Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đề bài: Viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe ca ngợi lòng dũng cảm của con người.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 1
Tôi đã được đọc nhiều truyện viết về lòng dũng cảm. Tôi cũng đã nghe thầy giáo kể về những tấm gương cao đẹp thể hiện lòng dũng cảm trong chiến đấu của bộ đội ta. Tuy nhiên, trong trí nhớ của tôi thì câu chuyện sau đây đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc nhất, vì chính tôi đã chứng kiến chuyện này.
Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:
- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.
Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 2
Hôm đó chúng tôi được học tiết đạo đức: Lòng dũng cảm. Sau khi đọc xong câu chuyện trong sách đạo đức, cô hỏi: Có bạn nào kể cho cả lớp nghe tấm gương dũng cảm mà các em được biết đến không? Trong lớp có rất nhiều cánh tay đang giơ lên cùng tiếng: Em! Em. Cô đã gọi Trúc, một bạn nữ ngồi dãy giữa, giơ tay nhưng vẻ mặt rất buồn.
Trúc đứng lên trong sự chờ đợi của các bạn. Chúng tôi đều không hiểu sao bạn không kể luôn trong sự hồi hộp của mọi người. Bạn đứng im một lúc cùng những tiếng thở dài như cố lấy tinh thần, sự bình tĩnh rồi nói: Em thưa cô! Em kể về mẹ của em, mẹ là người rất dũng cảm ạ!
Cả lớp im phăng phắc vì chúng em biết mẹ bạn đã bị mất hồi đầu năm. Bạn bắt đầu kể: Mẹ em 28 tuổi, mẹ là người chăm chỉ, luôn yêu thương bố và chúng em. Mẹ lúc nào cũng cười, chẳng bao giờ bố con em thấy mẹ buồn cả. Đến một ngày, mẹ nói bố đưa mẹ đi khám bệnh vì mẹ thấy đi lại khó khăn, bác sĩ nói phải chuyển mẹ xuống bệnh viện thành phố vì họ không xét được bệnh. Hôm sau, trước khi đi khám, mẹ chuẩn bị đồ ăn cả ngày cho chúng em và niềm nở:Hôm nay bố và mẹ đi chơi xa, chiều sẽ có mặt ở nhà, các con đi học về, ăn cơm rồi trông nhà cho bố mẹ nhé! Buổi hôm ấy, mẹ về trong mệt mỏi, yên lặng, mặt bố rầu rĩ nhưng mẹ lại không hề buồn phiền. Mẹ không quên mua quà cho 2 chị em. Chúng em không hề biết bệnh của mẹ cho đến khi bà nội hỏi bố. Bố nói mẹ bị ung thư máu giai đoạn cuối, hiện tại tuỷ và các dây thần kinh đã hoàn toàn bị phá huỷ. Bố cũng nói mẹ đã phải chịu đựng trong thời gian quá dài nhưng không nói sợ bố, con lo lắng. Cho tới khi mẹ đã quá mệt mỏi và kiệt sức mới nói ra. Em đã muốn òa khóc khi nghe bố nói vậy. Mẹ sẽ thế nào? Bố con em sẽ ra sao. Nhưng em chỉ ngồi trong bàn học mà viết ra giấy những suy nghĩ, không dám làm mẹ buồn.
Những ngày cuối cùng, khuôn mặt mẹ tái nhợt, nhưng mẹ không cau có bực bội chút nào mặc dù bố nói: Nếu bị cắn đau quá, em cứ khóc lên. Nhưng chính những lúc ấy khuôn mặt của mẹ lại trở nên rạng rỡ. Mẹ thường nói: Em có đau đâu, em vẫn ổn lắm, anh lo cho các con chu đáo thế em rất yên tâm.
Ngày mẹ biết mẹ sẽ ra đi, mẹ gọi 2 chị em đến và nói: Mẹ xa các con một thời gian dài, các con nhớ yêu thương nhau và đừng làm bố giận, mẹ lúc nào cũng dõi theo các con. Mẹ hạnh phúc khi có các con lắm! Rồi đôi mắt mẹ dần nhắm lại nhưng mẹ không hề khóc.
Kể đến đó Trúc nghẹn ngào, cả lớp cũng xúc động vô cùng. Không còn một tiếng động nào nữa, có bạn đã cúi gục xuống từ rất lâu.
Với Trúc và với chúng em, mẹ bạn là một người dũng cảm, mặc dù biết không thể vượt qua bệnh tật nhưng không khi nào người mẹ ấy làm bố con Trúc lo lắng. Đó là nỗi đau với bạn nhưng em tin rằng bạn cũng sẽ tự hào và cố gắng vì bạn có người mẹ dũng cảm, chiến thắng nỗi đau đớn của bản thân.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 3
Trong chúng ta, ai cũng đã từng phạm sai lầm. Nhưng điều quan trọng là chúng ta có nhận ra sai lầm và sửa chữa nó hay không. Em và bạn cũng đã mắc sai lầm nhưng chúng em đã dũng cảm thú nhận tội lỗi với người lớn và được tha thứ.
Gần nhà em có một khu vườn trồng cây ăn quả của bác Chính. Trong vườn có đủ loại cây: nào xoài, nào ổi, nào bưởi...Em thích nhất là cây ổi của bác. Nó là giống ổi găng, quả không lớn nhưng rất thơm, ăn rất giòn và ngọt. Không biết bác chăm sóc thế nào mà năm nào cây cũng sai trĩu quả. Năm nay cũng thế. Từng chùm ổi chín vàng lúc lỉu trên cành mỗi khi gió lùa qua kẽ lá. Mùi thơm thoang thoảng của hương ổi chín quyện với gió bay khắp nơi. Ngày nào đi học về qua em với lũ bạn cũng nhìn cây ổi với vẻ thèm thuồng. Trưa hôm đấy, em rủ bạn đi học sớm để nhân lúc vắng vẻ ăn trộm mấy quả ổi trong vườn của bác Chính. Con đường làng vắng hoe, không một bóng người. Em và Chiến, thằng bạn chơi từ hồi đầu để chỏm, nhẹ nhàng nhảy lên bờ tường rồi trèo vào vườn. Chiến quay sang em nói khẽ:
- Mày có chắc là không có ai ở đây vào buổi trưa không đấy?
- Tất nhiên, tao theo dõi mấy hôm nay rồi. Chẳng thấy ai ở đây buổi trưa cả! - Em đáp
- Ô kê, thế thì được!
Thế là hai đứa đến gần gốc ổi. Càng đến gần, mùi hương ổi càng đậm. Thơm ngọt như mời gọi chúng em. Em và Chiến lần lượt trèo lên cao, ngồi trên cành, hái từng chùm, từng chùm ổi nặng trĩu. Hai đứa vừa ăn vừa cười sung sướng. Chao ôi là ngon! Nhưng bỗng nhiên, từ phía xa xa có một bóng người thấp thoáng. Em và Chiến tái mặt. Thôi chết, bác Chiến!. Bác ấy mà bắt được, về mách bố mẹ, mách nhà trường thì chỉ có ăn đòn. Bác ấy nổi tiếng là người khó tính trong làng mà. Em vứt chùm ổi xuống, kéo tay Chiến. Hai đứa tụt xuống đến gốc thì bác Chính đã đi đến cổng khu vườn. Nhìn thấy chúng em, bác Chính quát:
- Hai thằng ranh con, chúng mày ăn trộm đấy phải không?
Bác chưa kịp đến, em và Chiến đã nhảy qua bức tường chạy trốn mất. Em còn thoáng nghe thấy tiếng bác Chính la lên đau đớn. Chắc bác bị ngã vì đuổi theo em. Cả chiều hôm ấy, em cứ băn khoăn, lo sợ mãi. Sợ bác Chính tìm đến trường hay sang nhà mách. Nhưng không, bác không làm gì cả. Em cảm thấy day dứt nên hôm sau, em và Chiến sang nhà bác Chính. Sang đến nơi, thấy bác đang ngồi xoa cái chân tím bầm, vì ngã. Em rụt rè tiến lại gần nói:
- Bác ơi, hôm qua chúng cháu trót ăn trộm mấy quả ổi trong vườn nhà bác, làm bác bị ngã thế này. Bác cho chúng cháu xin lỗi nhé.
- Không sao! - Bác cười hiền từ, mấy đứa muốn ăn thì cứ xin. Bác cho. Chứ bác ghét nhất kẻ trộm cắp. Mà hai đứa cũng dũng cảm lắm đấy. Biết sai và nhận lỗi thế là quý rồi!
Nói rồi, bác chỉ tay vào góc cửa đang để một rổ ổi to, quả nào quả nấy tròn như quả trứng gà, chín vàng và bảo chúng em mang về. Hai đứa cười tít mắt, cảm ơn bác rồi mang rổ ổi về nhà.
Qua sự việc này, em nhận ra rằng, chúng ta cần phải dũng cảm nhận lỗi nếu mình làm sai. Như thế thì ta sẽ được tha thứ.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 4
Hùng là người bạn thân của em, chính cậu ấy là tấm gương về lòng dũng cảm mà em luôn quý mến và cố gắng học tập.
Lần đầu tiên Dũng khiến em vô cùng thán phục về sự dũng cảm, là chuyện đã xảy ra từ hai năm trước. Hồi đó, chúng em thường cùng nhau chơi bóng với các bạn trong xóm ở bãi đất trống gần nhà văn hóa. Cạnh bãi đất trống là nhà của một bác thợ mộc rất khó tính. Bác ấy có vẻ ngoài cao lớn với bộ râu xồm xoàm, vẻ mặt đỏ lừ, dữ tợn. Bác thường xuyên quát mắng chúng em khi nghe tiếng cười đùa làm ồn vào chiều muộn. Vì thế, ai cũng sợ bác ấy lắm. Cứ lúc nào thấy bác đi làm về, là cả hội ngừng chơi ngay.
Một lần nọ, khi đang chơi bóng, Dũng lỡ chân sút mạnh, làm bóng bay lệch về phía nhà bác thợ mộc, và làm vỡ chậu hoa thủy tiên trên bục trước sân. Thấy vậy, chúng em vô cùng hoảng sợ và bỏ chạy về nhà. Sau đó, em có sang gặp Dũng, cậu ấy sợ lắm. Em liền đề nghị Dũng hãy giấu chuyện đó đi, chỉ cần không ai nói thì bác thợ mộc sẽ không biết được đâu. Thế nhưng Dũng chỉ im lặng. Rồi chiều hôm sau, em vô cùng bất ngờ khi thấy Dũng một mình vào sân nhà gặp bác thợ mộc. Trước vẻ mặt đáng sợ của bác ấy, Dũng run run thú nhật lỗi của mình và xin lỗi bác. Chao ôi, hành động dũng cảm ấy của Dũng đã khiến em vô cùng bất ngờ và thán phục. Cậu ấy đã vượt lên nỗi sợ của mình, để thừa nhận lỗi sai của bản thân trước con người mà ai cũng sợ sệt. Và điều khiến em bất ngờ hơn nữa là, bác thợ mộc đã gật đầu và nhẹ nhàng xoa đầu Dũng. Bác ấy khen Dũng là một cậu bé dũng cảm và trung thực. Điều đó khiến cho chúng em có thêm cái nhìn khác về cả Dũng và bác ấy.
Từ ngày hôm đó, Dũng trở thành người anh hùng nhỏ trong lòng em và các bạn. Chính em cũng tự nhủ mình, rằng phải dũng cảm hơn, biết thừa nhận những lỗi lầm của mình chứ không nên tìm cách lảng tránh nó.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 5
Bố em là một tay vợt có hạng của Công ti giấy Bãi Bằng. Hầu như năm nào đi thi đấu bóng bàn, bố cũng đoạt giải cao. Cách đây ba năm, bố được thưởng Huy chương Vàng và phần thưởng là chiếc bình cắm hoa bằng pha lê rất đẹp. Bố quý chiếc bình ấy lắm nên chỉ đem ra cắm hoa vào những dịp đặc biệt.
Chỉ còn vài hôm nữa là đến Tết Nguyên Đán. Bà nội em đi chợ mua lá gói bánh chưng. Vì bố mẹ em đi làm đến tận chiều hai mươi tám mới được nghỉ nên ông nội bảo em cùng ông dọn dẹp, trang trí bàn thờ. Em chuyển bộ đồ bằng đồng ra trước hiên để cho ông đánh bóng. Còn em nhận phần quét bụi và lau sạch những thứ bằng sứ như khay rượu, bình rượu, bát nhang, ấm chén...
Hai ông cháu vừa làm vừa trò chuyện thật vui vẻ, ông kể chuyện lúc ông còn nhỏ, chỉ mong mau đến Tết để được mặc quần áo mới và được tiền mừng tuổi. Tết ngày xưa vui lắm! Hội làng mở gần như suốt tháng Giêng với những trò chơi dân gian hấp dẫn như đánh đu, đấu vật, đua thuyền, thổi cơm thi, chọi trâu, đánh cờ người... Sau ngày hội, tình cảm họ hàng, làng nước; chan hòa, gắn bó hơn. Nghe giọng kể tha thiết của ông, em biết ông đang nhớ và nuối tiếc một thời êm đẹp đã qua.
Dưới tay ông, cặp hạc thờ, đôi chân nến, chiếc lư hương... dần dần sáng bóng trông như mới. Công việc của em cũng đã làm xong, ông nhắc em sắp xếp các thứ vào chỗ cũ và không quên dặn phải nhẹ nhàng, cẩn thận, đừng để đổ vỡ. Miệng em vâng dạ nhưng trong bụng lại nghĩ rằng ông coi cháu cứ như trẻ lên ba!
Mọi chuyện sẽ đâu vào đấy nếu như em không nổi hứng nhấc chiếc bình pha lê lên mà gõ thử xem tiếng nó thế nào. Vừa gõ, em vừa hỏi ông: “Ông ơi, có phải tiếng thuỷ tinh thì đục, còn tiếng pha lê thì trong phải không?". Ông bảo là đúng như vậy. Em gõ thêm lần nữa rồi áp chiếc bình vào tai để nghe cho rõ. Bỗng chiếc bình tuột khỏi tay, rơi xuống đất vỡ tan. ông em giật mình thốt lên: “Thôi chết! Sao thế cháu?!”. Em sợ run người, lắp bắp “Cháu... cháu... ông ơi! Làm thế nào bây giờ hả ông?”, ông lắc đầu buồn bã: “Tiếc quá! Chiếc bình quý thế! Ông đã dặn cháu phải cẩn thận rồi mà!”. Em đứng chôn chân giữa những mảnh pha lê vương vãi trên nền nhà, đầu óc quay cuồng, chân tay luống cuống.
Có lẽ sợ quá hoá liều, em năn nỉ ông đừng nói với bố là em đánh vỡ, cứ đổ tội cho con mèo mướp là xong. Không ngờ, ông bảo: “Cháu làm ông thất vọng! Có lỗi mà không dám nhận là hèn nhát. Đổ lỗi cho người khác lại càng tệ hại hơn. Theo ông, tối nay bố về, cháu nên xin lỗi bố. Chắc là bố cháu sẽ tha lỗi. Chiếc bình quý thật đấy nhưng sự dũng cảm và trung thực còn đáng quý hơn nhiều, cháu ạ!”.
Em bật khóc trước lời khuyên chân thành ấy và thấm thía vô cùng! Chiều tối, sau bữa cơm, trước mặt mọi người trong gia đình, em đã khoanh tay, cúi đầu xin lỗi bố và chờ đợi cơn giận dữ của bố. Không ngờ, bố nói “Bố quý cái bình lắm vì nó là vật kỉ niệm; nhưng chuyện đã xảy ra rồi, tiếc cũng chẳng được. Bố mừng là con dám nhận lỗi. Bố tha thứ cho con. Lần sau, làm gì con cũng nên cẩn thận".
Sau sự việc ấy, em rút ra cho mình rất nhiều bài học bổ ích. Trong cuộc sống hằng ngày, chẳng ai có thể tránh được sơ suất lỗi lầm. Điều quan trọng là có đủ dũng cảm để nhận lỗi và sửa lỗi hay không. Em sẽ nhớ mãi lời dạy của ông về tính trung thực, một phẩm chất cơ bản của đạo làm người.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 6
Lòng dũng cảm là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay, và ngày nay tinh thần đó vẫn được gìn giữ và phát huy. Tiêu biểu cho tinh thần dũng cảm đó chính là tấm gương của anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An đã hy sinh thân mình để cứu bốn bạn giữa dòng nước xoáy.
Không chỉ có gia đình em mà tất cả mọi người khi xem tivi và đọc báo đều khâm phục trước tinh thần dũng cảm của anh Nguyễn Văn Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An, thêm vào đó là sự xót thương trước sự ra đi của anh.
Hôm đó là ngày 30/4 cả nước được nghỉ nhân kỉ niệm ngày “Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước” trong khi anh Nam đang đi bắt chim thì nghe thấy tiếng kêu thất thanh của một bạn ở gần bờ sông, anh vội chạy ra thì thấy những cánh tay đang chới với giữa dòng nước xoáy. Không chút do dự anh đã lao xuống dòng nước để cứu người, có tất cả bốn bạn, sau khi đưa được ba bạn vào bờ anh tiếp tục quay trở lại để cứu bạn cuối cùng, khi vào gần đến bờ do đã kiệt sức anh đã dùng hết sức đẩy mạnh bạn đó vào để ba bạn trên bờ kéo lên còn bản thân anh đã bị dòng nước cuốn trôi đi mất, thấy vậy các bạn vội đi gọi người cứu nhưng không kịp, và phải mất một thời gian sau đó, gia đình và lực lượng công an mới tìm thấy thi thể của anh. Những bức ảnh được đưa lên báo hay trên ti vi ta thấy được nỗi đau, sự mất mát hằn sâu trên khuôn mặt của gia đình anh Nam, tất cả mọi người đều đau xót và cảm động. Vẫn còn đó là ước mơ và hoài bão của anh với hy vọng thi đỗ vào một trường đại học, để làm rạng danh gia đình – bố mẹ và bà của anh vừa khóc vừa kể với các nhà báo, nhưng anh đã ra đi trong sự vinh quang với một hành động cao đẹp của mình để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và tất cả mọi người.
Anh Nguyễn Văn Nam là một tấm gương tiêu biểu cho lòng dũng cảm, anh được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại nơi anh theo học tuyên dương và khen thưởng về hành động của mình. Hành động của anh như một sự thức tỉnh đối với những ai có thái độ sống thờ ơ, vô cảm đối với những người xung quanh, chỉ biết lo cho bản thân mình.
Anh Nguyễn Văn Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm để chúng ta học tập và noi theo, nó thể hiện một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một đạo lý làm người mà mỗi chúng ta cần phải có.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 7
"Mùa hoa lê ki ma nở ở quê ta miền đất đỏ.
Thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng."
Đó là những câu hát về Võ Thị Sáu - nữ du kích dũng cảm, đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Dù chị Sáu đã ra đi, nhưng hình ảnh về người con gái can trường, dũng cảm, không bao giờ đầu hàng quân địch vẫn còn sống mãi trong trái tim hàng triệu triệu người dân Việt Nam.
Mọi người gọi chị Võ Thị Sáu với cái tên thân thương "Chị Sáu" để thể hiện niềm tiếc thương, yêu quý, trân trọng người Anh hùng tuổi nhỏ của lực lượng vũ trang nhân dân. Chị đã tham gia cách mạng từ năm 14 tuổi - lứa tuổi so với thế hệ học trò chúng em bây giờ vẫn đang là tuổi hồn nhiên, được vui chơi, học hành. Vậy mà chị đã mưu trí và năng nổ nhiệt thành tham gia vào hoạt động cách mạnh cứu nước đầy gian lao, hiểm nguy. Vào tháng 12 năm 1949, trong một chuyến công tác tại Đất Đỏ, chị đã bị quân Pháp bắt được, bị đày ra Côn Đảo và xử tử hình.
Trên pháp trường, chị Sáu không hề run sợ trước cái chết, vẫn cười vui và cất lên tiếng hát. Cũng bởi vậy, câu chuyện về người thiếu nữ dũng cảm ấy mãi là hình ảnh bất tử, tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc Việt Nam.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 8
Đất nước Việt Nam nhỏ bé nhưng chưa bao giờ thiếu những con người tài hoa, mưu trí và dũng cảm. Xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, đã có nhiều những nhân vật tài hoa và dũng cảm nổi bật. Trong đó, em rất ấn tượng với Giang Văn Minh - một vị quan nổi tiếng thời nhà Lê. Đồng thời ông cũng là con người trí dũng song toàn, kiên cường, bất khuất, mang trong mình một trái tim nhiệt thành yêu nước.
Trong lần đi sứ sang nhà Minh, đứng giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt. Chỉ bằng một vế đối ngắn gọn và súc tích, Giang Văn Minh đã đáp trả lại thái độ ngạo mạn của vua tôi nhà Minh để nhắc lại ba lần thảm bại của cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên trên sông Bạch Đằng của nước Việt ta.
"Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Đồng trụ đến giờ rêu mọc rậm)
"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (Bạch Đằng thuở trước máu còn loang)
Cũng bởi vế đối đáp thẳng thắn trên trước triều đình Trung Quốc, Giang Văn Minh đã bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638. Dù đã ra đi nhưng sự dũng cảm, tấm lòng kiên trinh, sắt son với dân tộc, đất nước của ông luôn là tấm gương sáng cho các thế hệ sau noi theo.
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 9
Khi ai hỏi em về một tấm gương dũng cảm, em sẽ nhớ ngay về bác Hải - người hàng xóm đáng kính của mình.
Bác Hải là một người thợ làm vườn rất mát tay. Vườn hoa của bác lúc nào cũng tươi tốt và là nơi cung cấp hoa tươi cho các cửa hàng trong thị trấn. Một ngày nọ, khi bác ấy đang trên đường về nhà sau khi đi giao hoa, thì bắt gặp cảnh tượng một người đàn ông hung dữ đang cố tình đánh đập một em nhỏ. Thế là, bác Hải liền dừng xe chạy lại can ngăn. Tuy người đàn ông kia đang say rượu và hung dữ vô cùng nhưng bác ấy không hề chùn bước. Bác Hải tiến lại từ đằng sau, cầm tay người đàn ông hung dữ và kéo ông ta ra xa đứa trẻ tội nghiệp. Rồi bác Hải đè hắn xuống đất, khống chế hắn. Trong lúc đó, bác bị hắn đánh vào chân rất mạnh, nhưng vẫn quyết không buông tay. Lúc này, mọi người xung quanh cũng liền chạy lại, giúp bác đưa người đàn ông say rượu về nhà. Sự dũng cảm của bác Hải hôm đó khiến ai ai cũng nể phục.
Còn với em thì bác ấy chính thức trở thành một người anh hùng đích thực!
Kể lại câu chuyện ca ngợi lòng dũng cảm của con người - mẫu 10
"Trí khôn của ta đây" là câu chuyện dân gian hết sức thú vị, ca ngợi trí thông minh của con người.
Chuyện kể rằng có một con hổ thấy trâu đang bị con người bắt cấy cày. Đợi trâu được nghỉ, hổ mới lân la ra hỏi:
- Sao trông anh to khỏe thế mà lại bị con người đánh đập vậy?
Trâu trả lời rằng:
- Đấy là do con người có trí khôn đấy anh ạ.
Hổ lấy làm lạ lắm, bèn hỏi lại:
- Trí khôn là gì thế hở anh? Nó trông như thế nào nhỉ?
Trâu đáp lại:
- Trí khôn thì là trí khôn chứ còn là gì? Nếu anh muốn biết rõ hơn hãy đi hỏi con người ấy.
Con hổ bèn tiến lại gần người nông dân và hỏi:
- Trí khôn của anh đâu, có thể cho tôi xem một chút được không?
Người nông dân bèn đáp ngay:
- Trí khôn của tôi để ở nhà mất rồi. Để tôi chạy về nhà lấy ra cho anh xem. Nếu anh cần, tôi sẽ cho anh một ít. À, anh hãy để tôi trói anh lại gốc cây, không kẻo lúc tôi về, anh lại ăn mất trâu của tôi mất.
Hổ gật gù đồng ý. Người nông dân trói hổ thật chặt xong, anh liền chất rơm xung quanh đó, châm lửa và quát lớn:
- Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!
Trâu thấy vậy thích quá, bò lăn ra cười. Hàm răng trên của nó đập vào đá bèn gãy mất không còn một cái nào. Hổ đau đớn quằn quại. Lửa cháy làm đứt dây trói, hổ liền chạy nhanh vào rừng.
Sau khi đọc câu chuyện này, em đã biết lí do trâu không còn hàm răng ở trên và vì sao lưng hổ có rất nhiều vết vằn. Em cũng rất khâm phục tài trí của anh nông dân đã khiến con hổ sợ hãi, không còn dám bén mảng tới gần loài người nữa.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói:
- Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muốn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên:
- Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo:
- Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động:
- Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em.
Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Những năm giặc Mĩ ném bom miền Bắc, gia đình tôi sơ tán về một vùng quê, ở nhờ nhà một bạn nhỏ tên là Mến. Cùng tuổi với nhau nên tôi với Mến nhanh chóng kết thành đôi bạn thân thiết. Mĩ ngừng ném bom, tôi và gia đình về lại thị xã. Xa Mến, tôi nhớ lắm!
Hai năm sau, bố tôi đón Mến ra chơi. Tôi dẫn Mến đi thăm khắp nơi. Cái gì Mến cũng thấy lạ, ở thị xã có nhiều đường phố, nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà mái rạ, vách đất ở quê. Ban ngày, trên đường người và xe đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện lấp lánh như sao sa, thích ơi là thích!
Chỗ vui nhất là công viên, ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay và có cả một cái hồ lớn. Mến bảo hồ rộng thế này mà không trồng sen như ao làng của Mến. Nhìn mặt hồ lăn tăn gợn sóng, tôi và Mến nhắc lại những kỉ niệm ngày trước, hai đứa bơi thuyền thúng ra giữa đầm để hái hoa sen. Sương đêm đọng trong lòng lá sen xanh, lóng lánh như những viên pha lê dưới ánh mặt trời buổi sớm.
Bỗng nhiên có tiếng kêu thất thanh làm cho chúng tôi phải ngừng câu chuyện:
- Cứu với! Cứu người chết đuối!
Tôi chưa kịp hiểu ra chuyện gì thì Mến đã nhảy ùm xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy chới với. Trên bờ hồ, mấy chú bé hoảng hốt kêu la.
Mến bơi rất nhanh. Chỉ một loáng, Mến đã đến bên đứa bé, khéo léo nắm được tóc vừa đẩy lên vừa diu vào bờ. Mọi người xúm lại khen Mến dũng cảm.
Về đến nhà, sợ bố lo nên tôi không dám kể cho bố nghe việc đó. Lúc chia tay Mến, tôi quyến luyến mãi. Tôi thấy Mến rất đáng khâm phục! Sau khi Mến về quê, tôi mới nói cho bố biết chuyện. Bố bảo:
- Người dân ở làng quê là như thế đấy, con ạ! Lúc đất nước có chiến tranh họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa cho chúng ta. Cứu người, họ không hề ngần ngại.
Tôi thấy lời nhận xét của bố rất đúng. Bạn Mến của tôi là một người nhà quê đáng yêu như thế!
Lòng dũng cảm, một phẩm chất tốt đẹp từ xưa đến nay, đã trở thành một đặc trưng quan trọng của dân tộc Việt Nam. Tinh thần này không chỉ được gìn giữ mà còn được phát huy mạnh mẽ trong cộng đồng hiện đại. Một biểu hiện rõ nét của tinh thần dũng cảm là câu chuyện đầy xúc động về anh Nguyễn Văn Nam ở Nghệ An, người đã hy sinh để cứu bốn sinh linh giữa dòng nước xoáy.
Chuyện này không chỉ là niềm tự hào của gia đình anh Nam, mà còn là nguồn động viên và kính trọng của toàn xã hội. Mọi người, từ gia đình anh cho đến những người theo dõi qua truyền hình và báo chí, đều ngưỡng mộ tinh thần dũng cảm của anh Nam, một học sinh lớp mười hai tại huyện Đô Lương, Nghệ An. Điều đó càng làm tăng thêm nỗi xót thương khi chúng ta nhìn thấy sự ra đi của anh.
Vào một ngày 30/4, ngày nghỉ kỷ niệm "Giải phóng miền Nam – thống nhất đất nước", anh Nam đang đi bắt chim khi nghe thấy tiếng kêu cầu cứu của một bạn gần bờ sông. Không ngần ngại, anh lao vào dòng nước xoáy để cứu người. Ba bạn được đưa lên bờ, nhưng anh vẫn quay trở lại để cứu bạn cuối cùng. Trong nỗ lực cuối cùng, anh đã kiệt sức và để mạnh mẽ đẩy bạn đó vào bờ trước khi chính mình bị cuốn trôi. Dù có cố gọi cứu thế nào, nhưng anh đã rời đi, để lại niềm tiếc thương vô hạn cho gia đình, bạn bè và cả cộng đồng.
Những bức ảnh trên báo và truyền hình đã làm rõ nét nỗi đau và mất mát sâu sắc trên khuôn mặt của gia đình anh Nam. Họ đau xót và cảm động trước hình ảnh của một người con ra đi trong vinh quang và lòng dũng cảm, để lại hy vọng và ước mơ của mình về việc thi đỗ đại học. Gia đình anh Nam đã kể lại những điều này với báo chí, trong lúc khóc lóc, để chia sẻ sự mất mát và lòng tự hào về hành động cao đẹp của con trai.
Anh Nguyễn Văn Nam là biểu tượng cho lòng dũng cảm, được nhà trường và Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh tại địa phương tôn vinh và khen ngợi. Hành động của anh là một bài học cho những người sống thờ ơ, vô tâm, chỉ biết lo cho bản thân mình. Anh Nam xứng đáng là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm, là nguồn cảm hứng cho chúng ta học tập và noi theo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, một đạo lý sống mà chúng ta cần giữ vững.
Khi được hỏi về một người hùng dũng cảm, câu chuyện về bác Hải, người hàng xóm tôn kính của tôi, luôn là điều mà tôi không thể quên.
Bác Hải không chỉ là một người làm vườn tài năng, mà còn là người giữ cho khu vườn của mình luôn rực rỡ, đem lại nguồn hoa tươi ngon cho các cửa hàng trong thị trấn. Một ngày nọ, khi bác đang trở về nhà sau một buổi giao hoa, ông bắt gặp một tình huống đau lòng - một người đàn ông say xỉn và hung dữ đang tấn công một đứa trẻ nhỏ. Không chần chừ, bác Hải dừng xe và lao đến can ngăn. Mặc dù người đàn ông đó có vẻ hung dữ và đang say rượu, nhưng bác không hề sợ hãi. Bác tiến lại từ phía sau, nắm tay người đàn ông và kéo anh ta ra xa đứa trẻ vô tội. Sau đó, bác Hải đè anh ta xuống đất, giữ chặt và kiềm chế tình hình. Trong lúc đó, bác bị đánh mạnh vào chân, nhưng ông vẫn kiên quyết không buông lỏng. Những người xung quanh nhanh chóng chạy đến để giúp đỡ và đưa người đàn ông say rượu về nhà. Hành động dũng cảm của bác Hải đã khiến mọi người xung quanh không khỏi kính trọng.
Với tôi, bác Hải không chỉ là một người hàng xóm, mà chính thức trở thành một anh hùng đích thực, người mà tôi luôn hâm mộ và tôn trọng sâu sắc.
Trong số những câu chuyện mà em đã đọc, em nhận thấy câu chuyện về lòng hiếu thảo có tựa đề "Món quà tặng cha" thực sự là một tác phẩm rất đặc sắc và mang ý nghĩa sâu sắc.
Câu chuyện kể về Pa-xcan, một sinh viên có bố là một nhân viên tài chính. Bố anh ta thường phải thức khuya, đối mặt với những dãy số khổng lồ trong công việc. Pa-xcan nhận thức rằng công việc của cha mình không chỉ buồn tẻ mà còn là một thách thức đối với tâm trí. Do đó, anh ta quyết tâm tìm ra giải pháp để hỗ trợ cha trong quá trình tính toán.
Sau khoảng mười ngày, Pa-xcan xuất hiện với một đồ vật kỳ lạ và chia sẻ:
Chính chiếc máy tính đó là bước khởi đầu của công nghệ máy tính, là tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Sau khi đọc câu chuyện này, em không chỉ thấy ngưỡng mộ tấm lòng hiếu thảo của Pa-xcan mà còn khâm phục khả năng tìm tòi, sáng tạo mới mẻ của anh. Nhờ vào sự quyết tâm và đóng góp của Pa-xcan, ông đã trở thành một nhà khoa học, nhà toán học, triết gia nổi tiếng trên thế giới, mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử phát triển của máy tính.
Câu chuyện mà tôi muốn chia sẻ với các bạn mang tựa đề "Ở lại với chiến khu" là một câu chuyện đầy xúc động về lòng quyết tâm và tình yêu quê hương của những chiến sĩ nhỏ tuổi.
Trong bối cảnh khó khăn của chiến khu, tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đã đến lán của những em nhỏ. Ánh đèn lên ánh sáng trên khuôn mặt của những chú bé, ông nhìn chằm chằm và bắt đầu nói nhẹ nhàng:
Khi nghe những lời này, không khí trở nên im lặng và nặng nề. Tuy nhiên, một em bé tên là Lượm bước lên gần đống lửa rực cháy, giọng nói của em rung lên:
Sự quyết tâm và lòng trung hiếu của Lượm đã truyền cảm hứng cho toàn bộ đội ngũ, khiến tất cả đồng thanh:
Chứng kiến sự quyết tâm và tình cảm chân thành của những em nhỏ, ông Trung đoàn trưởng không giữ được cảm xúc và ướt đẫm nước mắt, ông nói trong lòng xúc động:
Như vậy, câu chuyện này không chỉ là về sự dũng cảm của những đứa trẻ, mà còn là về tình yêu và niềm tự hào dành cho đất nước, là một biểu hiện đẹp của lòng hi sinh và tình quốc gia.
"Trí khôn của ta đây" là một câu chuyện dân gian hấp dẫn, nhấn mạnh vào sự khéo léo và trí thông minh của con người. Trong câu chuyện, một con hổ tò mò quan sát một người nông dân đang làm việc với con trâu. Khi con trâu được nghỉ ngơi, hổ không ngần ngại hỏi trâu về lý do tại sao nó phải chịu đựng sự đánh đập từ con người.
Trâu thông báo rằng đó là do con người có trí khôn. Sự hiểu biết của hổ về khái niệm này khiến nó tò mò và hỏi trâu về nó. Trâu giải thích rằng để hiểu rõ hơn về trí khôn, hổ cần phải hỏi chính con người.
Con hổ quyết định tiến gần nông dân để tìm hiểu về trí khôn. Nông dân hài hước đáp lại, nói rằng trí khôn của anh đã để ở nhà và hứa sẽ mang ra nếu hổ muốn xem. Tuy nhiên, để tránh việc hổ ăn mất con trâu, nông dân đề xuất trói hổ lại gốc cây. Hổ đồng ý, và nông dân bắt đầu màn trình diễn.
Nông dân châm lửa, bao quanh hổ, và rồi hét lớn: "Trí khôn của ta đây! Trí khôn của ta đây!" Trâu, nhìn thấy cảnh này, vui sướng đến mức nó cười ngất. Trong lúc đó, hàm răng trên của trâu đụng vào đá, làm nó gãy mất hàm răng. Hổ, đau đớn và sợ hãi, cố gắng thoát khỏi dây trói và chạy vào rừng.
Câu chuyện này không chỉ là một câu chuyện giải trí, mà còn là một bài học về sự thông minh và sự sáng tạo của con người, với khả năng sử dụng trí óc để vượt qua những tình huống khó khăn. Đồng thời, nó cũng giúp em hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trâu mất hàm răng trên và vết vằn trên lưng của con hổ, tăng thêm sự kính trọng đối với tài trí của người nông dân.