Với soạn Ngữ văn lớp 11 trang 142 Tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết trong bài Ôn tập cuối học kì 1 giúp học sinh dễ dàng chuẩn bị bài và soạn văn lớp 11. Mời các bạn đón xem:
Soạn bài Ôn tập cuối học kì 1
Trả lời:
C1:
* Điểm tương đồng:
- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính.
- Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian.
* Điểm khác biệt:
- Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một):
+ Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính.
= > Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính.
- Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một).
+ Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính.
C2:
So sánh |
Văn bản Thị Mầu lên chùa (trích chèo cổ Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 10, tập một) |
Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (trích truyện thơ Nôm Quan Âm Thị Kính, sách Ngữ văn 11, tập một) |
Sự tương đồng |
- Xây dựng tình huống truyện xoay quanh nhân vật Thị Mầu để làm nổi bật lên nhân vật Thị Kính. - Sử dụng ngôn ngữ mang đậm tính văn học dân gian. |
|
Sự khác biệt |
- Thông qua những hành động Thị Mầu để làm nổi bật lên hình ảnh Thị Kính. → Làm nổi bật sự trái ngược giữa hai nhân vật, từ đó làm nổi bật lên hình tượng Thị Kính. |
- Khắc họa hình tượng Thị Kính thông qua chính những hành động, vẻ đẹp phẩm chất nhân cách của nhân vật Thị Kính. |
Trả lời:
C1:
Đặc điểm chung nổi bật của nhân vật bi kịch thể hiện qua hai nhân vật Vũ Như Tô và Hăm-lét là:
- Là những người có bản chất tốt đẹp sống có lí tưởng, có khát khao vượt lên trên thách thức của số phận.
+ Vũ Như Tô: Là một người yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng đài vì hoãi bão tô điểm cho đất nước, đem hết tài năng của bản thân để xậy dưng một tòa đài hoa lệ.
+ Hăm-lét: Là người thông minh, nhanh trí và đa cảm.
- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào những tình huống éo le, hoàn cảnh khó khăn dẫn đến kết cục không mong muốn.
+ Vũ Như Tô: vì xây dựng Cửu Trùng Đài đã bị nhân dân căm phẫn, truy giết.
+ Hăm-lét: Được cha báo tin về cái chết không phải do độc rắn cắn mà có người hãm hại là người em trai Clô-đi-út, nên đã phải giả điên để điều tra sự thật.
C2:
- Nhân vật bi kịch được tác giả đưa vào tình huống, hoàn cảnh khó khăn nhưng không từ bỏ mà chống lại thế ác, đại diện cho cái thiện đấu tranh với cái ác.
- Khắc họa là người sống có lí tưởng, luôn theo đuổi và hết mình vì lí tưởng, làm mọi thứ để bảo vệ lí tưởng của bản thân.
- Trước những hoàn cảnh khó khăn, thử thách được tạo ra bởi người viết; nhân vật bi kịch sẵn sàng đương đầu, không chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù của mình.
Trả lời:
C1:
Hai điểm tương đồng, một điểm khác biệt về đặc điểm thể loại giữa tuỳ bút và tản văn là:
* Tương đồng:
- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình.
- Đều được viết lại thông qua việc chứng kiến hoặc trải qua cảm xúc của tác giả.
+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông: Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ […] sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.
+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen: “Mấy hôm nay cảm thấy trong lòng bồn chồn không yên. […] Tôi liền nhè nhẹ khoác chiếc áo lên mình, khép cửa đi ra ngoài.
* Khác biệt:
- Tản văn có đề tài rộng lớn bao quát hơn còn tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để cho ra một tác phẩm tùy bút hay.
+ Văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông thuộc thể tùy bút, nội dung được ghi chép, miêu tả thông qua những hình ảnh, sự việc mà người viết quan sát chứng kiến, chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật.
+ Văn bản: Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…), chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.
C2:
* Tương đồng:
- Thuộc thể loại văn xuôi tự sự và trữ tình.
- Đều mang tính chất hư cấu
- Được viết dựa vào cảm xúc thật của người viết khi chứng kiến hoặc trải nghiệm qua cảm xúc ấy
* Điểm khác biệt:
- Đề tài của tản văn rộng hơn, bao quát hơn đề tài của thể loại tùy bút.
- Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, cũng không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết, đồng thời cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt như thơ, đề tài của tản văn là những điều bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác.
- Tùy bút lại là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang đậm cái tôi của nhà văn. Đặc điểm của tùy bút là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách, quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết tác phẩm tùy bút của tác giả đó.
VD:
- Bài Trăng sáng trên đầm sen với nội dung là văn xuôi, ngắn gọn, hàm súc, có cách thể hiện đa dạng (trữ tình, nghị luận…),chủ yếu thể hiện cảm xúc của tác giả với hiện tượng đời sống thường nhật. → Tản văn. Vì tản văn là thể loại văn xuôi mà ở đó, người viết bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc qua các hiện tượng đời sống thường nhật, giàu ý nghĩa xã hội.
Trả lời:
C1:
Điểm khác biệt trong cách đọc hiểu một văn bản thông tin tổng hợp và đọc hiểu một văn bản nghị luận:
- Văn bản thông tin: bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận. Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng.
- Văn bản nghị luận: nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm
C2:
Văn bản thông tin |
Văn bản nghị luận |
bàn về thông tin nhiều hơn → Ít luận điểm hơn văn bản nghị luận. Văn bản thông tin thường tập trung vào giới thiệu quy tắc, luật lệ của một hoạt động hay trò chơi nào đó; vừa giúp người đọc khám phá những nét đẹp văn hóa hoặc một số hoạt động truyền thống nổi tiếng. |
nhiều luận điểm, luận cứ, lý lẽ, dẫn chứng. Nghị luận văn học tập trung vào phân tích các tác phẩm văn học (tác giả, tác phẩm…) và đặc điểm nhân vật gắn với các văn bản đã học. Nghị luận xã hội có nội dung chính là bàn luận về một tư tưởng, quan điểm |
Trả lời:
C1:
- Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ là quá trình mà cá nhân sử dụng một thứ tiếng để giao tiếp và tư duy. Cần chú ý đến tất cả yếu tố của ngôn ngữ như: nội dung, ngữ pháp, phát âm, giọng nói, tốc độ nói, ngữ điệu, phong cách ngôn ngữ v.v…
- Tác dụng:
+ Góp phần tryền tải thông tin, giúp nội dung của văn bản thông tin rõ nét và có sức thuyết phục hơn.
+ Giúp cho văn bản trở nên sinh động, dễ hiểu, người đọc người nghe dễ hình dung hơn.
+ …
- Dẫn chứng minh họa từ các văn bản:
+ Văn bản Sơn Đoòng – Thế giới chỉ có một: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên hấp dẫn, rõ nét; người đọc, người xem có thể hình dung rõ hơn về vị trí cũng như cấu tạo của hang động.
+ Đồ gốm gia dụng của người Việt: sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ là hình ảnh – giúp cho văn bản trở nên sinh động, người đọc, người xem hình dung ra được các sản phẩm đồ gốm cũng như sự đa dạng về hình thức của đồ gốm.
+ …
C2:
- Phương tiện phi ngôn ngữ là những phương tiện hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ… hỗ trợ trong việc truyền tải quan điểm, ý tưởng.
- Việc sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản thông tin tổng hợp có tác dụng: Cụ thể hóa nội dung thuyết minh, tăng tính sinh động, thu hút người đọc người nghe.
- Dẫn chứng: Trong bài Sơn Đoòng - Thế giới chỉ có một, nội dung văn bản có chứa những hình ảnh minh họa, truyền tải, tăng tính xác thực đối với người đọc.
→ Nhờ vào những yếu tố này, ý tưởng và thông tin bài trở nên thu hút, hấp dẫn người đọc, biến một văn bản thông tin khô khan, nhàm chán thành một văn bản thông tin thú vị. Đồng thời giúp người đọc trong quá trình tìm hiểu không bị mơ hồ, dễ hiểu, dễ hình dung và tiếp nhận thông tin hơn.
- Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng)
- Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng)
Trả lời:
C1:
- Điểm tương đồng: Đều sử dụng hình ảnh minh họa để giúp nội dung văn bản trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn.
- Điểm khác biệt:
+ Văn bản: Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng): Tác giả sử dụng hình ảnh minh họa xuyên suốt toàn văn bản để người đọc dễ hình dung về các đồ gia dụng gốm hơn.
+ Văn bản: Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng): Sử dụng hình ảnh minh họa khi văn bản cần minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh chỉ xuất hiện ở một đoạn cụ thể, chứ không xuyên suốt văn bản.
C2:
So sánh |
Đồ gốm gia dụng của người Việt (theo Phan Cẩm Thượng) |
Người trẻ và những hành trang vào thế kỉ XXI (Đỗ Thị Ngọc Quyên, Nguyễn Đức Dũng) |
Sự tương đồng |
Đều sử dụng hình ảnh minh họa để giúp nội dung văn bản trở nên rõ ràng, dễ hiểu hơn. |
|
Sự khác biệt |
Hình ảnh minh họa xuyên suốt toàn văn bản để người đọc dễ hình dung về các đồ gia dụng gốm hơn. |
Sử dụng hình ảnh minh họa khi văn bản cần minh họa bằng sơ đồ và hình ảnh chỉ xuất hiện ở một đoạn cụ thể, chứ không xuyên suốt văn bản. |
Trả lời:
Mở đầu |
Xác định và nêu được đúng đối tượng đề bài yêu cầu |
Nội dung |
- Miêu tả bao quát đối tượng - Miêu tả cụ thể từng phương diện của đối tượng theo trình tự hợp lý - Giới thiệu được một số nổi bật của đối tượng - Chỉ ra vai trò, ý nghĩa, giá trị của đối tượng |
Cách trình bày và diễn đạt |
- Các câu văn, đoạn văn cần có sự liên kết với nhau. - Nội dung viết mạch lạc, rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, dễ tiếp cận người đọc. - Lồng ghép yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận để làm tăng hiệu quả thuyết minh - Sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ để làm cho bài viết cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung về đối tượng thuyết minh - Không sử dụng những thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ địa phương, không sai chính tả, lỗi dùng từ... |
Kết thúc |
Tổng kết lại vấn đề, đánh giá chung và nêu cảm nhận về đối tượng. |
– Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
Trả lời:
- Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận và báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội.
|
Văn bản thuyết minh về một đối tượng hoặc quy trình hoạt động có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận |
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Điểm tương đồng |
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. |
|
Điểm khác biệt |
- Miêu tả đối tượng/quy trình và trình bày phương diện của đối tượng/quy trình. - Tập trung giới thiệu một vài điểm đặc sắc và làm rõ vai trò, giá trị, ý nghĩa của đối tượng, quy trình. |
- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu |
- Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội và văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội
|
Báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên hoặc xã hội |
Văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
Điểm tương đồng |
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. |
|
Điểm khác biệt |
- Giải thích vấn đề cần bàn luận và trình bày được hệ thống luận điểm quan điểm của người viết. - Lập luận đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ, khách quan, chính xác để làm rõ những luận điểm đã nêu. - Đưa ra một số ý kiến trái chiều và làm rõ những ý kiến → Làm nổi bật hơn sự đúng đắn của những luận điểm đã đưa ra. |
- Tóm tắt nội dung và có từ khóa, cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu và tài liệu tham khảo. - Các đề mục được trình bày dựa trên quá trình nghiên cứu và nêu được lý do chọn đề tài, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu
|
- Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) và văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học)
|
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) |
Văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) |
Điểm tương đồng |
Đều phải giới thiệu được đối tượng, vấn đề và dùng ngôn ngữ chính xác, sử dụng hợp lí hiệu quả các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ và diễn đạt rõ ràng, trong sáng, khách quan. |
|
Điểm khác biệt |
- Tóm tắt nội dung của tác phẩm và phân tích, đánh giá được các giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. - Bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của bản thân và ý nghĩa của tác phẩm đối với chính bản thân và mọi người. |
- Triển khai được ít nhất hai luận điểm và thể hiện được thành công và hạn chế về cách xây dựng hành động, nhân vật, xung đột kịch và thành công, hạn chế về ngôn ngữ kịch. |
Trả lời:
Tri thức tiếng Việt cần ghi nhớ |
Nội dung |
Giải thích nghĩa của từ |
- Phân tích nội dung nghĩa của từ và nếu cần có thể nêu phạm vi sử dụng, khả năng kết hợp của từ - Dùng một hoặc một số từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích - Đối với từ ghép có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ. |
Cách trình bày ý tưởng và thông tin, dữ liệu |
Ý tưởng và thông tin, dữ liệu trong văn bản có thể trình bày theo các cách như: ý chính và nội dung chi tiết, trật tự thời gian, cấu trúc nguyên nhân –kết quả, cấu trúc so sánh, đối chiếu, cấu trúc vấn đề, cách giải quyết |
Câu 13 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Viết đoạn văn (khoảng ba trăm chữ) bàn về một trong hai nội dung:
– Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
– Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
Trả lời:
C1:
- Đoạn văn tham khảo 1:
Từ lâu, nhân dân ta lưu truyền câu thành ngữ đã trở nên hết sức quen thuộc “Oan Thị Kính”. Đây là thành ngữ dùng đểchỉ những nỗi oan ức đến cùng cực, nỗi oan không thể giãi bày. Thế nhưng, nhân vật của câu thành ngữ – Thị Kính – không chỉ chịu khổvì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang tàn ác khinh rẻ. Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” cũng cho ta thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan. Vậy nỗi oan là gì? Nỗi oan chính là sự oan ức mà không thể thanh minh, giãi bày được. Minh chứng trong nỗi oan của Thị Kính chúng ta thấy, nàng phải chịu đựng bắt nguồn từ việc bị ngờ oan. Khi chồng “dùi mài kinh sử” đã đến hồi mệt mỏi cần được nghỉ ngơi, người vợ hiền – Thị Kính đã ân cần ngồi quạt cho chồng. Chăm sóc chồng không chỉ là việc làm của người vợ đảm đang mà đối với họ còn là một hạnh phúc. Thị Kính cũng thế. Song khi nàng muốn được chăm sóc cho chồng nhất, muốn được hưởng niềm hạnh phúc của người vợ thì lại là lúc nàng gặp phải sự đùa cợt của số phận. Nhìn thấy Thiện Sĩ có “dị hình sắc dưới cằm mọc ngược” và “dạ thương chồng” vì “trước đẹp mặtchàng sau đẹp mặt ta”, tiện có con dao sắc đang cầm trong tay, nàng định bụng sẽ xén chiếc râu quái ác ấy. Nhưng oái oăm thay, Thiện Sĩ “chợt giật mình tỉnh dậy” tình ngay mà lí gian, con dao trong tay nàng không còn là con dao làm đẹp cho chồng mà trở thành bằng chứng của một âm mưu tàn ác. Thực hư ra sao chẳng cần xét hỏi, bà mẹ chồng Sùng Bà – dồn dập đổ xuống đầu nàng những lời buộc tội và căn cứ: nàng có ý định giết chồng. Thế nhưng mặc nghe lời thảm thiết, giải thích của Thị Kính, chẳng ai muốn nghe và cuối cùng nỗi oan ấy chẳng biết bày tỏ cùng ai. Chính vì bị vu oan mọi người giáng tội nàngm, nhưng không phải vi phạm vào “tam tòng tứ đức” mà là tội nghèo. Ngờ oan cho con dâu chỉ là cái cớ để bà mẹ chồng tàn ác kia khinh miệt, nhục mạ xuất thân nghèo hèn của nàng. Ta thấy, khi con người ta bị hàm oan sẽ gây ra tất cả những nỗi đau cả về thể xác lẫn tâm hồn. Khiến người đời chê bai, sỉ nhục và lăng mạ. Vì vậy, việc minh oan không chỉ là gỡ bỏ hiềm nghi mà còn lấy lại thể diện, sự trong sạch và công lý của cuộc đời.
<![if !supportLineBreakNewLine]>
<![endif]>
- Đoạn văn tham khảo 2:
Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hãm-lét (kịch Hăm-lét) ta mới thấy được sự quan trọng của việc theo đuổi mục đích và lí tưởng sống. Vậy thế nào là lí tưởng sống? Lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động tích cực của con người, hướng đến những điều tốt đẹp và cao cả. Lí tưởng sống ảnh hưởng quan trọng đến suy nghĩ và hành động của giới trẻ đặc biệt là các bạn thanh niên hiện nay. Mỗi người cần có cho mình một lí tưởng sống cao đẹp và cố gắng thực hiện hóa lí tưởng đó. Con người sống trong cuộc đời này ai cũng có ước mơ, có mục đích sống. Và chỉ khi đó ta mới sống hết mình, sống có kế hoạch, sống đúng nghĩa của sống. lí tưởng sống chính là điều kiện để con người vươn lên hoàn thiện bản thân mình hơn. Lí tưởng sống là động lực thôi thúc mỗi người mạnh mẽ, can đảm đối mặt mọi chông gai thử thách, đứng lên bước tiếp, chinh phục thành công. Lí tưởng sống của thanh niên như chiếc kim chỉ nam trong cuộc đời mỗi con người; định vị cho mọi hành động; là nhân tố không thể thiếu quyết định đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi con người. Thiếu đi lí tưởng, ta dễ nản chí, dễ cảm thấy buồn chán với chính cuộc đời của mình và rất dễ bỏ cuộc khi gặp phải khó khăn, thử thách. Chúng ta rất dễ bắt gặp trong cuộc sống vẫn còn có nhiều bạn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc sống có lí tưởng, thờ ơ với tương lai, với cuộc sống của mình hoặc quá dựa dẫm, phụ thuộc vào bố mẹ… Những người này thật đáng bị chỉ trích và cần thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình tốt đẹp hơn. Mỗi người học sinh chúng ta trước hết phải sống có ước mơ, hoài bão, nỗ lực học tập, trau dồi bản thân để thực hiện ước mơ đó. Bên cạnh đó chúng ta cần sống chan hòa, yêu thương mọi người, bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung để cống hiến nhiều hơn cho xã hội. Chúng ta không thể phủ nhận vai trò, ý nghĩa của lí tưởng sống đối với con người. Hãy cố gắng vì lí tưởng của mình ngay từ hôm nay để trở thành một công dân tốt, có ích cho xã hội.
C2:
- Đoạn văn tham khảo 1: Từ nỗi oan của nhân vật Thị Kính trong văn học nghĩ về sự cần thiết và tầm quan trọng của sự minh oan.
Trong văn học, ta đã bắt gặp rất nhiều nhân vật phải gánh trên mình nỗi oan khuất, tủi nhục. Nào là nàng Vũ Nương với cái danh "thất tiết", phải trẫm mình xuống sông tự vẫn. Hay như Chí Phèo bị Bá Kiến ghen tuông mà tống vào tù suốt mấy năm trời. Đặc biệt, còn có nàng Thị Kính - một người phụ nữ đức hạnh, thảo hiền nhưng lại có số phận oan nghiệt. Chỉ vì muốn cắt cho chồng chiếc râu mọc ngược, nàng bị vu cho cái tội giết chồng, bị cả nhà bên đó ruồng rẫy. Để không ảnh hưởng đến người thân, Thị Kính đành lòng giả trai lên chùa ở. Nhưng như vậy vẫn chưa hết. Ở chùa, nàng bị Thị Mầu giá họa, đổ tội cho nàng làm ả ta có bầu. Thế là Thị Kính bị người đời dè bỉu, chịu oan ức, tủi hổ đến tận lúc chết. Từ đó, độc giả vừa xót thương cho số phận bạc bẽo của nàng Thị Kính, vừa thấy rõ hơn tầm quan trọng của việc minh oan. Minh oan chính là giải thích, chứng minh bản thân mình trong sạch bằng lời nói, lí lẽ và cả hành động. Việc này giúp con người lấy lại danh dự, tránh được bao hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Nhưng nếu ta lựa chọn im lặng, cữ giữ mãi nỗi oan khuất trong lòng thì chính bản thân ta sẽ là người chịu thiệt thòi. Thậm chí, nó còn ảnh hưởng đến cả những người mà ta yêu quý. Vậy nên, trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều cần tự biết bảo vệ bản thân. Nếu lỡ chẳng may bị giá họa, ta cần hành động để chứng minh sự trong sạch cho chính mình. Tựu chung lại, qua câu chuyện về nàng Thị Kính, ta có thể rút ra được bài học rằng: việc minh oan là vô cùng cần thiết đối với con người.
- Đoạn văn tham khảo 2: Từ cuộc đấu tranh cho lẽ sống của các nhân vật bi kịch như Vũ Như Tô (kịch Vũ Như Tô), Hăm-lét (kịch Hăm-lét) nghĩ về việc theo đuổi mục đích, lí tưởng sống của thanh niên ngày nay.
"Thanh niên ngày nay nên chọn lí tưởng sống như thế nào?" là một câu hỏi rất hay. Trước tiên, ta có thể hiểu lí tưởng sống là những suy nghĩ, hành động, thái độ hướng về tương lai một cách tích cực. Người sống có lí tưởng luôn biết cách đặt mục tiêu phù hợp, đúng đắn. Từ đó, nhanh chóng đạt được thành công trong lĩnh vực mình theo đuổi. Đối với thế hệ thanh niên, việc xác định lí tưởng sống lại càng quan trọng, cấp thiết. Với bối cảnh hội nhập không ngừng của thế giới, rất nhiều cơ hội và thử thách đã được đặt ra. Là những người nắm trong tay tương lai nhân loại, thanh niên cần sớm nhận ra giá trị của bản thân. Chỉ khi hiểu rõ ưu - nhược điểm còn tồn tại, ta mới có phương án phát triển và cải thiện phù hợp. Đặc biệt, việc không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng cũng vô cùng quan trọng. Hãy cứ mạnh dạn thể hiện bản thân, mặc kệ cho khó khăn, thử thách gian nan đến mức nào. Và điều đó sẽ dễ dàng được thực hiện hơn khi con người ta có lí tưởng rõ ràng. Đồng thời, thanh niên cũng cần điều chỉnh suy nghĩ, thái độ sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như sự phát triển của thời đại. Có như vậy, ta mới ngày một hoàn thiện hơn, trở thành người có ích cho xã hội.
Xem thêm lời giải các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các bài soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Thực hành tiếng Việt trang 127
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (kịch bản văn học) hoặc tác phẩm nghệ thuật (bộ phim)
Giới thiệu một kịch bản văn học hoặc một bộ phim theo lựa chọn cá nhân