Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18 (Cánh diều 2024): Vương quốc Chăm-pa

2.9 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

1. Sự thành lập và quá trình phát triển

- Sự thành lập

+ Ngay từ buổi đầu cai trị của nhà Hán, nhân dân huyện Tượng Lâm đã liên tục nổi dậy.

+ Cuối thế kỉ II, Khu Liên lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Quá trình phát triển:

+ Các vua Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. 

+ Khoảng thế kỉ VII, Lâm Ấp đổi tên thành Chăm-pa.

+ Từ sau thế kỉ X, Chăm-pa tiếp tục phát triển và từng bước sáp nhập, trở thành một bộ phận của đất nước Việt Nam.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Nông nghiệp: trồng lúc nước là ngành kinh tế chính.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18 : Vương quốc Chăm-pa | Cánh diều

- Thủ công nghiệp và khai thác lâm sản cũng rất phát triển.

Vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

b. Tổ chức xã hội

- Vua là "đấng tối cao", đứng đầu vương quốc.

- Bộ máy nhà nước: chia đất nước thành các châu, huyện, làng.

- Xã hội có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

3. Một số thành tựu văn hóa

- Chữ viết: sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ.

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng đa thần (thần Núi, thần Nước, thần Lúa, thần Biển,..).

+ Phật giáo, Hin-đu giáo,… du nhập vào Chăm-pa.

- Kiến trúc, điêu khắc: cư dân Chăm-pa xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, Phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam),...

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 18 : Vương quốc Chăm-pa | Cánh diều

Tổ chức nhiều lễ hội gắn với đời sống hiện thực và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo.

                          

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Câu 1. Trong hoạt động thương nghiệp, Chăm-pa buôn bán thường xuyên với thương nhân của các nước nào?

A. Hy Lạp, La Mã, Ai Cập.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

C. Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha.

D. Phù Nam, Văn Lang, Âu Lạc.

Đáp án: B

Lời giải: Với vị trí thuận lợi, trong nhiều thế kỉ, vương quốc Chăm-pa trở thành cầu nối trao đổi, buôn bán thường xuyên với thương nhân các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Ả Rập.

Câu 2. Huyện xa nhất của quận Nhật Nam là 

A. Tây Quyển.

B. Chu Ngô.

C. Lô Dung.

D. Tượng Lâm.

Đáp án: D

Câu 3. Vương quốc Chăm-pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào?

A. Văn hoá Sa Huỳnh.

B. Văn hóa Óc Eo.

C. Văn hoá Phù Nam.

D. Văn hoá tiền Óc Eo.

Đáp án: A

Lời giải: Trên cơ sở của văn hoá Sa Huỳnh ở khu vực đồng bằng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ ngày nay, đã hình thành quốc gia cổ Chăm-pa.

Câu 4. Các lực lượng chính trong xã hội Chăm-pa là

A. tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

B. quý tộc, địa chủ, nông dân, công nhân, nô lệ.

C. quý tộc, công nhân, nông dân, nô lệ, thương nhân.

D. tư sản, tiểu tư sản, tăng lữ, nông dân, địa chủ.

Đáp án: A

Lời giải: Xã hội Chăm-pa có sự phân chia giàu, nghèo với các tầng lớp chính: tăng lữ, quý tộc, nông dân, dân tự do, nô lệ.

Câu 5. Trong thời kì đầu, kinh đô của Chăm-pa đóng ở

A. Đồng Dương - Quảng Nam.

B. Trà Kiệu - Quảng Nam.

C. Chà Bàn - Bình Định.

D. Thoại Sơn – An Giang.

Đáp án: B

Lời giải: Trong thời kì đầu, kinh đô của Chăm-pa đóng ở Trà Kiệu – Quảng Nam, sau đó dời đến Đồng Dương – Bình Định, rồi chuyển tới Chà Bàn – Bình Định.

Câu 6. Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ vào thời gian nào?

A. Cuối thế kỉ I.

B. Cuối thế kỉ II.

C. Cuối thế kỉ III.

D. Cuối thế kỉ IV.

Đáp án: B

Lời giải: Cuối thế kỉ II, Khu Liên đã lãnh đạo nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ, đặt tên nước là Lâm Ấp.

Câu 7. Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là

A. làm gốm.

B. đánh bắt cá.

C. nông nghiệp trồng lúa nước.

D. khai thác lâm sản.

Đáp án: C

Lời giải: Hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Chăm-pa là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Bên cạnh đó, nghề làm gốm, xây dựng, khai thác lâm sản, đánh bắt cá,… cũng rất phát triển.

Câu 8. Cư dân Chăm-pa sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu hệ thống chữ viết nào dưới đây?

A. Chữ Phạn của Ấn Độ.

B. Chữ La-tinh của La Mã.

C. Chữ Pa-li của Ấn Độ.

D. Chữ Hán của Trung Quốc.

Đáp án: A

Lời giải: Dựa trên chữ cổ của người Ấn Độ (chữ Phạn), từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chứ Chăm cổ.

Câu 9. Sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ, tới khoảng thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đã đổi tên nước là

A. Tượng Lâm.

B. Chăm-pa.

C. Trà Kiệu.

D. Phù Nam.

Đáp án: B

Lời giải: Sau khi hợp nhất các bộ lạc và mở rộng lãnh thổ, khoảng thế kỉ VII, vua Lâm Ấp đã đổi tên nước thành Chăm-pa.

Câu 10. Trong xã hội Chăm-pa, đứng đầu vương quốc là

A. vua.

B. tăng lữ.

C. quý tộc.

D. nông dân.

Đáp án: A

Lời giải: Trong xã hội Chăm-pa, đứng đầu vương quốc là vua, vua được coi là đấng tối cao.

Câu 11. Yếu tố nào sau đây là điều kiện thuận lợi để nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành chính quyền vào cuối thế kỉ II?

A. Nhà Đường lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

B. Tượng Lâm cách xa chính quyền đô hộ.

C. Được sự hưởng ứng, trợ giúp của nhân dân Giao Chỉ.

D. Nhân dân Tượng Lâm bất mãn với sự cai trị của nhà Ngô.

Đáp án: B

Lời giải: Thời nhà Hán Việt Nam bị chia thành các quận huyện, trong đó huyện xa nhất là Tượng Lâm (nay thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định). Chính quyền đô hộ gần như bất lực trong việc kiểm soát các vùng xa trung tâm. Trong bối cảnh thuận lợi đó, cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành quyền tự chủ và giành được thắng lợi.

Câu 12. Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa nào trên thế giới?

A. Pháp.

B. Ấn Độ.

C. Trung Quốc.

D. A-rập.

Đáp án: B

Lời giải: Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của văn hóa Ấn Độ:

- Chữ viết của người Chăm được sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Phạn

- Người Chăm du nhập các tôn giáo từ Ấn Độ (Phật giáo, Hin-đu giáo,…)

- Các công trình đền tháp tiêu biểu là thánh địa Mĩ Sơn (Quảng Nam),…

Câu 13. Vương quốc Chăm-pa theo thể chế chính trị nào?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hoà quý tộc.

C. Chuyên chính tư sản.

D. Thể chế quân chủ.

Đáp án: D

Lời giải: Chăm-pa theo thể chế quân chủ. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các quan đại thần.

Câu hỏi vận dụng

Câu 14. Hiện nay ở Việt Nam có công trình văn hóa Chăm nào được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới vào năm 1999?

A. Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).

B. Tháp Chăm (Phan Rang).

C. Tháp bà Po Nagar (Khánh Hòa).

D. Tháp Hoà Lai (Ninh Thuận).

Đáp án: A

Lời giải: Thánh địa Mỹ Sơn thuộc địa phận xã Duy Phú (Duy Xuyên, Quảng Nam). Ngày 4/12/1999, tại thành phố Marr kesk - Nước cộng hòa Marocco, khu di tích Mỹ Sơn được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

Câu 15. Người Việt cổ thời Văn Lang, Âu Lạc và cư dân Chăm-pa đều

A. có tín ngưỡng thờ thần – vua.

B. lấy nghề nông trồng lúa làm ngành kinh tế chính.

C. xây dựng nhiều đền, tháp để thờ thần Shiva.

D. có tục xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại.

Đáp án B

Lời giải:

- Người Việt cổ thời Văn Lang, Âu Lạc và cư dân Chăm-pa đều lấy nghề nông trồng lúa làm ngành kinh tế chính.

- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:

+ Người Việt cổ không có tín ngưỡng thờ thần – vua; không xây dựng nhiều đền, tháp để thờ thần Shiva.

+ Cư dân Chăm-pa không có tục xăm mình để tránh bị thủy quái làm hại.

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 18: Vương quốc Chăm-Pa - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Lý thuyết Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Lý thuyết Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lý thuyết Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá