Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7 (Kết nối tri thức 2024): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

7.7 K

Với tóm tắt lý thuyết Địa lí lớp 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 11.

Địa lí lớp 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

A. Lý thuyết Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

I. Tình hình phát triển kinh tế

1. Quy mô GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020).

- Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1073,9 tỉ USD).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Tốc độ tăng GDP

- Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hoá khá sớm (thế kỉ XIX).

- Nền kinh tế Mỹ La-tinh phụ thuộc nhiều vào nước ngoài về nguồn vốn, công nghệ, thị trường, cùng với các bất ổn về chính trị, xã hội đã khiến tốc độ tăng trưởng GDP luôn biến động.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

3. Cơ cấu kinh tế:

- Từ năm 1990 đến nay, nhiều nước Mỹ La-tinh chuyển sang nền kinh tế thị trường.

- Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

II. Các ngành kinh tế

1. Nông nghiệp

- Mỹ La-tinh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp.

- Cơ cấu cây trồng của Mỹ La-tinh rất đa dạng, gồm: cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả.

+ Các cây lương thực chính là ngô, lúa mì. Năm 2020, Mỹ La-tinh sản xuất hơn 208 triệu tấn lương thực; các nước sản xuất lương thực hàng đầu là: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pa-ra-goay, Mê-hi-cô,…

+ Cây công nghiệp là thế mạnh trong nông nghiệp Mỹ La-tinh. Các cây công nghiệp chính là cà phê, ca cao, đậu tương, mía, thuốc lá, bông, cao su,...

+ Các vật nuôi chủ yếu ở Mỹ La-tinh là bò, gia cầm; các nước có ngành chăn nuôi phát triển nhất là Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Cô-lôm-bi-a….

- Hiện nay, nông nghiệp Mỹ La-tinh đang phát triển theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá (đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ).

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

2. Công nghiệp

- Công nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của khu vực Mỹ La-tinh.

- Công nghiệp khai khoáng rất phát triển dựa trên nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú. Mỹ La-tinh là nơi sản xuất 45% lượng đồng, 50% lượng bạc, 21% lượng kẽm của thế giới.

- Trong những năm gần đây, công nghiệp chế biến, chế tạo được chú trọng phát triển, nhiều sản phẩm đạt trình độ công nghệ cao (sản xuất ô tô, máy bay,...).

- Các nước phát triển mạnh nhất là Ác-hen-ti-na, Bra-xin, Chi-lê, Mê-hi-cô.

3. Dịch vụ

- Ngành dịch vụ đóng góp nhiều nhất vào GDP của khu vực và tỉ trọng có xu hướng tăng.

- Lĩnh vực dịch vụ quan trọng của Mỹ La-tinh là ngoại thương.

+ Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là quặng khoáng sản, dầu thô, các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, thịt, sữa,...

+ Các đối tác thương mại chính của Mỹ La-tinh là Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.

- Mỹ La-tinh là khu vực thu hút lượng lớn khách du lịch nhờ có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, nền văn hóa đặc sắc.

Lý thuyết Địa Lí 11 Kết nối tri thức 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

B. 15 câu trắc nghiệm Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Câu 1. Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại

A. cao nhất thế giới.

B. thấp nhất thế giới.

C. ở mức trung bình.

D. ở mức khá thấp.

Chọn A

Mỹ La-tinh có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới. Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50%.

Câu 2. Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng nào sau đây?

A. Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp.

B. Chuyển sang nền kinh tế thị trường.

C. Tăng tỉ trọng ngành dịch vụ.

D. Giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp.

Chọn C

Cơ cấu GDP khu vực Mỹ La-tinh có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành dịch vụ, chiếm hơn 60% (năm 2020). Một số quốc gia trong khu vực có cơ cấu kinh tế tương đương các nước phát triển như: Bra-xin, Mê-hi-cô, Ác-hen-ti-na, Chi-lê,...

Câu 3. Quốc gia nào sau đây ở khu vực Mỹ Latinh có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD?

A. Bra-xin.

B. Chi-lê.

C. Ac-hen-ti-na.

D. Ê-cua-đo.

Chọn A

Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD (năm 2020 là Bra-xin có 1448,7 tỉ USD; Mê-hi-cô có 1073,9 tỉ USD), trong khi đó một số quốc gia có GDP thấp, chỉ vài trăm triệu USD như Đô-mi-ni-ca, Xen-kít và Nê-vít,...

Câu 4. Kinh tế nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do

A. không phụ thuộc vào nước ngoài.

B. thực hiện Cải cách ruộng đất triệt để.

C. các công ty tư bản nộp thuế nhiều.

D. tập trung củng cố bộ máy nhà nước.

Chọn D

Kinh tế nhiều quốc gia Mỹ Latinh đang từng bước được cải thiện chủ yếu là do việc tập trung củng cố bộ máy nhà nước ở nhiều quốc gia.

Câu 5. Đặc điểm kinh tế nổi bật của hầu hết các nước Mỹ Latinh là

A. phát triển ổn định và tự chủ.

B. xuất khẩu hàng công nghiệp.

C. có tốc độ tăng trưởng cao.

D. tốc độ phát triển không đều.

Chọn D

Đặc điểm kinh tế các nước Mỹ Latinh là: tốc độ phát triển kinh tế không đều, chậm, thiếu ổn định, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài (Hoa Kỳ và Tây Ban Nha).

Câu 6. Khối thị trường chung Nam Mỹ gồm những quốc gia nào dưới đây?

A. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

B. Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Pê-ru, Pa-ra-goay.

