Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28 (Kết nối tri thức): Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

3.4 K

Với tóm tắt lý thuyết Sinh học lớp 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với bài tập trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Sinh học 11.

Sinh học lớp 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

A. Lý thuyết Sinh học 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

1. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể thực vật là gì?

  • Các quá trình sinh lý có mối quan hệ mật thiết với nhau đảm bảo cho sự hoạt động thống nhất của cơ thể.
  • Bất kỳ quá trình nào thay đổi đều ảnh hưởng tới quá trình khác.

  (ảnh 1)

2. Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể động vật là gì?

  • Giữa các quá trình sinh lí có mối quan hệ chặt chẽ.
  • Cơ thể chỉ tồn tại, sinh trưởng và phát triển bình thường khi các hoạt động sinh lí này diễn ra nhịp nhàng.

 (ảnh 2)

Sơ đồ tư duy Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

B. Bài tập trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28: Mối quan hệ giữa các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật

Câu 1: Khi bị đứt tay, sẽ có những hệ nào tham gia để bảo vệ cơ thể?

A. Hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn

B. Chỉ hệ miễn dịch

C. Chỉ hệ thần kinh

D. Không có đán án chính xác

Câu 2: Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nào dưới đây?

A. Mô

B. Bào quan

C. Phân tử

D. Nguyên tử

Giải thích

Các cấp tổ chức của thế giới sống không bao gồm thành phần nguyên tử. Các cấp tổ chức của thế giới sống chính trong sinh thái bao gồm có: Tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã, hệ sinh thái

Câu 3: Tập hợp nhiều tế bào cùng loại và cùng thực hiện một chức năng nhất định tạo thành:

A. Hệ cơ quan

B. Mô 

C. Cơ thể

D. Cơ quan

Câu 4: Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng tạo thành:

A. Hợp tử

B. Cơ quan

C. Cơ thể

D. Tế bào

Giải thích

Tập hợp các mô cùng thực hiện một chức năng chung tạo thành cơ quan. Tập hợp các cơ quan theo cùng một hệ thống thì được gọi là hệ cơ quan

Câu 5: Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp?

A. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp

B. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là O2và H2O lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp

C. Cả hai đều có chung nhiều sản phẩm trung gian và nhiều hệ Enzyme. Sản phẩm của quá trình quang hợp là chất hữu cơ và Oxy cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Sản phẩm của quá trình hô hấp là CO2và O2 lại cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp

D. Mỗi quá trình đều có chức năng riêng và không có mối liên hệ

Giải thích

Tuy hô hấp và quang hợp là hai quá trình trái ngược nhau nhưng chúng có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Sản phẩm của quá trình quang hợp (C6H12O6+ O2) là nguồn nguyên liệu cho hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp. Còn sản phẩm của quá trình hô hấp (CO2+ H2O) là nguồn nguyên liệu giúp tổng hợp vì vậy C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp

Câu 6: Sự tự điều chỉnh của cơ thể sinh vật?

A. Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ hai cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống

B. Tự điều chỉnh là cơ chế mà chỉ một cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống

C. Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ rất cao đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống

D. Tự điều chỉnh là cơ chế mà mọi cấp độ tổ chức từ sống từ thấp đến cao đều có nhằm duy trì và điều hòa sự cân bằng trong hệ thống

Đáp án : D

Câu 7: Căn cứ chủ yếu để coi tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống là

A. Chúng có cấu tạo phức tạp

B. Chúng được cấu tạo bởi nhiều bào quan

C. Ở tế bào có các đặc điểm chủ yếu của sự sống

D. Cả A, B, C

Đáp án : C

Câu 8: Tất cả các tổ chức sống đều là hệ mở. Tại sao?

A. Vì thường xuyên trao đổi chất với môi trường

B. Vì thường xuyên có khả năng tự điều chỉnh

C. Vì thường xuyên biến đổi và liên tục biến hóa

D. Vì có khả năng sinh sản, cảm ứng và vận động

Đáp án : A

Câu 9: Khi hệ thần kinh bị stress thì điều gì sẽ xảy ra?

A. Hệ vận động giảm sức hoạt động

B. Hệ tiêu hóa hoạt động chậm

C. Tim của hệ tuần hoàn đập nhanh, áp lực máu cao

D. Tất cả đều đúng

Đáp án : D

Câu 10: Trong hoạt động lao động, các cơ quan cần được tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng và 02. Hệ thần kinh điều khiển tim tăng cường nhịp đập, các mạch máu ở các cơ bắp dãn ra để dòng máu đưa glucôzơ và 02 đến cung cấp kịp thời cho nhu cầu của các cơ đó, đồng thời đưa C02 và các sản phẩm của quá trình chuyển hoá trong các cơ quan đến các cơ quan bài tiết hoặc các tế bào của cơ thể như gan, phổi, thận. Trong khi đó, các tế bào alpha của đảo tụy thuộc tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng chuyển glycogen dự trữ trong các tế bào gan và cơ thành glucozơ đưa vào máu để cung cấp cho các cơ quan đang hoạt động.

Đây là ví dụ về điều gì?

A. Sự hoạt động của cơ thể

B. Sự phối hợp giữa hệ thần kinh và hệ nội tiết

C. Chức năng của hệ thần kinh

D. Chức năng của hệ nội tiết

Đáp án : B

Xem thêm các bài tóm tắt Lý thuyết Sinh học lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đánh giá

0

0 đánh giá