Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân lớp 4 hay, chi tiết

2 K

Với tóm tắt lý thuyết Toán lớp 4 Viết số tự nhiên trong hệ thập phân hay, chi tiết giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Toán lớp 4.

Lý thuyết Viết số tự nhiên trong hệ thập phân lớp 4 hay, chi tiết

1. Viết số tự nhiên trong hệ thập phân

Trong cách viết số tự nhiên:

+ Ở mỗi hàng có thể viết được một chữ số. Cứ mười đơn vị ở một hàng lại hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó.

Ví dụ: 

10 đơn vị = 1 chục

10 chục = 1 trăm

10 trăm = 1 nghìn….

+ Với mười chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể viết được mọi số tự nhiên.

+ Nhận xét: Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của nó trong số đó.

+ Viết số tự nhiên với các đặc điểm trên được gọi là viết số tự nhiên trong hệ thập phân.

2. Các dạng toán

a) Đọc và viết số:

Ví dụ 1: Đọc và viết theo mẫu:

Đọc số

Viết số

6 378 188

Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám

478 248

 

 

Hai trăm linh bảy

Lời giải:

Đọc số

Viết số

6 378 188

Sáu triệu ba trăm bảy mươi tám một trăm tám mươi tám

478 248

Bốn trăm bảy mươi tám nghìn hai trăm bốn mươi tám

207

Hai trăm linh bảy

b) Tìm giá trị của các chữ số trong mỗi số

Ví dụ: Ghi giá trị của chữ số 3 trong các số: 385 267, 853, 756 344, 823 247, 32

Lời giải:

Giá trị của chữ số 3 trong số 385 267 là 300 000.

Giá trị của chữ số 3 trong số 853 là 3.

Giá trị của chữ số 3 trong số 756 344 là 300.

Giá trị của chữ số 3 trong số 823 247 là 3000.

Giá trị của chữ số 3 trong số 32 là 30.

c) Lập các số tự nhiên

Ví dụ: Từ các số 2, 3, 5 hãy lập các số tự nhiên có 2 chữ số.

Lời giải:

Các số tự nhiên có 2 chữ số được lập từ các số 2, 3, 5 là: 22, 23, 25, 32, 33, 35, 52, 53, 55. 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá