Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có

390

Trả lời Câu 2 trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn 11. Mời các bạn đón xem:

Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1

Câu 2 (trang 141 sgk Ngữ văn 11 Tập 1)Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản truyện thơ

- Một văn bản bi kịch

Trả lời:

- Văn bản truyện thơ: Lời tiễn dặn

        “Lời tiễn dặn” kể về cuộc đời của một đôi trai gái người Thái với tình yêu nồng thắm, keo sơn nhưng lại gặp phải biết bao khó khăn, trở ngại để đến được bên nhau. Mở đầu, truyện kể lại những kỉ niệm gắn bó khi còn nhỏ của một đôi bạn rất thân. Họ cùng lớn lên bên nhau và dần chớm nở một tình yêu đẹp. Thế nhưng, bố mẹ cô gái chê gia đình chàng trai quá nghèo khổ nên đã ép gả cô cho một người nhà giàu ở bản xa. Chàng trai mang theo nỗi thất tình và buồn thương sang Lào buôn bán với ước mong kiếm đủ vàng bạc để trở về chuộc người yêu. Cuộc sống nơi đất khách quá đỗi khổ cực, gian nan và kiếm tiền chẳng hề dễ dàng. Chàng đành ôm ước vọng tan tành ấy trở về đúng ngày cưới của cô gái. Cải trang thành người khách đưa cô dâu về nhà chồng, chàng trai đã tranh thủ tâm tình, than vãn với người yêu cho vơi đi những khổ đau, cay đắng. Cả hai cùng hẹn thề sẽ tìm mọi các để được ở bên nhau. Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, nhà chồng bán cô gái vào cửa quan, rồi bị mang ra chợ bán như một món hàng, cuộc đời của cô nổi trôi, lận đận không biết sẽ đi về đâu. Cuối cùng, cô bị người chồng thứ hai mang ra chợ để đổi lấy mọt nắm lá dong gói bánh. Thật hạnh phúc khi người đổi lấy được cô chính là chàng trai năm xưa. Họ cùng nhau hẹn ước ở bên nhau, sống hạnh phúc cho tới già.

- Văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng đài

        Vốn là nghệ sĩ chân chính gắn bó với nhân dân nên ông từ chối. Nhưng sau nghe lời khuyên của cung nữ Đan Thiềm nên trổ tài xây một lâu đài vĩ đại làm niềm hãnh diện của dân tộc. Công trình làm tốn rất nhiều mồ hôi, xương máu và tài sản nên bị nhân dân vô cùng căm ghét. Nhân mâu thuẫn ấy, Quận công Trịnh Duy Sản dấy binh, lôi kéo thợ làm phản giết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và thiêu hủy Cửu Trùng Đài. Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muốn đặt ra những vấn đề gay gắt muôn thuở về lý tưởng nghệ thuật cao siêu và vĩnh cửu với những lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân.

Đánh giá

0

0 đánh giá