Cách nhận biết ion NO3- đầy đủ nhất

547

Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa. Trong môi trường axit, ion NO3- thể hiện tính oxi hóa giống như HNO3. Vậy để nhận biết ion nitrat (NO3-) hay những hợp chất có chứa gốc NO3- cần tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp em tự tin hơn khi làm dạng bài tập này.

Cách nhận biết ion NO3-

I. Cách nhận biết ion NO3-

Để nhận biết ion NO3- trong dung dịch ta có thể dùng bột Cu hoặc một vài mẩu lá Cu mỏng trong môi trường axit (axit sunfuric loãng)

- Hiện tượng: Bột Cu tan ra tạo thành dung dịch màu xanh, khí NO không màu bay lên gặp oxi của không khí, tạo thành khí NO2 có màu nâu đỏ.

+ Phương trình hóa học minh họa:

3Cu + 8H+ + 2 NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO (không màu) + O2 → 2NO2(màu nâu đỏ)

Cách nhận biết ion NO<sub>3</sub><sup>-</sup> nhanh nhất

II. Bài tập nhận biết ion NO3-

Bài 1: Cho dung dịch chứa anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học minh họa.

Hướng dẫn giải

Sử dụng BaCl2nếuxuất hiện kết tủa trắng → dung dịch chứa CO32-

Ba2+ +  CO32- → BaCO3 ↓ 

Tiếp tục cho một ít bột Cu vào mẫu thử thêm vài giọt H2SO4loãng nếu thấy thoát ra khí không màu (NO) hóa nâu đỏ (NO2) ngoài không khí thì mẫu thử đó chứa NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O

2NO (không màu) + O2 → 2NO2(màu nâu đỏ)

Bài 2: Có 3 lọ riêng biệt đựng ba dung dịch không màu, mất nhãn là HCl, HNO3, H2SO4. Có thể dùng thuốc thử nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch trên?

A.giấy quỳ tím, dung dịch NaOH

B.dung dịch BaCl2; Cu

C.dung dịch AgNO3; Na2CO3

D.dung dịch phenolphtalein

Hướng dẫn giải

Đáp án B

- Trích mẫu thử của 3 dung dịch ra 3 ống nghiệm có đánh số.

- Cho lần lượt từng mẫu thử tác dụng với BaCl2

+ Mẫu thử phản ứng với BaCl2 xuất hiện kết tủa trắng là H2SO4

BaCl2 + H2SO4 BaSO¯ + 2HCl

+ Hai mẫu còn lại không có hiện tượng gì.

- Tiếp tục cho hai mẫu còn lại lần lượt tác dụng với kim loại Cu.

+ Mẫu thử hòa tan Cu giải phóng khí không màu hóa nâu trong không khí là HNO3.

3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O

2NO + O2 → 2NO2(màu nâu đỏ)

+ Mẫu thử không có hiện tượng gì xuất hiện là HCl.

Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:

Cách nhận biết ion OH-

Cách nhận biết ion NO3-

Cách nhận biết ion SO42-

Cách nhận biết ion Cl-

Cách nhận biết ion CO32-

Cách nhận biết ion S2-

Đánh giá

0

0 đánh giá