Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19 (Cánh diều 2024): Vương quốc Phù Nam

3.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam sách Cánh diều hay, chi tiết cùng với 13 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam

1. Sự thành lập, phát triển và suy vong

- Sự thành lập:

+ Trên cơ sở Văn hóa Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, khoảng thế kỉ I, Vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

+ Phạm vi lãnh thổ chủ yếu thuộc Nam Bộ (Việt Nam ngày nay).

- Sự phát triển và suy vong:

+ Thế kỉ III - V, Phù Nam trở thành đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19 : Vương quốc Phù Nam | Cánh diều

+ Thế kỉ VI, Phù Nam suy yếu.

+ Thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Lấy sản xuất nông nghiệp làm chính.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19 : Vương quốc Phù Nam | Cánh diều

- Thủ công nghiệp: cư dân đánh bắt thủy - hải sản, chế tác kim hoàn.

- Thương nghiệp: ngoại thương đường biển của Phù Nam rất phát triển.

b. Tổ chức xã hội

- Phù Nam gồm nhiều tiểu quốc nên tổ chức nhà nước còn tương đối lỏng lẻo.

- Đứng đầu nhà nước là vua, nắm mọi quyền hành, giúp việc là các tăng lữ, quý tộc. Dưới vua là các thủ lĩnh quân sự hay thủ lĩnh địa phương.

- Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

3. Một số thành tựu văn hóa

- Tín ngưỡng, tôn giáo:

+ Tín ngưỡng đa thần.

+ Sớm tiếp nhận tôn giáo từ bên ngoài như Hin-đu giáo, Phật giáo.

Nghệ thuật điêu khắc tượng, thần từ đá, gỗ rất phát triển với những nét sáng tạo, mang phong cách riêng.

Cư dân Phù Nam ưa sử dụng đồ trang sức làm từ nhiều vật liệu khác nhau.

Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 19 : Vương quốc Phù Nam | Cánh diều

                       

B. 13 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Câu 1. Vương quốc Phù Nam theo thể chế chính trị nào?

A. Dân chủ chủ nô.

B. Cộng hoà quý tộc.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Quân chủ chuyên chế.

Đáp án: D

Lời giải: Phù Nam theo thể chế quân chủ, do vua đứng đầu nắm mọi quyền hành. Giúp việc cho vua là các tăng lữ, quý tộc.

Câu 2. Địa bàn chủ yếu của vương quốc Phù Nam thuộc khu vực nào của Việt Nam hiện nay?

A. Bắc Bộ.

B. Trung Bộ.

C. Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Đáp án: C

Lời giải: Phạm vi lãnh thổ của vương quốc Phù Nam là vùng Nam Bộ của Việt Nam hiện nay (SGK – trang 95).

Câu 3. Nhờ đâu Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á?

A. Cảng biển và giao thông đường thủy phát triển.

B. Chính sách phát triển của nhà nước.

C. Kinh tế ngoại thương phát triển mạnh mẽ.

D. Cư dân trở thành lực lượng truyền đạo.

Đáp án: A

Lời giải: Với cảng biển và giao thông đường thủy phát triển, Phù Nam được coi là trạm trung chuyển của các tôn giáo vào Đông Nam Á.

Câu 4. Văn hóa Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi nền văn hóa nào dưới đây?

A. Óc Eo.

B. Ấn Độ.

C. Chăm-pa.

D. Trung Quốc.

Đáp án: B

Lời giải:

- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, khoảng cuối thế kỉ I, vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

- Cư dân Phù Nam sớm tiếp nhận các tôn giáo từ của Ấn Độ như Hin-đu giáo, Phật giáo.

Câu 5. Nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển mạnh của ngoại thương đường biển ở Phù Nam là

A. nhà nước chỉ quan tâm phát triển thương nghiệp.

B. kĩ thuật đóng tàu có bước phát triển mới.

C. điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí thuận lợi.

D. sự thúc đẩy mạnh mẽ của hoạt động nội thương.

Đáp án: C

Lời giải:

Những nhân tố đưa đến sự phát triển của ngoại thương Phù Nam bao gồm:
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên: 

+ Phù Nam nằm trên điểm trung chuyển đường biển thế giới qua Đông Nam Á, từ Trung Hoa qua Ấn Độ tới Địa Trung Hải và ngược lại.

+ Hơn nữa, Phù Nam cổ có đường bờ biển khá rộng (cả phía Đông và Nam cùng giáp biển) và giáp với vịnh Thái Lan. Đây là vùng vịnh lớn, kín gió, lánh sâu vào đất liền, nhiều nơi tập kết, tạo địa hình vô cùng thuận lợi cho các tàu bè tránh bão, trú ẩn và neo đậu nghỉ chân khi qua vùng biển này. 

- Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp trong nước đã tạo ra nguồn sản vật (hàng hóa) dồi dào cho hoạt động thương mại.

- Kĩ thuật đóng tàu: được quan tâm phát triển, tăng dần về quy mô và chất lượng do yêu cầu của quá trình trao đổi, buôn bán.

=> Trong các nhân tố trên, điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí là nhân tố quan trọng nhất đưa đến sự phát triển của ngoại thương của quốc gia cổ Phù Nam. (Vì tới khoảng thế kỉ VI – thế kỉ VII, khi con đường giao thương ở Đông Nam Á có sự chuyển hướng xuống vùng eo biển Ma-lắc-ca, Óc Eo không còn giữ vị trí trung tâm trên tuyến đường thương mại, thì Vương quốc Phù Nam cũng nhanh chóng suy tàn).

Câu 6. Vương quốc Phù Nam được hình thành vào thời gian nào?

A. Đầu Công nguyên.

B. Cuối thế kỉ I TCN.

C. Thế kỉ VI TCN.

D. Khoảng thế kỉ I.

Đáp án: D

Lời giải: Khoảng cuối thế kỉ I, vương quốc cổ Phù Nam được thành lập (trang 95/SGK).

Câu 7. Vương quốc Phù Nam được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào dưới đây?

A. Sa Huỳnh

B. Óc Eo.

C. Phù Nam.

D. Phùng Nguyên.

Đáp án: B

Lời giải: Trên cơ sở văn hoá Óc Eo và sự ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, khoảng cuối thế kỉ I, vương quốc cổ Phù Nam được thành lập.

Câu 8. Các lực lượng chính trong xã hội Phù Nam là

A. quý tộc, địa chủ, nông dân, tăng lữ, nô lệ.

B. quý tộc, tăng lữ, nông dân, nô lệ, thương nhân.

C. thủ lĩnh quân sự, quý tộc, tăng lữ, nông dân, địa chủ. 

D. tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

Đáp án: D

Lời giải: Xã hội Phù Nam gồm các lực lượng chính như tăng lữ, quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công.

Câu 9. Tình hình Phù Nam từ thế kỉ III đến thế kỉ V như thế nào?

A. Mới được hình thành.

B. Bị Chân Lạp thôn tính.

C. Phát triển mạnh mẽ.

D. Bị Chăm-pa thôn tính.

Đáp án: C

Lời giải: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, Phù Nam trở thành một trong những đế chế mạnh nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Câu 10. Đến khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị quốc gia nào thôn tính?

A. Chân Lạp.

B. Chăm-pa.

C. Văn Lang.

D. Âu Lạc.

Đáp án: A

Lời giải: Khoảng đầu thế kỉ VII, Phù Nam bị Chân Lạp – một vương quốc của người Khơ-me thôn tính.

Câu 11. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam, Chăm-pa là

A. sản xuất nông nghiệp.

B. đánh cá, săn bắn và khai thác hải sản.

C. thủ công nghiệp, khai thác lâm sản.

D. khai thác hải sản, ngoại thương đường biển.

Đáp án: A

Lời giải: Dựa vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân Phù Nam lấy sản xuất nông nghiệp làm chính, kết hợp với đánh bắt thuỷ - hải sản, chế tác kim hoàn, sản xuất thủ công nghiệp và trao đổi, buôn bán.

Câu 12. Điểm nổi bật về đời sống kinh tế của vương quốc Phù Nam so với các quốc gia cổ khác trên đất nước Việt Nam là gì?

A. Nông nghiệp trồng lúa là ngành kinh tế chính.

B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.

C. Cư dân đã biết đến thuật luyện kim.

D. Chủ yếu sử dụng công cụ lao động bằng đá.

Đáp án: B

Lời giải: Dựa vào điều kiện tự nhiên với cảng biển và giao thông đường thuỷ phát triển đã tạo điều kiện thuận lợi cho vương quốc Phù Nam phát triển ngoại thương đường biển.

Câu 13. Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là

A. chăn nuôi rất phát triển.

B. đẩy mạnh giao lưu buôn bán với bên ngoài.

C. nghề khai thác thủy - hải sản khá phát triển.

D. làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công.

Đáp án: D

Lời giải: Điểm giống nhau trong đời sống kinh tế của cư dân Văn lang - Âu Lạc, Chăm-pa và Phù Nam là làm nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với một số nghề thủ công (đánh bắt cá, làm gốm,…).

Bài giảng Lịch sử 6 Bài 19: Vương quốc Phù Nam - Cánh diều

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Các cuộc khỏi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu công nguyên đến thế kỉ X)

Lý thuyết Bài 16: Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời bắc thuộc

Lý thuyết Bài 17: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lý thuyết Bài 18: Vương quốc Chăm-pa

Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Phù Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá