Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

345

Với giải Câu hỏi 2 trang 109 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Câu hỏi 2 trang 109 KTPL 11: Em hãy nêu một số quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Theo em, các quy định đó của pháp luật có ý nghĩa gì?

Lời giải:

- Pháp luật Việt Nam quy định: 

+ Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, không một ai được phép tự tiện bắt, giam, giữ người hay sử dụng bất kì một hình thức đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể của người khác.

+ Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kì hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

+ Việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người; hiến, lấy xác; khám nghiệm tử thi phải thực hiện theo các quy định của pháp luật. 

+ Việc bắt, giam, giữ người do luật định, không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.

- Các quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là cơ sở pháp lí để ngăn chặn mọi hành vi tuỳ tiện bắt giữ người, đảm bảo sự an toàn, sự tự do về thân thể của mỗi công dân.

Lý thuyết Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

a) Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

- Pháp luật Việt Nam đảm bảo sự tự do và an toàn về thân thể cho mỗi công dân, nghiêm cấm các hành vi tự ý xâm phạm đến thân thể của người khác dưới mọi hình thức.

Lý thuyết KTPL 11 Kết nối tri thức Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân | Kinh tế Pháp luật 11

b) Hậu quả của hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực:

+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;

+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;

+ Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...

+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tuy theo tính chất, mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bồi thường thiệt hại (nếu có).

Đánh giá

0

0 đánh giá