Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17 (Cánh diều 2025): Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

1. Họ Khúc giành quyền tự chủ

- Nhân cơ hội nhà Đường ngày càng suy yếu, giữa năm 905, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) tự xưng Tiết độ sứ.

- Đầu năm 906, nhà Đường buộc phải công nhận, phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ.

- Năm 907, Khúc Thừa Dụ qua đời. Con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ. Chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ (907 - 917)

2. Dương Đình Nghệ khôi phục quyền tự chủ

- Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc, thiết lập lại bộ máy cai trị.

- Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ (một tướng của họ Khúc) kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17 : Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Cánh diều

- Cuộc kháng chiến giành thắng lợi. Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938)

- Hoàn cảnh:

+ Năm 938, vua Nam Hán cử Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược nước ta

+ Ngô Quyền chủ động lên kế hoạch đánh giặc ở vùng cửa biển Bạch Đằng.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17 : Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Cánh diều

Nét chính trong diễn biến:

+ Khi nước biển dâng cao, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua khu vực có bãi cọc ngầm mà không hề hay biết.

+ Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ, quân Nam Hán quay đầu tháo chạy; chiến thuyền của quân Nam Hán va vào cọc, vỡ và bị chìm. Hoằng Tháo tử trận trong đám tàn quân.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17 : Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X | Cánh diều

- Ý nghĩa: chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

                         

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Câu 1. Ngô Quyền đã chọn thời điểm nào để tập trung toàn bộ lực lượng tổng phản công quân Nam Hán?  

A. Khi nước triều bắt đầu lên.

B. Khi nước triều bắt đầu rút.

C. Khi quân chuẩn bị tiến đến bãi cọc ngầm.

D. Khi quân Nam Hán vừa tiến vào cửa Bạch Đằng.

Đáp án: B

Lời giải:

- Khi quân Nam Hán tiến vào cửa sông Bạch Đằng cũng là lúc triều lên, Ngô Quyền cử quân ra đánh và giả vờ thua. Thấy vậy, Hoằng Tháo sai quân đuổi theo, vượt qua bãi cọc mà không hề hay biết.

- Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền hạ lệnh cho quân tấn công. Bị đánh bất ngờ quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn vỡ tàn tành.

Câu 2. Sự kiện nào đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?

A. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).

B. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).

C. Lý Bí lên ngôi vua, lập ra nhà nước Vạn Xuân (544).

D. Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938).

Đáp án: D

Lời giải: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Câu 3. Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng là gì?  

A. Là cuộc đấu tranh đầu tiên của người Việt dươi thời Bắc thuộc.

B. Bảo vệ nền tự chủ giành được sau khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ

C. Giành và giữ được chính quyền tự chủ trong khoảng gần 60 năm.

D. Kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ, lâu dài

Đáp án: D

Lời giải: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân tộc - độc lập, tự chủ lâu dài.

Câu 4. Để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, Khúc Hạo đã

A. xây dựng hệ thống thành lũy kiên cố.

B. chế ra nhiều loại vũ khí mới, lợi hại.

C. Liên kết với Cham-pa và các nước láng giềng khác. 

D. tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.

Đáp án:D

Lời giải: Sau khi Khúc Hạo nối nghiệp, để xây dựng và củng cố chính quyền tự chủ vừa giành được, trong 10 năm (907 – 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ như chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ; bình quân thuế ruộng, tha bỏ lực dịch; lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán,…

Câu 5. Sự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử là

A. khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh. 

D. đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập hoàn toàn vào năm 938.

Đáp án: D

Lời giải: ự nghiệp giành quyền tự chủ của họ Khúc có ý nghĩa lịch sử là đặt nền móng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam giành thắng lợi hoàn toàn vào năm 938.

Câu 6. Ai là người biết tận dụng thời cơ nhà Đường suy yếu để nổi dậy giành chính quyền tự chủ vào năm 905?

A. Dương Đình Nghệ.

B. Lý Nam Đế.

C. Khúc Thừa Dụ.

D. Triệu Quang Phục.

Đáp án: C

Lời giải: Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường ngày càng suy yếu. Giữa năm 905, nhân cơ hội Tiết độ sứ Độc Cô Tổn bị giáng chức, Khúc Thừa Dụ đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ.

Câu 7. Chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền diễn ra vào thời gian nào?

A. Năm 938.

B. Năm 931.

C. Năm 918.

D. Năm 913.

Đáp án: A

Lời giải: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (trang 89/SGK).

Câu 8. Tướng giặc nào là người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược Việt Nam lần thứ hai?  

