Tailieumoi.vn xin giới thiệu Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 Bài 4: Văn hóa Phục hưng sách Chân trời sáng tạo. Bài viết gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm với đầy đủ các mức độ và có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài trắc nghiệm Lịch sử 7. Ngoài ra, bài viết còn có phần tóm tắt nội dung chính lý thuyết Bài 4: Văn hóa Phục hưng. Mời các bạn đón xem:
Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa Phục hưng
Phần 1. Trắc nghiệm Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng
Câu 1. Vở kịch nổi tiếng Rô-mê-ô và Giu-li-ét do tác giả nào sáng tác?
A. W. Sếch-xpia.
B. M. Xéc-van-téc.
C. Đan-tê.
D. Mi-ken-lăng-giơ.
Đáp án đúng là: A
Đỉnh cao của thành tựu văn học thời Phục hưng là những vở kịch của W.Sếch-xpia (W.Shakepeare, 1564 - 1616). Các vở kịch nổi tiếng của ông như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,… (SGK - Trang 22)
Câu 2. Đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là
A. Lê-nô-na đơ Vanh-xi, Xéc-van-téc.
B. Mi-ken-lăng-giơ, Đan-tê.
C. Lê-ô-na đơ Vanh-xi, Mi-ken-lăng-giơ.
D. Đan-tê, Xéc-van-téc.
Đáp án đúng là: C
Nghệ thuật Phục hưng cũng bắt đầu ở Phi-ren-xê. Thế kỉ XVI là đỉnh cao của nghệ thuật Phục hưng, gắn với tên tuổi của hai danh họa nổi tiếng là Lê-ô-na đơ Vanh-xi (Leonardo da Vinci, 1452-1519) và Mi-ken-lăng-giơ (Michelangelo, 1475-1564). (SGK - Trang 22)
Câu 3. Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là
A. I-ta-li-a.
B. Hà Lan.
C. Đức.
D. Anh.
Đáp án đúng là: A
Phong trào bắt đầu vào thế kỉ XIV, diễn ra ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc I-ta-li-a như Phi-ren-xê, Mi-lan, Vơ-ni-dơ,… (SGK - Trang 21)
Câu 4. Bức tranh La Giô-công-đơ (hay Mona Lisa) là kiệt tác của danh họanào?
A. Mi-ken-lăng-giơ.
B. Cô-péc-ních.
C. Ga-li-lê.
D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Đáp án đúng là: D
Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ, tác giả của những bức họa được coi là kiệt tác của nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, La Giô-công-đơ (La Joconde),… (SGK - Trang 22)
Câu 5. Người đã đưa ra thuyết “Nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm vũ trụ) là
A. Bru-nô.
B. Ga-li-lê.
C. Cô-péc-ních.
D. Mi-ken-lăng-giơ.
Đáp án đúng là: C
N. Cô-péc-ních là người đưa ra thuyết “Nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm vũ trụ). (SGk - Trang 23)
Câu 6. Những nhà khoa học nào đã góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái Đất, vũ trụ và chống lại những quan điểm bảo thủ của Giáo hội Thiên Chúa?
A. Sếch-xpia, Bru-nô, Cô-péc-ních.
B. Cô-péc-ních, Bru-nô, Ga-li-lê.
C. Bru-nô, Ga-li-lê, Mi-ken-lăng-giơ.
D. Đan-tê, Cô-péc-ních, Ga-li-lê.
Đáp án đúng là: B
Thời Phục hưng đã xuất hiện nhiều nhà khoa học dũng cảm chống lại những quan điểm sai lầm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người thời bấy giờ về Trái Đất và vũ trụ, N. Cô-péc-ních (N. Copernicus, 1473 - 1543), G. Bru-nô (N. Bruno, 1548 - 1600), G. Ga-li-lê (G. Galilei, 1564 - 1642).
Câu 7. Nội dung nào sau đây không phải là chuyển biến quan trọng về kinh tế của Tây Âu trong thế kỉ XIII - XVI?
A. Thành thị là những trung tâm kinh tế quan trọng.
B. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần xuất hiện.
C. Xưởng sản xuất quy mô lớn, công ty thương mại tập trung ở thành thị.
D. Chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng chưa có địa vị xã hội tương xứng.
Đáp án đúng là: B
Từ thế kỉ XIII, thành thị ngày càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu. Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị. Mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần dần xuất hiện. (SGK - Trang 20)
Câu 8. Trong các thế kỉ XIII – XVI, ở Tây Âu, tầng lớp chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng… có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới, vì họ
A. có địa vị cao trong xã hội phong kiến.
B. muốn duy trì chế độ phong kiến chuyên chế.
C. muốn củng cố thế lực của Giáo hội Thiên Chúa.
D. chưa có địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
Đáp án đúng là: D
Tầng lớp chủ xưởng, thương gia và đặc biệt các chủ ngân hàng trở nên vừa giàu có, vừa có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương xứng. Do vậy, họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật. (SGK - Trang 20, 21)
Câu 9. Các đô thị miền Bắc nước Ý - nơi bắt đầu của phong trào Văn hóa Phục hưng là những thành phố như thế nào?
A. Những thành phố tự trị và giàu có.
B. Địa hình hiểm trở, dân cư thưa thớt.
C. Những thành phố nghèo, dân cư thưa thớt.
D. Được lực lượng phong kiến ủng hộ và bảo trợ.
Đáp án đúng là: A
Phong trào bắt đầu vào thế kỉ XIV, diễn ra ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc nước Ý như Phi-ren-xê, Mi-lan, Vơ-ni-dơ,… (SGK - Trang 21)
Câu 10. Điều kiện nào giúp phong trào Văn hóa Phục hưng có thể lan rộng khắp châu Âu?
A. Chế độ phong kiến chuyên chế đã sụp đổ ở khắp châu Âu.
B. Những tinh hoa văn hóa Hi Lạp - Rôma đã được khôi phục.
C. Chủ nghĩa tư bản ra đời ở nhiều thành phố, quốc gia thống nhất.
D. Sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa đã giáo bị phá vỡ.
Đáp án đúng là: C
Sang thế kỉ XV, XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở những quốc gia thống nhất như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều thành phố thuộc Hà Lan, Đức,…nên phong trào Văn hóa Phục hưng có điều kiện lan rộng khắp châu Âu. (SGK - Trang 21)
Câu 11. Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ là
A. tượng vệ nữ thành Mi-lô.
B. tượng Đức mẹ sầu bi.
C. bức tranh Nàng Mô-na-li-sa.
D. bức tranh Bữa tiệc cuối cùng.
Đáp án đúng là: B
Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ là bức tượng Đức mẹ sầu bi (Pietà)
Câu 12. Sếch-xpia và Lê-ô-na đơ Vanh-xi là hai “người khổng lồ” trên lĩnh vực nào?
A. Văn học và khoa học vũ trụ.
B. Toán học và điêu khắc.
C. Triết học và hội họa.
D. Văn học và hội họa.
Đáp án đúng là: D
- Đỉnh cao của thành tựu văn học thời Phục hưng là những vở kịch của W.Sếch-xpia (W.Shakepeare, 1564 - 1616). Các vở kịch nổi tiếng của ông như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,…
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi là họa sĩ, tác giả của những bức họa được coi là kiệt tác của nhân loại như: Bữa ăn tối cuối cùng, La Giô-công-đơ (La Joconde),…
Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng lý do giai cấp tư sản Tây Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến?
A. Muốn xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao quyền tự do và giá trị con người.
B. Muốn đấu tranh chống lại các giáo lí lỗi thời, lạc hậu của Giáo hội Thiên Chúa.
C. Muốn dung hòa quyền lợi với lực lượng phong kiến để bóc lột giai cấp vô sản.
D. Muốn phát triển khoa học – kĩ thuật, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Đáp án đúng là: C
- Lý do giai cấp tư sản Tây Âu tiến hành cuộc đấu tranh chống lại chế độ phong kiến:
+ Muốn xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao quyền tự do và giá trị con người.
+ Muốn đấu tranh chống lại các giáo lí lỗi thời, lạc hậu của Giáo hội Thiên Chúa.
+ Muốn phát triển khoa học – kĩ thuật, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ra đời.
Câu 14. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng?
A. Đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.
B. Củng cố sự thống trị về tinh thần của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
C. Khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.
D. Thay đổi nhận thức con người, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển.
Đáp án đúng là: B
- Ý nghĩa và tác động của phong trào Văn hóa Phục hưng:
+ Đề cao con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học - kĩ thuật.
+ Phá vỡ sự thống trị tinh thần của nhà thờ Thiên Chúa giáo và đả phá chế độ phong kiến.
+ Thay đổi nhận thức con người, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển.
+ Khai sáng châu Âu trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.
Câu 15. Cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời là
A. phong trào Văn hóa Phục hưng.
B. phong trào Cải cách tôn giáo.
C. trào lưu Triết học Ánh sáng.
D. phong trào Thập tự chinh.
Đáp án đúng là: A
Phong trào Văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở dường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.
Phần 2. Lý thuyết Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng
1. Những biến đổi quan trọng về kinh tế - xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
- Vào thế kỉ XIII, thành thị ngày càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất Tây Âu, nhiều xưởng sản xuất, các công ty thương mại với qui mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều => Mầm móng quan hệ sản xuất tư bản CN xuất hiện.
- Giai cấp tư sản họ có thế lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội. Họ đứng ra ủng hộ và bảo trợ những tư tưởng mới trong lĩnh vực khoa học, văn học, nghệ thuật, dẫn đến sự xuất hiện và phát triển của phong trào văn hóa Phục hưng.
- Phong trào Văn hóa Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV, ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc nước Ý, như: Phi-ren-xê, Mi-lan, Vơ-ni-dơ…
Thành phố Phi-ren-xê là một trong những trung tâm của phong trào văn hóa Phục hưng
- Từ thế kỉ XV – XVI, chủ nghĩa tư bản ra đời ở các quốc gia thống nhất ( Anh, Pháp, Tây Ban Nha,..), nên phong trào văn hóa Phục Hưng có điều kiện lan rộng ra khắp châu Âu…
2. Những thành tựu tiêu biểu của phong trào văn hóa Phục hưng
- Từ thế kỉ XIV – XVII lịch sử đã chứng kiến những sáng tạo của con người diễn ra trên nhiều lĩnh vực:
* Văn học:
+ Nổi bật là tác phẩm Hài kịch thần thánh của Đan-tê, Đôn ki-hô-tê của nhà văn M. Xéc-van-téc.
+ Đỉnh cao là vở kịch của W.Sếch-xpia, các vở kịch nổi tiếng của ông như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,..
=> Nội dung của những tác phẩm lên án tàn bạo, tham lam của phong kiến, đấu tranh cho tự do và tình yêu.
Tác phẩm Đôn-ki-hô-tê của Xéc-van-téc
* Nghệ thuật kiến trúc: Thế kỉ XVI là đỉnh cao nghệ thuật Phục hưng gắn liền với 2 danh họa nổi tiếng:
+ Lê-ô-na đơ Vanh-xi với bức họa: Bữa ăn tối cuối cùng, La-Giô-công-đơ .
+ Mi-ken-lăng-giơ với tác phẩm: Sáng tạo thế giới vẽ trên trần nhà thờ Xi-xtin ở Rôma, tượng Đa-vit, người nô lệ bị trói,…
"Bữa ăn tối cuối cùng" của Leonardo da Vinci
* Khoa học – kĩ thuật: Xuất hiện nhiều nhà khoa học chống lại quan điểm bảo thủ, góp phần thay đổi cách nhìn của con người về Trái đất, vũ trụ, tiêu biểu như: N. Cô-péc- nich, G. Bru-nô, G. Ga-li-lê,…
3. Ý nghĩa và tác động của phong trào văn hóa Phục Hưng đối với xã hội Tây Âu
a. Ý nghĩa
- Đề cao giá trị của con người và tự do cá nhân, đề cao khoa học – kĩ thuật.
- Phá vỡ tinh thần thống trị của nhà thờ Thiên Chúa Giáo và đả phá chế độ phong kiến
- Thay đổi nhận thức con người, đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của nền văn hóa Tây Âu.
b. Tác động
Phong trào văn hóa Phục hưng đã làm xuất hiện những “ con người khổng lồ” mà tác phẩm và tư tưởng của họ đã khai sáng Châu Âu Trung cổ và thay đổi lịch sử văn minh nhân loại.
Xem thêm các bài trắc nghiệm Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 8: Vương triều Gúp-ta