Với giải Luyện tập 1 trang 75 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật
Luyện tập 1 trang 75 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Quyền công dân độc lập với nghĩa vụ công dân.
b. Mọi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
c. Trong mọi quan hệ pháp luật, Nhà nước và các chủ thể khác bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ pháp lí.
d. Quyền và nghĩa vụ của công dân được phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.
e. Công dân ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lí như nhau.
g. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.
Lời giải:
- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Hiến pháp năm 2013, quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.
- Nhận định b. Đồng tinh với nhận định b vì cho dù ở vị trí nào, làm nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.
- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì dù Nhà nước là một tổ chức đặc biệt nhưng khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, Nhà nước và các cơ quan nhà nước bình đẳng với các chủ thể khác về quyền và nghĩa vụ pháp lí.
- Nhận định d. Không đồng tình với nhận định d vì mọi công dân không phân biệt màu da, giới tính, địa vị,... đều không bị phân biệt trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí trước pháp luật.
- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì tất cả công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình sẽ làm nâng cao tính công bằng, dân chủ.
- Nhận định g. Đồng tình với nhận định g. Thực hiện bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân góp phần đảm bảo công bằng dân chủ, văn minh.
Bài tập vận dụng:
Câu 1. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân - điều này thể hiện
A. công dân bình đẳng về quyền.
B. công dân bình đẳng về nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. quyền công dân gắn bó với nghĩa vụ công dân.
Chọn A
Công dân bình đẳng về quyền. Bất kì công dân nào nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được hưởng các quyền công dân như: quyền bầu cử, ứng cử; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin; quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo; quyền sở hữu tài sản; quyền tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền được đảm bảo an sinh xã hội,...
Câu 2. Trong trường hợp dưới đây, các bạn học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình khác nhau, sau khi có kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông, các bạn học sinh lớp 12C trường trung học phổ thông T đều đăng kí tham gia tuyển sinh đại học theo nguyện vọng của bản thân.
A. Quyền học tập.
B. Quyền ứng cử.
C. Quyền sở hữu tài sản.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Chọn A
Trong trường hợp trên, các bạn học sinh lớp 12C đã được hưởng quyền bình đẳng về học tập, nghĩa là bình đẳng về quyền, vì đều được đăng kí tham gia tuyển sinh vào đại học theo nguyện vọng cá nhân.
Câu 3. Trong trường hợp dưới đây, các chủ thể đã được hưởng quyền gì?
Trường hợp. Anh M và chị A cùng nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty tư nhân. Sau khi xem xét hồ sơ đăng kí kinh doanh, xét thấy hồ sơ của hai cá nhân này đáp ứng đầy đủ quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho anh Kiên và chị Hạnh trong thời hạn quy định.
A. Quyền bầu cử và ứng cử.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền tự do kinh doanh.
D. Quyền sở hữu tài sản.
Chọn C
Ở trường hợp trên, việc anh M và chị A cùng được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là thể hiện bình đẳng trong việc hưởng quyền tự do kinh doanh của công dân.
Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Mở đầu trang 70 KTPL 11: Em hãy cho biết ý nghĩa của quy định trên....
Câu hỏi trang 73 KTPL 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào?...
Luyện tập 1 trang 75 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?...
Luyện tập 3 trang 76 KTPL 11: Em hãy thực hiện các bài tập sau:...
Luyện tập 4 trang 77 KTPL 11: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi...
Xem thêm các bài giải SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: