Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16 (Kết nối tri thức 2024): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

4.8 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

- Nguyên nhân: 

+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán khiến đời sống của người Việt cực khổ.

+ Tương truyền, chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại.

- Những nét chính:

+ Mùa xuân năm 40, Trưng Trắc và Trưng Nhị dựng cờ khởi nghĩa..

+ Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, hạ thành Cổ Loa, tiến đánh Luy Lâu.

+ Sau khi giành thắng lợi, Trưng Trắc xưng vương, đóng đô ở Mê Linh. 

+ Năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Nghĩa quân của Hai Bà Trưng kháng cự kiên cường nhưng cuối cùng bị dập tắt.

- Ý nghĩa:

+ Là cuộc khởi nghĩa lớn đầu tiên trong thời Bắc thuộc.

+ Mở đầu thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ lâu dài, bền bỉ của người Việt.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam.

2. Khởi nghĩa Bà Triệu

- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Ngô khiến đời sống của người Việt cực khổ.

- Diễn biến chính:

Năm 248, từ căn cứ ở núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá), khởi nghĩa bùng nổ.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

Lực lượng nghĩa quân đã đánh hạ nhiều huyện lị, thành ấp ở Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam,… khiến cho toàn thể Giao Châu đều chấn động.

Nhà Ngô đã cử 8000 quân sang đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh tại núi Tùng.

- Ý nghĩa:

+ Làm rung chuyển chính quyền đô hộ.

+ Góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tạo đà cho cuộc khởi nghĩa Lý Bí sau này.

3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân

- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống của người Việt cực khổ.

- Diễn biến chính:

+ Năm 542, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Giao Châu.

+ Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

+ Năm 545, quân Lương xâm lược. Triệu Quang Phục thay Lý Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên). Kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục lên làm vua, gọi là Triệu Việt Vương.

+ Năm 602, nhà Tùy đưa quân xâm lược, nước Vạn Xuân chấm dứt.

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

+ Để lại những bài học kinh nghiệm quý báu về tinh thần kháng chiến kiên trì, cách đánh du kích…

4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Phùng Hưng

a. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

- Nguyên nhân:chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Lương khiến đời sống của người Việt cực khổ.

Diễn biến chính:

+ Năm 713, khởi nghĩa bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng làm chủ Hoan Châu rồi nhanh chóng lan rộng ra phạm vi cả nước.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

+ Quân khởi nghĩa tiến ra Bắc, đánh đuổi chính quyền đô hộ, làm chủ Tống Bình, giải phóng đất nước. Mai Thúc Loan xưng đế, xây thành Vạn An (Nghệ An) làm quốc đô.

+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

- Ý nghĩa:

+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

+ Đánh dấu mốc quan trọng trên con đường đấu tranh để giải phóng dân tộc thời kì Bắc thuộc.

b. Khởi nghĩa Phùng Hưng:

- Nguyên nhân: chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.

- Diễn biến chính:

+ Năm 776, Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.

+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha. 

+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa. 

- Ý nghĩa:

+ Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.

+ Cổ vũ cho tinh thần đấu tranh giành độc lập hoàn toàn của người Việt đầu thế kỉ X.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Câu 1. Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Đáp án: D.

Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay) – SGK Lịch Sử 6/ trang 77.

Câu 2. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây:

“Lấy Dạ Trạch làm nơi kháng chiến

Mơ ngày về đánh chiếm Long Biên

Nhiều năm kham khổ liên miên

Hỏi ai ngang dọc khắp miền sậy lau?

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Bí.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: C.

Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Triệu Quang Phục (năm 545, quân Lương xâm lược nước Vạn Xuân. Triệu Quang Phục thay Lí Bí tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng chiến, xây dựng căn cứ tại đầm Dạ Trạch (Hưng Yên)….).

Câu 3. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Vua nào xưng “đế” đầu tiên

Vạn Xuân tên nước vững an nhà nhà?”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: B.

Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa. Sau khi thắng lợi, ông tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (SGK Lịch Sử 6/ trang 78).

Câu 4. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

“Người Hà Tĩnh, mặt đen như mực,

Từng chiêu binh ra sức chống Tàu

Nghệ An chiếm được buổi đầu

Tấm gương tung dũng đời sau còn truyền”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: A.

Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Mai Thúc Loan:

+ Mai Thúc Loan sinh ra và lớn lên ở làng Ngọc Trừng – một làng quê ở phía Tây huyện Sa Nam thuộc Châu Hoan, nay là làng Mai Lâm, xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

+ Bất bình trước ách cai trị của nhà Đường, Mai Thúc Loan đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy khởi nghĩa và nhanh chóng chiếm được thành Hoan Châu (Nghệ An).

Câu 5. Anh hùng dân tộc nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau:

Vua nào quét sạch quân Đường,

Nổi danh Bố Cái Đại vương thủa nào

Tiếc thay mệnh bạc tài cao,

Gianh sơn lại phải rơi vào lầm than”

A. Mai Thúc Loan.

B. Lý Nam Đế.

C. Triệu Quang Phục.

D. Phùng Hưng.

Đáp án: D.

Câu đố trên có chứa những dữ liệu phản ánh về Phùng Hưng:

+ Phùng Hưng huy động nhân dân nổi dậy khởi nghĩa chống lại ách cai trị của nhà Đường.

+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, ông được nhân dân truy tôn là: Bố Cái Đại vương.

Câu 6. Những câu thơ dưới đây gợi cho em liên tưởng đến cuộc khởi nghĩa nào của người Việt thời bắc thuộc?

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng,

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Đáp án: A.

Những câu thơ trên được trích từ sách Thiên nam ngữ lục, phản ánh về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (SGK Lịch Sử 6/ trang 74).

Câu 7. Ai là tác giả của câu nói nổi tiếng sau đây: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”?

A. Triệu Thị Trinh.

B. Bùi Thị Xuân.

C. Nguyễn Thị Bình.

D. Lê Chân.

Đáp án: A.

Bà Triệu (Triệu Thị Trinh) là tác giả của câu nói nổi tiếng: “Tôi muốn cưới cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người”.

Câu 8. Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở

A. vùng cửa sông Bạch Đằng.

B. Phong Châu.

C. vùng cửa sông Tô Lịch.

D. Phong Khê.

Đáp án: C.

Đầu năm 544, Lý Bí tự xưng là Lý Nam Đế, lập ra nhà nước Vạn Xuân, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch (SGK Lịch Sử 8/ trang 78).

Câu 9. Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Đáp án: A.

Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội) – SGK Lịch Sử 6/ trang 75.

Câu 10. Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở

A. Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội).

B. đầm Dạ Trạch (Hưng Yên).

C. núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa).

D. Hoan Châu (thuộc Nghệ An – Hà Tĩnh hiện nay).

Đáp án: C.

Năm 248, Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa ở núi Nưa (Triệu Sơn – Thanh Hóa) – SGK Lịch Sử 6/ trang 77.

Câu 11. Lược đồ sau đây thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa nào ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

Trắc nghiệm Lịch Sử 6 Bài 16 (có đáp án): Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X | Kết nối tri thức

A. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

B. Khởi nghĩa Bà Triệu.

C. Khởi nghĩa Lý Bí.

D. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan.

Đáp án: A.

Lược đồ trên thể hiện diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Câu 12. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Đáp án: B.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là cuộc khởi nghĩa đầu tiên, mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

Câu 13. Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Đáp án: C.

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu (248) đã làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô (SGK Lịch Sử 6/ trang 77).

Câu 14. Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm.

Đáp án: D.

Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 – 722) đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 10 năm (SGK Lịch Sử 6/ trang 80).

Câu 15. Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã

A. mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

B. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ của người Việt.

C. làm rung chuyển chính quyền đô hộ của nhà Ngô.

D. giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 60 năm.

Đáp án: D.

Cuộc khởi nghĩa Lý Bí (542 – 603) đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong khoảng gần 60 năm (SGK Lịch Sử 6/ trang 78).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 15: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của xã hội Âu Lạc

Lý thuyết Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lý thuyết Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Đánh giá

0

0 đánh giá