C. Chi-lê, Ác-hen-ti-na, Venezuela, Pê-ru.

D. Bra-xin, Ecuado, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Chọn A

Khối thị trường chung Mec-cô-xua được thành lập năm 1991, các nước Bra-xin. Ac-hen-ti-na, U-ru-guay và Pa-ra-guay đã thống nhất cùng nhau hình thành một thị trường chung để tăng cường quan hệ ngoại thương giữa các thành viên, thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kỳ. Những năm qua, khối Mec-cô-xua đã kết nạp thêm hai thành viên mới là Chi-lê, Bô-li-vi-a và đang hướng tới việc thành lập thị trường chung Liên Mĩ.

Câu 7. Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là

A. NAFTA.

B. EU.

C. MERCOSUR.

D. APEC.

Chọn C

Khối thị trường chung Nam Mỹ có tên viết tắt là MERCOSUR, được thành lập năm 1991, gồm các quốc gia: Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay.

Câu 8. Năm 2020, khu vực Mỹ Latinh đóng góp khoảng

A. 6% vào GDP của thế giới.

B. 8% vào GDP của thế giới.

C. 5% vào GDP của thế giới.

D. 7% vào GDP của thế giới.

Chọn A

Khu vực Mỹ La-tinh đóng góp khoảng 6% vào GDP thế giới (năm 2020). Quy mô GDP của các nước trong khu vực có sự chênh lệch lớn, các nước có quy mô GDP lớn nhất khu vực năm 2020 là Bra-xin (1 448,7 tỉ USD), Mê-hi-cô (1 073,9 tỉ USD).

Câu 9. Các quốc gia nào sau đây có quy mô GDP lớn nhất khu vực Mỹ Latinh?

A. Ac-hen-ti-na và Pêru.

B. Bra-xin và Mê-hi-cô.

C. Pa-ra-goay và Bra-xin.

D. Mê-hi-cô và Chi-lê.

Chọn B

Giữa các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh, GDP có sự chênh lệch rất lớn. Bra-xin và Mê-hi-cô là hai quốc gia có quy mô GDP trên 1000 tỉ USD, trong khi đó một số quốc gia có GDP thấp, chỉ vài trăm triệu USD như Đô-mi-ni-ca, Xen-kít và Nê-vít,...

Câu 10. Khu vực Mỹ Latinh tiến hành công nghiệp hóa

A. rất sớm.

B. khá sớm.

C. muộn.

D. rất muộn.

Chọn B

Khu vực Mỹ La-tinh tiến hành công nghiệp hóa khá sớm (thế kỉ XIX).

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây đã làm cho tốc độ phát triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh?

A. Chính trị không ổn định.

B. Cạn kiệt dần tài nguyên.

C. Thiếu lực lượng lao động.

D. Thiên tai xảy ra nhiều.

Chọn A

Nguyên nhân chủ yếu đã làm cho tốc độ phá triển kinh tế không đều, đầu tư nước ngoài giảm mạnh ở Mỹ Latinh là do chính trị của nhiều nước ở châu Mỹ Latinh không ổn định.

Câu 12. Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do

A. nguồn lương thực lớn và khí hậu lạnh.

B. có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

C. nguồn thức ăn công nghiệp phong phú.

D. ngành công nghiệp chế biến phát triển.

Chọn B

Mỹ Latinh có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc là do có nhiều đồng cỏ và khí hậu nóng ẩm.

Câu 13. Cho bảng số liệu:

GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP của các quốc gia Mĩ Latinh so với thế giới?

A. Tròn.

B. Cột.

C. Miền.

D. Đường.

Chọn A

Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu của biểu đồ. Ta thấy, biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP của các quốc gia Mĩ Latinh so với thế giới năm 2017.

Câu 14. Cho bảng số liệu:

TỔNG THU NHẬP QUỐC DÂN CỦA MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH, NĂM 2016 VÀ NĂM 2017 (Đơn vị: tỉ USD)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP của các quốc gia Mỹ Latinh?

A. Miền.

B. Đường.

C. Tròn.

D. Cột.

Chọn D

Dựa vào bảng số liệu và yêu cầu đề bài, ta thấy biểu đồ cột (cụ thể là cột nhóm) là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP của các quốc gia Mỹ Latinh qua 2 năm.

Câu 15. Cho bảng số liệu:

GDP VÀ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC MĨ LATINH NĂM 2014

(Đơn vị: Tỉ USD)

Trắc nghiệm Địa Lí 11 Kết nối tri thức Bài 7 (có đáp án): Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Dựa vào bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia?

A. Cột ghép.

B. Cột chồng.

C. Miền.

D. Đường.

Chọn A

Dựa vào kĩ năng nhận dạng biểu đồ cột ghép (thể hiện 2 giá trị tuyệt đối của 2 đối tượng có đơn vị khác nhau) => Biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện GDP và nợ nước ngoài của các quốc gia là cột ghép.

Video bài giảng Địa lí 11 Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh - Kết nối tri thức

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Địa Lí lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 6: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Mỹ La tinh

Lý thuyết Bài 7: Kinh tế khu vực Mỹ La tinh

Lý thuyết Bài 8: Thực hành viết báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở Cộng hoà liên bang Bra-xin

Lý thuyết Bài 9: Liên minh Châu Âu một liên kết kinh tế khu vực lớn

Lý thuyết Bài 10: Thực hành viết báo cáo về sự phát triển công nghiệp của Cộng hoà liên bang Đức

Đánh giá

0

0 đánh giá