Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân

787

Với giải Luyện tập 4 trang 96 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Luyện tập 4 trang 96 KTPL 11Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau:

Trường hợp. Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B không cùng tôn giáo. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các tôn giáo, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

Lời giải:

- Hành vi của gia đình anh A phản đối việc kết hôn vì không cùng tôn giáo là hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo vì hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các tôn giáo, giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người có tín ngưỡng với người không có tín ngưỡng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

- Hành vi của cán bộ xã thể hiện việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo trong việc tuyên truyền để người dân hiểu được bản chất, nội dung của các quyền này.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Các chủ thể trong trường hợp dưới đây được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện nào sau đây?

Trường hợp. Chị B là người dân tộc Mông, anh A là người dân tộc Thái; cả hai người đều cùng sinh sống trên địa bàn của tỉnh S. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh A về quê nhà và được chính quyền địa phương hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án phục dựng các trò chơi dân gian của dân tộc mình; chị B được vay vốn ưu đãi để phát triển công ty của gia đình tại thành phố nơi chị đã sinh ra.

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Chọn B

Trong trường hợp trên, anh A và chị B đã được hưởng quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở phương diện kinh tế.

Câu 2. Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện nào?

A. Chính trị.

B. Kinh tế.

C. Văn hóa.

D. Tín ngưỡng.

Chọn B

Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

Câu 3. Biểu hiện nào dưới đây cho thấy các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về kinh tế?

A. Các dân tộc được Đảng, nhà nước tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển kinh tế.

B. Nhà nước chỉ quan tâm phát triển kinh tế ở các vùng phát triển, trung tâm của đất nước.

C. Các dân tộc đều có quyền tham gia thảo luận, góp ý về các vấn đề chung của đất nước.

D. Chính sách phát triển kinh tế của nhà nước có sự phân biệt giữa dân tộc đa số, thiểu số.

Chọn A

Tất cả các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam được Đảng, Nhà nước bảo đảm và tạo mọi điều kiện để có cơ hội phát triển về kinh tế - đó là biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên phương diện kinh tế.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá