Với giải Luyện tập 1 trang 115 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân
Luyện tập 1 trang 115 KTPL 11: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chỉ được thực hiện khi cơ quan công an tiến hành bắt, giam, giữ người.
b. Chỉ có công dân Việt Nam mới được nhà nước đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
c. Thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
d. Thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm riêng của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Lời giải:
- Ý kiến a. Sai, vì quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân được tất cả mọi người thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi.
- Ý kiến b. Sai, vì công dân các quốc gia khác đang sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam cũng được Nhà nước Việt Nam đảm bảo quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.
- Ý kiến c. Đúng, vì thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân sẽ ngăn chặn các hành vi xâm phạm trái phép đến thân thể, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân; đảm bảo tính tôn nghiêm của pháp luật, góp phần duy trì an ninh, trật tự xã hội.
- Ý kiến d. Sai, vì thực hiện quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công dân là trách nhiệm chung của tất cả mọi người, mọi cơ quan, tổ chức.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân không dẫn đến hậu quả nào sau đây?
A. Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
B. Gây tổn hại sức khỏe, tính mạng đối với người bị xâm phạm.
C. Là nhân tố duy nhất dẫn đến mất ổn định an ninh chính trị.
D. Gây tổn hại về uy tín, danh dự,… đối với người bị xâm phạm.
Đáp án đúng là: C
- Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân gây nhiều hậu quả tiêu cực, như:
+ Gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, tinh thần, uy tín, danh dự, kinh tế,... đối với người bị xâm phạm;
+ Gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; Làm sụt giảm uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước,...
+ Người thực hiện hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu 2. Trong tình huống sau, chủ thể nào đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
Tình huống. Anh N là nhân viên bưu chính đã liên lạc với khách hàng là anh K để giao bưu phẩm. Vì đang đi vắng nên anh K nhờ anh N giao bưu phẩm cho chị Y là hàng xóm nhận hộ. Khi sang nhà chị Y để nhận lại bưu phẩm, anh K phát hiện chị Ý đã mở bưu phẩm của mình nên rất tức giận và vô ý đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương.
A. Anh K.
B. Anh N và anh K.
C. Chị Y.
D. Chị Y và anh K.
Đáp án đúng là: A
Trong trình huống trên, anh K đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân (do anh K có hành vi đẩy chị Y ngã khiến chị bị thương).
Câu 3. Chủ thể nào sau đây không vi phạm quy định pháp luật về quyền bất khả xâm phạm của công dân?
A. Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị ông B khống chế rồi áp giải lên trụ sở công an.
B. Nghi ngờ anh C lấy trộm xe máy của mình, ông K đã bắt giam anh C để tra hỏi.
C. Do bị mất trộm đồ nên anh H (chủ cửa hàng) đã giữ nhân viên T lại để tra hỏi.
D. Anh Q bắt và cháu A về giam giữ tại nhà để ép bố mẹ cháu M phải trả nợ.
Đáp án đúng là: A
Anh M đột nhập vào nhà ông B, bị bắt quả tang (đây là hành vi vi phạm pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân) => việc ông B khống chế và áp giải anh M lên trụ sở công an là đúng pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Luyện tập 1 trang 115 KTPL 11: Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?...
Luyện tập 2 trang 116 KTPL 11: Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi:...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: