Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5 (Kết nối tri thức 2024): Xã hội nguyên thủy

4 K

Với tóm tắt lý thuyết Lịch sử lớp 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy sách Kết nối tri thức hay, chi tiết cùng với 15 câu trắc nghiệm chọn lọc có đáp án giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Lịch sử lớp 6.

Lịch sử lớp 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy

A. Lý thuyết Lịch sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy

1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy

a. Bầy người nguyên thủy:

- Dạng người: Người tối cổ.

- Đời sống vật chất: Sống trong hang, động, dựa vào săn bắt và hái lượm.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy | Kết nối tri thức

- Tổ chức xã hội: Sống thành bầy, có người đứng đầu, có sự phân công lao động và cùng chăm sóc con cái.

- Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá,...

b. Công xã thị tộc:

- Dạng người:

+ Người tinh khôn

+ Hình thành ba chủng tộc lớn: da vàng, da trắng và da đen.

- Đời sống vật chất: Biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm.

- Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc gồm 2, 3 thế hệ, có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung.

- Đời sống tinh thần: Biết làm đồ trang sức tinh tế hơn, làm tượng bằng đa hoặc đất nung,...; đã có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy | Kết nối tri thức

2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam

a. Đời sống vật chất

- Biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ và vũ khí khác nhau.

- Đồ gốm đã dần phổ biến với hoa văn trang trí phong phú.

- Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lập bằng cỏ khô hay lá cây.

- Nguồn thức ăn phong phú.

b. Đời sống tinh thần

- Làm đồ trang sức từ đá, đất nung…

Lý thuyết Lịch Sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy | Kết nối tri thức

- Hoa văn trên đồ gốm cũng dần mang tính chất nghệ thuật, trang trí.

- Chôn người chết cùng với công cụ và đồ trang sức.

B. 15 câu trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 5: Xã hội nguyên thủy

Câu 1. Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu của Người tinh khôn?

A. Mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn.

B. Chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải…

C. Dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú.

D. Ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa.

Đáp án: D.

Ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa là thành tựu của Người tối cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 2. Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau đã tạo thành

A. bầy người nguyên thủy.

B. bộ lạc.

C. nhà nước.

D. xóm làng.

Đáp án: B.

Nhiều thị tộc họ hàng, sống cạnh nhau đã tạo thành bộ lạc (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 3. Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về đời sống tinh thần của Người nguyên thủy?

A. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung.

B. Vẽ tranh trên vách đá.

C. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.

D. Tín ngưỡng thờ thần – vua.

Đáp án: D.

Đời sống tinh thần của Người nguyên thủy:

+ Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung.

+ Vẽ tranh trên vách đá.

+ Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.

- Người nguyên thủy chưa có tín ngưỡng thờ thần – vua.

Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đời sống vật chất của Người tinh khôn?

A. Biết trồng trọt, thuần dưỡng động vật.

B. Sinh sống trong các hang động, mái đá.

C. Làm đồ trang sức bằng đá, đất nung.

D. Chôn cất người chế cùng với đồ tùy táng.

Đáp án: A.

- Người tinh khôn đã biết trồng trọt, thuần dưỡng động vật (SGK Lịch Sử 6/ trang 21).

- Sinh sống trong các hang động, mái đá là đặc điểm của Người tối cổ.

- Nội dung các đáp án C, D phản ánh về đời sống tinh thần của Người nguyên thủy.

Câu 5. Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa nào dưới đây?

A. Bắc Sơn.

B. Hòa Bình.

C. Quỳnh Văn.

D. Đồng Đậu.

Đáp án: B.

Ở Việt Nam, dấu tích của nền nông nghiệp sơ khai được hình thành từ nền văn hóa Hòa Bình (SGK Lịch Sử 6/ trang 21).

Câu 6. Hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ là

A. bầy người nguyên thủy.

B. công xã thị tộc.

C. nhà nước.

D. làng, bản.

Đáp án: A.

Hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ là bầy người nguyên thủy (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 7. Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. Người hiện đại.

Đáp án: B.

Bầy người nguyên thủy là hình thức tổ chức xã hội của Người tối cổ (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 8. Người tối cổ đã biết

A. mài đá để tạo thành công cụ sắc bén hơn.

B. chế tạo cung tên, làm đồ gốm, dệt vải…

C. dựng lều bằng cành cây hoặc xương thú.

D. ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa.

Đáp án: D.

Người tối cổ đã biết ghè đẽo đá làm công cụ, tạo ra lửa (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 9. Nội dung nào dưới đây không đúng khi mô tả về bầy người nguyên thủy?

A. Sống thành từng bầy khoảng vài chục người.

B. Có người đứng đầu mỗi bầy người.

C. Nhiều bầy người sống cạnh nhau tạo thành bộ lạc.

D. Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Đáp án: C.

- Đặc điểm của bầy người nguyên thủy:

+ Sống thành từng bầy khoảng vài chục người.

+ Có người đứng đầu mỗi bầy người.

+ Có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

Câu 10. Công xã thị tộc là hình thức tổ chức xã hội của

A. vượn người.

B. Người tối cổ.

C. Người tinh khôn.

D. người vượn.

Đáp án: C.

Công xã thị tộc là hình thức tổ chức xã hội của Người tinh khôn (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 11. Nội dung nào sau đây không đúng khi mô tả về đời sống vật chất của người nguyên thủy ở Việt Nam?

A. Sống trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều bằng cỏ khô.

B. Dùng tre, gỗ, xương… để làm mũi tên, mũi lao.

C. Làm đồ trang sức từ đất nung, đá, vỏ ốc biển.

D. Mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau, như: rìu, bôn…

Đáp án: C.

Nội dung đáp án C thuộc về đời sống tinh thần của người nguyên thủy.

Câu 12. Nội dung nào sau đây đúng khi mô tả về đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam?

A. Làm đồ trang sức từ đất nung, đá, vỏ ốc biển.

B. Dùng tre, gỗ, xương… để làm mũi tên, mũi lao.

C. Mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau, như: rìu, bôn…

D. Sống trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều bằng cỏ khô.

Đáp án: A.

- Nội dung các đáp án B, C, D thuộc về đời sống vật chất của Người tối cổ.

Câu 13. Nội dung nào sau đây không đúng khi mô tả về đời sống tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam?

A. Chôn cất người chết cùng với công cụ và đồ trang sức.

B. Vẽ tranh trên vách đá; biết chế tạo nhạc cụ.

C. Làm đồ trang sức từ đất nung, đá, vỏ ốc biển.

D. Mài đá để tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau, như: rìu, bôn…

Đáp án: D.

Nội dung đáp án D thuộc về đời sống vật chất của người nguyên thủy.

Câu 14. Xã hội nguyên thủy trải qua hai giai đoạn là

A. bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.

B. thị tộc và bộ lạc.

C. công xã thị tộc và nhà nước.

D. Bầy người nguyên thủy và nhà nước.

Đáp án: A.

Xã hội nguyên thủy trải qua hai giai đoạn là bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Câu 15. Trong đời sống tinh thần, Người tinh khôn đã có tục

A. thờ thần – vua.

B. chôn cất người chết.

C. xây dựng nhà cửa.

D. lập đền thờ các vị vua.

Đáp án: B.

Trong đời sống tinh thần, Người tinh khôn đã có tục chôn cất người chết cùng với công cụ lao động và đồ trang sức (SGK Lịch Sử 6/ trang 20).

Xem thêm các bài tóm tắt lý thuyết Lịch Sử 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 4: Nguồn gốc loài người

Lý thuyết Bài 5: Xã hội nguyên thủy

Lý thuyết Bài 6: Sự biến chuyển và phân hóa của xã hội nguyên thủy

Lý thuyết Bài 7: Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại

Lý thuyết Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Đánh giá

0

0 đánh giá