M là học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh

2 K

Với giải Luyện tập 2 trang 116 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Luyện tập 2 trang 116 KTPL 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:

Tình huống a. M là học sinh trường trung học phổ thông dân tộc nội trú của tỉnh. Vào dịp tết, M trở về bản thăm gia đình thì bị anh P cùng một số người thân chặn đường, bắt về nhà làm vợ. M kiên quyết phản đối nhưng vẫn bị anh P và người thân giữ lại, không cho trở về nhà.

Theo em, hành vi của anh P và người thân có vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M hay không? Vì sao?

Tình huống b. Nghe tin em trai mình thường xuyên bị bạn cùng lớp là T bắt nạt, V đã rủ bạn chặn đường đánh T để dạy dỗ và cấm T không được tiếp tục bắt nạt bạn bè nữa.

Theo em, hành vi của V có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của T không? Vì sao?

Lời giải:

- Tình huống a. Hành vi của anh P và người thân đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của M. Hành vi chặn đường, bắt M về nhà làm vợ của anh P và người thân chưa được sự đồng ý của M nên đây là hành vi trái phép, không đúng quy định của pháp luật.

- Tình huống b. Hành vi của V đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của T. Hành vi của V không có căn cứ pháp lí, là sự xâm phạm trái phép đến sức khoẻ của T và có thể khiến T phải chịu những hậu quả không tốt.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.

C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.

D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.

Đáp án đúng là: C

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, như:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 2. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

Tình huống. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.

A. Anh K.

B. Anh N và anh K.

C. Chị Y.

D. Chị Y và anh K.

Đáp án đúng là: A

Trong trình huống trên, anh K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân (do anh K có hành vi đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương).

Câu 3. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?

A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.

B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.

C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.

D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.

Đáp án đúng là: A

Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị bắt quả tang (đây là hành vi vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân) => việc ông B khống chế và áp giải anh M lên trụ sở công an là đúng pháp luật.

Đánh giá

0

0 đánh giá