A. Lưu Cung.

B. Lưu Nham.

C. Lưu Ẩn.

D. Lưu Hoằng Tháo.

Đáp án: D

Lời giải: Cuối năm 938, vua Nam Hán cử con trai là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy quân thủy tiến sang xâm lược Việt Nam.

Câu 9. Năm 930, triều đại phong kiến nào ở Trung Quốc đã đem quân sang xâm lược Việt Nam?

A. Triệu

B. Đông Hán

C. Nam Hán

D. Đường

Đáp án: C

Lời giải: Mùa thu năm 930, nhà Nam Hán đưa quân sang đánh bại chính quyền họ Khúc và thiết lập lại bộ máy cai trị của chính quyền phương Bắc.

Câu 10. Ai là người lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nam Hán lần thư nhất (năm 931)?

A. Khúc Thừa Dụ

B. Khúc Hạo

C. Dương Đình Nghệ

D. Ngô Quyền

Đáp án: C

Lời giải: Đầu năm 931, Dương Đình Nghệ - một tướng của họ Khúc – kéo quân từ Ái Châu tiến đánh và nhanh chóng làm chủ thành Đại La. Cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược năm 931 giành thắng lợi, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, khôi phục nền tự chủ.

Câu 11. Quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội nào để xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

A. Dương Đình Nghệ - người đứng đầu chính quyền tự chủ bị giết hại.

B. Kiều Công Tiễn cầu cứu nhà Nam Hán giúp đỡ để chống lại Ngô Quyền.

C. Khúc Thừa Dụ qua đời, chính quyền tự chủ của người Việt lâm vào khủng hoảng.

D. Dương Đình Nghệ không chịu thần phục và côngs nạp cho nhà Nam Hán.

Đáp án: B

Lời giải: Nhân việc Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán giúp chống lại Ngô Quyền, quân Nam Hán đã lợi dụng cơ hội này để xâm lược Việt Nam lần thứ hai (năm 938).

Câu 12. Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

B. Lật đổ ách cai trị của nhà Hán, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.

C. Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc

D. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước.

Đáp án: C

Lời giải: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Câu 13. Nội dung nào đưới đây không phản ánh đúng về cuộc cải cách của Khúc Hạo?

A. Định lại mức thuế cho công bằng.

B. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.

C. Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

D. Lập số hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lí.

Đáp án: B

Lời giải: Sau khi Khúc Thừa Dụ qua đời (năm 907), con trai ông là Khúc Hạo lên nối nghiệp, vẫn xưng Tiết độ sứ.

Câu 14. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng bài học kinh nghiệm của chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) cho các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam giai đoạn sau này?

A. Tiêu diệt nội phản.

B. Thực hiện kế vườn không nhà trống.

C. Khai thác điểm yếu - mạnh của ta và địch.

D. Dựa vào địa hình để xây dựng trận địa chiến đấu.

Đáp án: B

Lời giải:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã để lại một số bài học kinh nghiệm cho các cuộc đấu tranh ở thời kì sau như:

- Bài học về việc kiên quyết tiêu diệt nội phản: Kiều Công Tiễn

- Bài học về khai thác điểm yếu - điểm mạnh của ta và địch:

+ Về phía địch: có sức mạnh ở chiến thuyền lớn, quân đông; nhưng tướng Hoằng Tháo còn trẻ, chủ quan, khinh địch, quân Nam Hán yếu về thủy chiến, nội ứng là Kiều Công Tiễn đã bị giết.

+ Về phía ta: nhân dân đoàn kết, đồng lòng, có sự chuẩn bị chu đáo.

- Bài học về việc khai thác yếu tố địa hình địa vật: lợi dụng sự lên xuống của thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng. 

=> Đáp án B sai

Câu 15. Kế sách đánh giặc Nam Hán của Ngô Quyền có điểm gì nổi bật?

A. Chủ động đem quân sang đất Nam Hán để tấn công, chặn trước thế mạnh của giặc.

B. Dốc toàn lực để tấn công vào căn cứ địa của địch.

C. Vờ giảng hòa, tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.

D. Đóng cọc gỗ trên khúc sông hiểm yếu, vờ thua để nhử địch vào trận địa mai phục.

Đáp án: D

Lời giải: Ngô Quyền đã khai thác yếu tố địa hình, địa vật: lợi dụng sự lên xuống của thủy triều và rừng rậm ở hai bên bờ sông Bạch Đằng đểcho quân mai phục và nhử địch vào trận địa bãi cọc rồi đánh bại chúng.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Lý thuyết Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Lý thuyết Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lý thuyết Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá