Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

303

Với giải Câu hỏi trang 91 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Câu hỏi trang 91 KTPL 11Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

Lời giải:

Một số quy định khác của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Điều 9 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định:

1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải tuân thủ Hiến Pháp, pháp luật và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người đại diện, ban quản lí cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm hướng dẫn tín đồ, người tham gia hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo thực hiện hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo đúng quy định của pháp luật.

- Điều 64 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định về việc Xử lí vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo

Khái niệm: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc là các dân tộc ở Việt Nam không phân biệt đa số hay thiểu số đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.

- Mọi dân tộc đều bình đẳng về chính trị, văn hoá, giáo dục.

♦ Các dân tộc bình đẳng về chính trị: các dân tộc đều có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia vào bộ máy nhà nước, tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.

♦ Các dân tộc bình đẳng về văn hoá, giáo dục:

+ Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

+ Những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.

+ Các dân tộc ở Việt Nam có quyền hưởng thụ một nền giáo dục của nước nhà.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo | Kinh tế Pháp luật 11

♦ Các dân tộc bình đẳng về kinh tế:

Trong chính sách phát triển kinh tế, không có sự phân biệt giữa các dân tộc đa số và thiểu số.

+ Nhà nước luôn quan tâm đầu tư phát triển kinh tế đối với tất cả các vùng, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là quyền hiến định:

+ Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.

+ Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước bảo đảm, các cơ sở tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ, nghiêm cấm việc xâm phạm.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo | Kinh tế Pháp luật 11

- Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo bao gồm bình đẳng về quyền, bình đẳng về nghĩa vụ và bình đẳng về trách nhiệm pháp lí trước pháp luật.

- Công dân có nghĩa vụ tuân thủ quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo; tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Hành vi vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (như kì thị, chia rẽ dân tộc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật,...) tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định.

 
Đánh giá

0

0 đánh giá