Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 11

4.3 K

Tài liệu soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn nhất giúp học sinh nắm được nội dung chính của bài, dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1 hay nhất

Ngữ văn lớp 11 trang 141 Tập 1

Câu 1 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Kẻ vào vở hai cột A, B theo mẫu dưới đây, sau đó nổi tên thể loại ở cột A với đặc điểm phù hợp được nêu ở cột B giải thích lí do bạn tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B.

A. THỂ LOẠI/ KIỀU VĂN BẢN

 

B. ĐẶC ĐIỂM

 

Tuỳ bút/ tản văn

 

lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ.

 

không có cốt truyện, giàu tính trữ tình và tính nhạc.

Văn bản nghị luận

 

thường được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo, một tư tưởng, chủ đề nhất định; ngôn ngữ giàu hình ảnh, chất thơ, chất suy tưởng, chính luận...

Truyện thơ dân gian

 

 

có cốt truyện, kết cấu đơn giản, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, phản ánh cuộc sống của nhân dân cũng như khát vọng về tình yêu, tự do, hạnh phúc và công lí.

Truyện thơ Nôm

 

sử dụng kết hợp nhiều nguồn thông tin, nhiều dạng trình bày (dạng chữ, dạng hình ảnh/ sơ đồ/ bảng biểu...), nhiều phương thức biểu đạt (thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận...)

 

 

Văn bản thông tin tổng hợp

 

thể loại tự sự bằng thơ, định hình từ thế kỉ XVII, phát triển mạnh từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX.

 

có cốt truyện đơn giản; nhân vật có chức năng tạo ra thế giới và con người.

Bi kịch

 

Nhân vật chính thường có bản chất tốt đẹp, có khát vọng vượt lên và thách thức số phận, nhưng cũng có những nhược điểm trong hành xử hoặc sai lầm trong đánh giá.

 Trả lời:

Soạn văn lớp 11 Ôn tập cuối học kì I | Hay nhất Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

- Lí do em tạo ra các đường nối giữa hai cột A và B là: Dựa vào khái niệm và đặc điểm của các thể loại và kiểu văn bản.

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản truyện thơ

- Một văn bản bi kịch

Trả lời:

- Văn bản truyện thơ: Lời tiễn dặn

        “Lời tiễn dặn” kể về cuộc đời của một đôi trai gái người Thái với tình yêu nồng thắm, keo sơn nhưng lại gặp phải biết bao khó khăn, trở ngại để đến được bên nhau. Mở đầu, truyện kể lại những kỉ niệm gắn bó khi còn nhỏ của một đôi bạn rất thân. Họ cùng lớn lên bên nhau và dần chớm nở một tình yêu đẹp. Thế nhưng, bố mẹ cô gái chê gia đình chàng trai quá nghèo khổ nên đã ép gả cô cho một người nhà giàu ở bản xa. Chàng trai mang theo nỗi thất tình và buồn thương sang Lào buôn bán với ước mong kiếm đủ vàng bạc để trở về chuộc người yêu. Cuộc sống nơi đất khách quá đỗi khổ cực, gian nan và kiếm tiền chẳng hề dễ dàng. Chàng đành ôm ước vọng tan tành ấy trở về đúng ngày cưới của cô gái. Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu cho vơi đi những khổ đau, cay đắng. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.

- Văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng đài

        Vốn là nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân nên ông từ chối. Nhưng sau nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm nên trổ tài xây một lâu đài vĩ đại làm niềm hãnh diện của dân tộc. Công trình làm tốn rất nhiều mồ hôi, xương máu và tài sản nên bị nhân dân vô cùng căm ghét. Nhân mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ làm phản giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muốn đặt ra những vấn đề gay gắt muôn thuở về lý tưởng nghệ thuật cao siêu và vĩnh cửu với những lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân.

Câu 3 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại dưới đây (có thể tóm tắt dưới hình thức lập bảng):

- Tùy bút, tản văn

- Truyện thơ

- Bi kịch

Trả lời:

Tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu một văn bản theo các thể loại là:

Tùy bút, tản văn

- Xác định được đề tài của văn bản.

- Xác định được cái tôi của tác giả trong văn bản.

- Những cảm xúc, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá của tác giả.

- Ý nghĩa xã hội sâu sắc của nội dung bài tùy bút, tản văn.

- Ngôn ngữ giàu hình ảnh và chất thơ của bài tùy bút, tản văn.

- Chú ý đến chất trữ tình được tác giả thể hiện trong văn bản.

- …

Truyện thơ

- Xác định được cốt truyện.

- Xác định được nhân vật trong truyện thơ là kiểu nhân vật nào.

- Giải thích và phân tích được ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản.

- …

Bi kịch

- Xác định được chủ đề, cốt truyện và thông điệp trong văn bản.

- Xác định được hoạt động gây ra xung đột của bi kịch.

- Xác định được nhân vật thuộc phe thiện > < ác, đặc biệt là nhân vật bi kịch.

- Giải thích và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ sử dụng trong văn bản: ngôn ngữ độc thoại và đối thoại.

- …

Ngữ văn lớp 11 trang 142 Tập 1

Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu một số điểm tương đồng, khác biệt về cách miêu tả, thể hiện nhân vật Thị Kính trong hai văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) và Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một).

Trả lời:

* Điểm tương đồng:

- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.

- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.

* Điểm khác biệt:

- Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một):

+ Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.

= > Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.

- Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một).

+ Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.

Câu 5 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu và phân tích một đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét trong các văn bản đã học (trích Vũ Như Tô và Hăm-lét, sách Ngữ văn 11, tập một).

Trả lời:

Đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét là:

- Là những người có bản chất tốt đẹp sống có lí tưởng, có khát khao vượt lên trên thách thức của số phận.

+ Vũ Như Tô: Là một người yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng đài vì hoãi bão tô điểm cho đất nước, đem hết tài năng của bản thân để xậy dưng một tòa đài hoa lệ.

+ Hăm-lét: Là người thông minh, nhanh trí và đa cảm.

- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào những tình huống éo le, hoàn cảnh khó khăn dẫn đến kết cục không mong muốn.

+ Vũ Như Tô: vì xây dựng Cửu Trùng Đài đã bị nhân dân căm phẫn, truy giết.

+ Hăm-lét: Được cha báo tin về cái chết không phải do độc rắn cắn mà có người hãm hại là người em trai Clô-đi-út, nên đã phải giả điên để điều tra sự thật.

Câu 6 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu ít nhất hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn (minh hoạ bằng dẫn chứng lấy từ tác phẩm đã học, đã đọc).

Trả lời:

Hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn là:

* Tương đồng:

- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình.  

- Đều được viết lại thông qua việc chứng kiến hoặc trải qua cảm xúc của tác giả.

+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông: Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ […] sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.

+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen: “Mấy hôm nay cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên. […] Tôi liền nhè nhẹ khoác chiếc áo lên mình, khép cửa đi ra ngoài.

* Khác biệt:

- Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn còn tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay.

+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể tùy bút, nội dung được ghi chép, miêu tả thông qua những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát chứng kiến, chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật.

+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…), chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.

Câu 7 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1) Chỉ ra một số điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận.

Trả lời:

Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận:

- Văn bản thông tin: bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận.  Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.

- Văn bản nghị luận: nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm

Câu 8 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1) Thế nào là các phương tiện phi ngôn ngữ? Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng như thế nào? Minh hoạ bằng một số dẫn chứng lấy từ các văn bản đã học.

Trả lời:

- Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quá trình mà cá nhân sử dụng một thứ tiếng để giao tiếp và tư duy. Cần chú ý đến tất cả yếu tố của ngôn ngữ như: nội dung, ngữ pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ v.v…

- Tác dụng:

+ Góp phần tryền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn.

+ Giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu, người đọc người nghe dễ hình dung hơn.

+ …

- Dẫn chứng minh họa từ các văn bản:

+ Văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, rõ nét; người đọc, người xem có thể hình dung rõ hơn về vị trí cũng như cấu tạo của hang động.

+ Đồ gốm gia dụng của người Việt: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên sinh động, người đọc, người xem hình dung ra được các sản phẩm đồ gốm cũng như sự đa dạng về hình thức của đồ gốm.

+ …

Câu 9 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Chỉ ra một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách sử dụng hình ảnh minh hoạ (và các phương tiện phi ngôn ngữ khác, nếu có) ở hai văn bản sau:

- Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng)

- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)

Trả lời:

- Điểm tương đồng: Đều sử dụng hình ảnh minh họa để giúp nội dung văn bản trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.

- Điểm khác biệt:

+ Văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng): Tác giả sử dụng hình ảnh minh họa xuyên suốt toàn văn bản để người đọc dễ hình dung về các đồ gia dụng gốm hơn.

+ Văn bản: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng): Sử dụng hình ảnh minh họa khi văn bản cần minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh chỉ xuất hiện ở một đoạn cụ thể, chứ không xuyên suốt văn bản.

Câu 10 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng tổng hợp những điểm đáng ghi nhớ về yêu cầu khi viết văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận.

Trả lời:

Mở đầu

Xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu

Nội dung

- Miêu tả bao quát đối tượng

- Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý

- Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng

- Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng

Cách trình bày và diễn đạt

- Các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết với nhau.

- Nội dung viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp cận người đọc.

- Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh

- Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho bài viết cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung về đối tượng thuyết minh

- Không sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ địa phương, không sai chính tả, lỗi dùng từ...

Kết thúc

Tổng kết lại vấn đề, đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng.

 

Câu 11 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng so sánh và chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt về yêu cầu đối với kiểu bài khi viết:

– Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

– Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)

Trả lời:

- Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.

 

Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình.

- Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

 

Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội

Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết.

- Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu.

- Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra.

- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo.

- Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu

 

 - Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)

 

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ)

Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)

Điểm tương đồng

Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan.

Điểm khác biệt

- Tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với chính bản thân và mọi người.

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch.

Câu 12 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng tổng hợp về các tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ đã học ở học kì I.

Trả lời:

Tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ

Nội dung

Giải thích nghĩa của từ

- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ

- Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích

-  Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu

Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết

Câu 13 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:

– Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.

– Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.

Trả lời:

- Đoạn văn tham khảo 1:

      Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc “Oan Thị Kính”. Đây là thành ngữ dùng đểchỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng, nhân vật của câu thành ngữ – Thị Kính – không chỉ chịu khổvì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” cũng cho ta thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.  Vậy nỗi oan là gì? Nỗi oan chính là sự oan ức mà không thể thanh minh, giãi bày được. Minh chứng trong nỗi oan của Thị Kính chúng ta thấy, nàng phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng “dùi mài kinh sử” đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền – Thị Kính đã ân cần ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có “dị hình sắc dưới cằm mọc ngược” và “dạ thương chồng” vì “trước đẹp mặtchàng sau đẹp mặt ta”, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ “chợt giật mình tỉnh dậy” tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà – dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ: nàng có ý định giết chồng.   Thế nhưng mặc nghe lời thảm thiết, giải thích của Thị Kính, chẳng ai muốn nghe và cuối cùng nỗi oan ấy chẳng biết bày tỏ cùng ai. Chính vì bị vu oan mọi người giáng tội nàngm, nhưng không phải vi phạm vào “tam tòng tứ đức” mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng. Ta thấy, khi con người ta bị hàm oan sẽ gây ra tất cả những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khiến người đời chê bai, sỉ nhục và lăng mạ.  Vì vậy, việc minh oan không chỉ là gỡ bỏ hiềm nghi mà còn lấy lại thể diện, sự trong sạch và công lý của cuộc đời.
<![if !supportLineBreakNewLine]>
<![endif]>

- Đoạn văn tham khảo 2:

      Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) ta mới thấy được sự quan trọng của việc theo đuổi mục đích và lí tưởng sống. Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Con người sống trong cuộc đời này ai cũng có ước mơ, có mục đích sống. Và chỉ khi đó ta mới sống hết mình, sống có kế hoạch, sống đúng nghĩa của sống. lí tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn. Lí tưởng sống là động lực thôi thúc mỗi người mạnh mẽ, can đảm đối mặt mọi chông gai thử thách, đứng lên bước tiếp, chinh phục thành công. Lí tưởng sống của thanh niên như chiếc kim chỉ nam trong cuộc đời mỗi con người; định vị cho mọi hành động; là nhân tố không thể thiếu quyết định đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi con người. Thiếu đi lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình và rất dễ bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, thử thách. Chúng ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng, thờ ơ với tương lai, với cuộc sống của mình hoặc quá dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ… Những người này thật đáng bị chỉ trích và cần thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Bên cạnh đó chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. Hãy cố gắng vì lí tưởng của mình ngay từ hôm nay để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.

Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Thực hành tiếng Việt trang 127

Âm mưu và tình yêu

Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)

Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân

Ôn tập trang 140

Ôn tập cuối học kì 1

Đánh giá

0

0 đánh giá