con người chỉ là một chấm nhỏ lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

- Tác dụng của một từ tượng thanh: quốc quốc, gia gia: Bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương.

- Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong một câu thơ: Lác đác bên sông chợ mấy nhà: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ lác đác phải đặt sau cụm từ chợ mấy nhà và từ chợ đặt sau cụm từ mấy nhà, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

B. Thực hành viết trang 29

Bài tập 1 trang 29 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Điền thông tin vào các mục dưới đây để chuẩn bị nội dung chính cho bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật:

a. Nhan đề bài thơ và tên tác giả: ……………….

b. Thể thơ, bố cục và đề tài: …………………..

c. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

- Đặc điểm nội dung: …………………..

- Đặc điểm nghệ thuật: …………………..

d. Vị trí và ý nghĩa của bài thơ: …………………..

Trả lời:

a. Nhan đề bài thơ và tên tác giả: Thu điếu (Nguyễn Khuyến)

b. Thể thơ, bố cục và đề tài: thất ngôn bát cú Đường luật, bố cục 6/2, đề tài thiên nhiên quê hương, đất nước.

c. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật:

- Đặc điểm nội dung: Bức tranh thiên nhiên mùa thu làng quê đồng bằng Bắc Bộ và nỗi niềm tâm sự của tác giả.

- Đặc điểm nghệ thuật: Khắc họa thiên nhiên, con người, ngôn ngữ trong sáng, giản dị, nghệ thuật lấy động tả tĩnh, gieo vần đặc sắc,…

 

d. Vị trí và ý nghĩa của bài thơ: là 1 trong 3 bài thơ thu hay nhất của Nguyễn Khuyến. Bài thơ Câu cá mùa thu với ngôn ngữ bậc thầy không chỉ cho người đọc thấy tài năng của Nguyễn Khuyến trong việc dùng từ. Mà đằng sau đó ta còn cảm nhận được một tâm hồn gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đất nước, tấm lòng yêu nước thầm lặng nhưng không kém phần sâu nặng.

Bài tập 2 trang 30 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết mở bài cho bài văn phân tích một bài thơ Đường luật theo đề tài em đã xác định ở bài tập 1

Trả lời:

Viết mở bài cho bài văn phân tích một bài thơ Đường luật theo đề tài em đã xác định ở bài tập 1: Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao và giàu lòng yêu nước, ông một lòng không hợp tác với kẻ thù. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ hay và đặc biệt là chùm ba bài thơ thu điển hình cho làng quê, phong cảnh Việt Nam. Trong đó nổi bật hơn cả là bài Thu điếu (Câu cá mùa thu).

C. Thực hành nói và nghe trang 30

Hoàn thành phiếu ghi chú dưới đây để chuẩn bị nội dung bài nói:

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm: …………….

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm,…): ……………….

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng: ……………

- Giá trị: ………………..

- Hướng bảo tồn, phát triển: ……………….

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại:…………

Trả lời:

PHIẾU GHI CHÚ

a. Sản phẩm văn hóa truyền thống mà em quan tâm: Bánh chưng

b. Một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống đó (xuất xứ, đặc điểm của sản phẩm,…): Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy,… Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

c. Ý kiến nhận xét, đánh giá của em về sản phẩm văn hóa truyền thống:

- Hiện trạng: Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.Bên cạnh phần lớn gia đình Việt vần còn giữ nếp nấu bánh chưng ngày Tết thì vẫn còn một bộ phận xem nhẹ mà ưa chuộng những thứ bánh nước ngoài,….

- Giá trị: Một món ăn đặc trưng, tiêu biểu cho nền văn minh lúa nước của người Việt.

- Hướng bảo tồn, phát triển: Giữ gìn, bảo tồn và phát triển, đưa món bánh chưng phát triển ra cả Quốc tế,…

d. Ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại: Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

D. Thực hành củng cố, mở rộng trang 31

Bài tập 1 trang 31 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Biểu hiện của một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật thể hiện trong bài thơ Thu điếu:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

Đối

1

-B-T-B-

B

veo

4/3

 

2

-T-B-T-

T

leo

4/3

 

3

-T-B-T-

T

-

4/3

Đối

4

-B-T-B-

B

vèo

4/3

Đối

5

-B-T-B-

B

-

4/3

Đối

6

-T-B-T-

T

teo

4/3

Đối

7

-T-B-T-

T

-

2/2/3

 

8

-B-T-B-

B

bèo

4/3

 

Bài tập 2 trang 32 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đặc điểm hình thức của thể thơ tứ tuyệt Đường luật thể hiện qua bài thơ Thiên Trường vãn vọng (bản phiên ân):

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

 

 

 

 

4

 

 

 

 

Trả lời:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Nhịp

1

-T-B-T-

T

yên

4/3

2

-B-T-B-

B

biên

4/3

3

-B-T-B-

B

-

4/3

4

-T-B-T-

T

điền

4/3

Bài tập 3 trang 32 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chọn một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứu tuyệt Đường luật mà em yêu thích và ghi lại những thông tin chính về bài thơ đó:

- Tên bài thơ và tác giả: ……………….

- Đặc điểm về luật bằng trắc: niêm, vần, nhịp, đối:

+ Luật bằng trắc: ……………..

+ Niêm: ……………

+ Vần: …………….

+ Nhịp: ……………

+ Đối: ……………..

- Bố cục và ý chính của từng phần: …………………

- Chủ đề: ……………………..

- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật: …………………

Trả lời:

- Tên bài thơ và tác giả: “Bạn tới chơi nhà” – Nguyễn Khuyến

- Đặc điểm về luật bằng trắc: niêm, vần, nhịp, đối:

+ Luật bằng trắc: Luật trắc

+ Niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh.

+ Vần: nhà – xa – gà – hoa – ta.

+ Nhịp: 4/3

+ Đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

- Bố cục và ý chính của từng phần:

+ Phần 1 (câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

- Chủ đề: Ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả.

- Một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

+ Tạo tình huống bất ngờ, thú vị

+ Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học

Thực hành đọc mở rộng trang 33

Thực hành đọc mở rộng trang 33 VTH Ngữ văn 8: Ghi chép thông tin, ý tưởng về một bài thơ Đường luật mà em tự đọc vào Nhật kí đọc sách dưới đây:

Nhật kí đọc sách

Ngày:

Nhan đề bài thơ:

Tên tác giả:

Thể loại:

Chủ đề:

Bố cục:

Đặc điểm về niêm, luật:

Đặc điểm về vần, nhịp, đối:

Hình ảnh đặc sắc:  

Biện pháp tu từ và tác dụng:  

Cảm nghĩ của em về bài thơ:  

Trả lời:

Nhật kí đọc sách

Ngày: 19/7/2023

Nhan đề bài thơ: Bạn đến chơi nhà

Tên tác giả: Nguyễn Khuyến

Thể loại: Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

Chủ đề: Tình bạn

Bố cục:

+ Phần 1 (câu đầu): Giới thiệu tình huống bạn đến chơi

+ Phần 2 (6 câu tiếp): Hoàn cảnh gia đình khi bạn đến chơi

+ Phần 3 (câu cuối): Khẳng định tình bạn chân thành

Đặc điểm về niêm, luật: Chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (thời – sâu), câu 4 và câu 5 (rộng – chửa), câu 6 và câu 7 (vừa – trò), câu 1 và câu 8 (bấy – đến) cùng thanh. Luật trắc

Đặc điểm về vần, nhịp, đối:

+ Vần: nhà – xa – gà – hoa – ta.

+ Nhịp: 4/3

+ Đối: câu 3 và câu 4, câu 5 và câu 6

Hình ảnh đặc sắc: Đầu trò tiếp khách, trầu không có/ Bác đến chơi đây ta với ta.

Biện pháp tu từ và tác dụng: Liệt kê, đối,… Tạo tình huống bất ngờ, thú vị.

Cảm nghĩ của em về bài thơ:  Bài thơ ngợi ca tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả. Về đặc sắc nghệ thuật: Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học.

Xem thêm các bài Soạn Vở thực hành Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài 3: Lời sông núi

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 5: Những câu chuyện hài

Ôn tập học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá