Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17 (Kết nối tri thức 2024): Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

3.5 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 10 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

1. Sức sống của nền văn hóa bản địa

- Người Việt luôn có ý thức giữ gìn nền văn hóa bản địa của mình.

+ Người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ.

+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì.

+ Các phong tục: xăm mình, ăn trầu, nhuộm răng đen… vẫn được duy trì.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

2. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Hoa

- Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

- Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt | Kết nối tri thức

- Đạo giáo, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian

- Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc.

B. 10 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Câu 1. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là

A. tết diệt sâu bọ.

B. tết đoàn viên.

C. tết báo hiếu.

D. tết thiếu nhi.

Đáp án: D.

Khi du nhập vào Việt Nam, tết Trung thu (rằm tháng 8 hằng năm) mang ý nghĩa là tết thiếu nhi.

Câu 2. Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là

A. tết diệt sâu bọ.

B. tết đoàn viên.

C. tết báo hiếu.

D. tết thiếu nhi.

Đáp án: A.

Khi du nhập vào Việt Nam, tết Đoan Ngọ (ngày 5/5 âm lịch hằng năm) mang ý nghĩa là tết diệt sâu bọ.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục được duy trì.

B. Phong tục ăn trầu… được truyền từ đời này sang đời khác.

C. Người Việt tiếp thu tiếng Hán để thay thế tiếng mẹ đẻ.

D. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng Việt.

Đáp án: C.

Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình, điều này được thể hiện ở việc:

+ Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe và nói bằng tiếng Việt.

+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên.

+ Những phong tục tập quán như: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen… vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

Câu 4. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc của người Việt dưới thời bắc thuộc?

A. Học một số phát minh kĩ thuật như: làm giấy, chế tạo đồ thủy tinh.

B. Tiếp thu một số lễ tết nhưng đã có sự vận dụng cho phù hợp.

C. Tiếp thu tư tưởng, phụ quyền nhưng vẫn tôn trọng phụ nữ.

D. Chủ động tiếp thu chữ Hán và tiếng Hán để thay thế ngôn ngữ mẹ đẻ.

Đáp án: D.

- Trong suốt thời Bắc thuộc, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có cọn lọc những yếu tố văn hóa Trung Hoa để phát triển văn hóa dân tộc:

Học một số phát minh kỹ thuật như làm giấy, chế tao đó thuỷ tinh,...

+ Tiếp thu một số lễ tết của Trung Quốc nhưng có sự vận dụng cho phù hợp.

+ Đạo giáo, Phật giáo được du nhập và hoà nhập với tín ngưỡng dân gian.

+ Tiếp thu chữ Hán, một số quy tắc lễ nghĩa của người Trung Quốc, nhưng vẫn duy trì truyền thống tôn trọng người già và phụ nữ.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: người Việt tuy chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn hoàn toàn nghe – nói bằng tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt).

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu.

B. Tín ngưỡng thờ các vị thần tự nhiên tiếp tục được duy trì.

C. Tục nhuộm răng đen… được truyền từ đời này sang đời khác.

D. Tiếp thu tư tưởng gia trưởng, “trọng nam – kinh nữ” trong Nho giáo.

Đáp án: D.

- Trong suốt thời Bắc thuộc, người Việt luôn có ý thức gìn giữ nền văn hóa bản địa của mình, điều này được thể hiện ở việc:

+ Tiếng Việt vẫn được người dân truyền dạy cho con cháu. Người Việt vẫn hoàn toàn nghe và nói bằng tiếng Việt.

+ Những tín ngưỡng truyền thống tiếp tục được duy trì như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần trong tự nhiên.

+ Những phong tục tập quán như: búi tóc, xăm mình, nhuộm răng đen… vẫn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.

- Nội dung đáp án D không phù hợp, vì: người Việt tuy tiếp thu tư tưởng gia trưởng, phụ quyền của Trung Quốc nhưng vẫn giữ gìn truyền thống tôn trọng phụ nữ.

Câu 6. Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng

A. tiếng Hán.

B. tiếng Việt.

C. tiếng Anh.

D. tiếng Thái.

Đáp án: B.

Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn nghe và nói hoàn toàn bằng tiếng Việt (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 7. Tín ngưỡng truyền thống nào vẫn được người Việt duy trì trong suốt thời Bắc thuộc?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Thờ thần tài.

C. Thờ Đức Phật.

D. Thờ thánh A-la.

Đáp án: A.

Trong suốt thời kì Bắc thuộc, người Việt vẫn duy trì các tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên… (SGK Lịch Sử 6/ trang 82).

Câu 8. Yếu tố kĩ thuật nào của Trung Quốc mới được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Chế tạo đồ thủy tinh.

B. Làm đồ gốm.

C. Đúc trống đồng.

D. Sản xuất muối.

Đáp án: A.

Kĩ thuật chế tạo đồ thủy tinh được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 83).

Câu 9. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Lễ Giáng sinh.

B. Tết Hàn thực.

C. Lễ phục sinh.

D. Tết dương lịch.

Đáp án: B.

Tết Hàn thực của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (SGK Lịch Sử/ trang 83).

Câu 10. Dịp lễ, tết nào của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc?

A. Tết Đoan Ngọ.

B. Lễ Giáng sinh.

C. Lễ Phật đản.

D. Tết dương lịch.

Đáp án: A.

Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc (SGK Lịch Sử/ trang 83).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 16: Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập trước thế kỉ X

Lý thuyết Bài 17: Cuộc đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc của người Việt

Lý thuyết Bài 18: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

Lý thuyết Bài 19: Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

Lý thuyết Bài 20: Vương quốc Phù Nam

Đánh giá

0

0 đánh giá