Theo em, người phạm tội bình đẳng trước pháp luật có phải là biểu hiện của bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân không

346

Với giải Câu hỏi trang 73 Kinh tế Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo chi tiết trong Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KTPL 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập KTPL lớp 11 Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Câu hỏi trang 73 KTPL 1Theo em, người phạm tội bình đẳng trước pháp luật có phải là biểu hiện của bình đẳng về trách nhiệm pháp lí của công dân không? Vì sao?

Lời giải:

Theo em, người phạm tội bình đẳng trước pháp luật là bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. Công dân dù ở địa vị nào, làm nghề gì, khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật (trách nhiệm hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật). Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau đều phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau. Cụ thể: Toà án nhân dân huyện Y đã xét xử khách quan, công bằng và nghiêm minh. Qua đó, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Lý thuyết Quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

- Khái niệm: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật nghĩa là mọi công dân, không phân biệt nam, nữ thuộc các dân tộc, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội khác nhau đều không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định của pháp luật.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | Kinh tế Pháp luật 11

- Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ:

+ Công dân bình đẳng về việc hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của công dân không tách rời nhau.

+ Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần và địa vị xã hội.

- Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí:

+ Bất kì công dân dù ở vị trí nào, làm nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lí, hành chính, dân sự, hình sự, kỉ luật về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật.

+ Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau thì phải chịu trách nhiệm pháp lí như nhau.

Lý thuyết KTPL 11 Chân trời sáng tạo Bài 10: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật | Kinh tế Pháp luật 11

 
Đánh giá

0

0 đánh giá