Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh lớp 4 bài văn mẫu Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường hay nhất, giúp các em học sinh làm tập làm văn hay hơn.
Đề bài: Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường.
Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường - Mẫu 1
1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Mô hình vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
2. Cấu tạo, quy trình vận hành mô hình/sản phẩm
2.1 Cấu tạo
Mô hình của chúng em được cấu tạo như sau:
Phần núi, bề mặt trái đất, hồ, sông, biển, hạt mưa được làm từ xốp.
Mặt trời được làm từ giấy bìa màu.
Đám mây được làm từ các sợi bông, bìa carton.
Ngoài ra còn có các chất liệu khác như: màu vẽ, tre, que kem, giấy màu, keo gián.
2.2 Quy trình vận hành
Vòng tuần hoàn của nước chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trên bầu khí quyển của Trái Đất. Nước được chuyển hóa từ thể này sang thể khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Mặt trời làm nóng nước từ các đại dương, hồ, sông sau đó nước biến thành hơi nước qua quá trình bốc hơi. Thực vật cũng bị mất nước ở dạng hơi nước từ lá của chúng vào không khí do quá trình thoát hơi nước. Khi hơi nước bay lên không trung gặp khí lạnh tạo thành các hạt nước nhỏ, cùng với hàng tỉ các hạt nước nhỏ khác tạo thành các đám mây. Và những hạt nước nhỏ ấy kết hợp với bụi, kim loại nặng, chất bẩn trong không khí nếu chúng rơi xuống mặt đất sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Nên những đám mây nhân tạo ở phía trên sẽ làm nhiệm vụ hút, lọc những chất bẩn đó và trực tiếp loại bỏ các chất làm ô nhiễm môi trường không khí sau đó chỉ còn những hạt mưa ít chất bẩn rơi xuống đất. Quá trình này được gọi là quá trình ngưng tụ. Khi những đám mây trở nên nặng và không thể giữ được những hạt nước chúng sẽ rơi xuống mặt đất dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết. Quá trình này được gọi là sự kết tủa. Một số lượng nước rơi xuống ngấm vào lòng đất tạo thành các mạch nước ngầm mà chúng ta vẫn sử dụng hằng ngày. Số lượng nước còn lại rơi xuống hồ, sông và biển. Sau đó mặt trời lại tiếp tục làm nóng lượng nước này một lần nữa. Sự luân chuyển này được gọi là vòng tuần hoàn nước.
Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường - Mẫu 2
Đakrông là một huyện miền núi với điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Chứng kiến cảnh các bạn học sinh đến trường với những quyển sách, quyển vở trên tay mà không có tiền mua cặp xách, đặc biệt là các em học sinh tiểu học còn rất nhỏ, sách thì nhiều mà tay em lại bé, ôm không xuể; em đã có ước muốn là làm sao có thể giúp cho các em có được một cái cặp để đi học. Thật may mắn, tình cờ em nhìn thấy bà cụ đang ngồi đan một cái gùi, mà người dân bản gọi là A Chói – dùng để gùi đồ, thế là em suy nghĩ ngay đến việc dùng các loại nguyên liệu này để làm chiếc cặp đi học. Và cuộc hành trình sáng tạo bắt đầu.
Đầu tiên, em đã tiến hành chuẩn bị nguyên liệu là 2,5kg mây; 2,5m dây đồng; 2,5m dây cước, nút khóa và đi tìm mây, vót mây; sau đó em chuẩn bị dây cước, dây đồng, nút khóa. Đối với em, việc tìm mây, vót mây là công việc tương đối khó khăn vì phải tìm đúng loại mây thích hợp có độ dẻo dai, bền chắc vừa đủ. Sau khi tìm được mây, em tiến hành chẻ mây và vót thành sợi mảnh dưới sự hướng dẫn của ông Hồ Văn Số. Như vậy phần chuẩn bị coi như tạm ổn.
Và lúc này là công việc chính: Đan chiếc cặp. Với những sợi mây mảnh đã vót em tiến hành đan và tạo hình. Bắt đầu với việc đan phần đáy cặp, những sợi mây dài được uốn lên tạo các nếp gấp vuông góc với đáy và tiếp tục đan dần lên xung quanh như vậy cho đến khoảng 23cm và cố định phần trước. Phần lưng cặp thì em tiếp tục kéo dài lên và làm thành nắp chiếc cặp. Hai bên hông chiếc cặp thì em đan chéo lên để làm thành quai đeo. Trong quá trình làm em đã sử dụng dây cước để trang trí cho sản phẩm thêm đẹp mắt, dây đồng để cố định các mũi đan ở xung quanh và làm móc khóa. Đến đây công việc làm chiếc cặp đã hoàn thiện.
Như vậy, em đã hoàn thành ý tưởng của mình. Với chiếc cặp được làm từ nguyên liệu chủ yếu là mây, các em nhỏ có thể dùng nó để đến trường khi gia đình không có tiền để mua. Mặt khác, với những tiềm năng sẵn có ở địa phương như: nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm đan lát dày dặn, nên nếu có thể nhân rộng mô hình sáng tạo này thì nó sẽ mang lại lợi ích kinh tế vô cùng lớn cho bản thân và gia đình chúng ta.
Khi sử dụng chiếc cặp này vào mùa mưa, học sinh có thể dùng thêm túi ni-lon để đựng sách vở và khi bị ướt, các em có thể hong khô bên bếp lửa của nhà mình.
Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường - Mẫu 3
Tên sản phẩm: Máy bay
Các bước làm máy bay:
Bước 1: Dùng kéo cắt bỏ 4 mảnh bìa cát tông. Sau đó, dùng bút màu đánh dấu và cắt theo chiều vòng cung tại mép trên của 2 cạnh dài của chiếc hộp sau khi cắt bỏ những mảnh của phần nắp hộp.
Bước 2: Cắt phần bìa cát tông khác thành những bộ phận của chiếc máy bay đồ chơi.
Bước 3: Tiếp tục dùng kéo tạo 2 khe nhỏ ở 2 bên sườn chiếc máy bay đồ chơi sao cho chúng có chiều rộng bằng chiều rộng phần cánh máy bay đồ chơi (2 mảnh bìa số 3) vừa chuẩn bị ở Bước 2.
Với phần đuôi của máy bay đồ chơi, cũng dùng kéo tạo 1 khe ở 1 cạnh của miếng bìa số 1 sau đó ráp miếng bìa số 2 vào khe nhỏ này để làm bộ phận đuôi. Sau đó dùng keo dán dán chặt ở phần đuôi máy bay đồ chơi.
Bước 4: Cắt 1 hình tròn nhỏ từ những mảnh bìa vừa cắt đi không sử dụng, sau đó dùng băng dính dán 2 miếng bìa số 4 đối xứng 2 bên của hình tròn nhỏ để làm cánh quạt máy bay đồ chơi rồi dùng băng dính hoặc keo dán dán chặt vào phần đầu của máy bay đồ chơi.
Chất liêu: Bìa cát tông.
Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường - Mẫu 4
1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Đồng hồ cát
2. Ý tưởng sáng tạo: Tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường
3. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình Đồng hồ cát bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, 2 chiếc lọ thủy tinh hay nhựa, cát, băng dính, keo...)
4. Cách sử dụng vận hành:
- Ta chỉ cần dùng tay đảo ngược chiếc lọ thì cát ở phần trên sẽ chảy từ từ xuống phần dưới theo 1 thời gian nào đó (với đồng hồ này thì thời gian là 20 giây).
- Hộp phía bên phải, các em có thể để bút (hộp bút).
5. Giá trị mô hình sản phẩm:
- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại
- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.
- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng , bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, đồng hồ cát còn tượng trưng cho thời gian trong cuộc đời mỗi con người, phần trên là tương lai, bên dưới là quá khứ, mỗi hạt cát rơi là mỗi giây phút trôi qua. Vì vậy, bạn cần trân trọng và sống sao cho cuộc đời mình thật ý nghĩa.
Chế một chiếc đồng hồ cát để trên bàn làm việc hay bàn học hoặc nơi bạn thường xuyên ngồi để chiêm ngưỡng và luôn trân trọng cuộc đời là một điều thật tuyệt vời.
Giới thiệu về một sản phẩm em thực hiện ở trường - Mẫu 5
1. Tên gọi mô hình sản phẩm: Tháp chuông, hộp nhạc dành cho trẻ em để tạo ra đồ chơi tái chế, thân thiện với môi trường.
2. Nguyên vật liệu chế tạo: Để làm được mô hình tháp chuông, hộp nhạc bước đầu ta phải chuẩn bị một số dụng cụ như (gỗ, một bộ dây cót nhạc, thanh sắt, bút màu trang trí, băng dính, keo...)
3. Cách sử dụng vận hành:
- Hộp phía bên trái, các em có thể để bút (hộp bút).
4. Giá trị mô hình sản phẩm:
- Tính mới: Thay thế cho các vật liệu bằng kim loại.
- Tính sáng tạo: Dùng những vật liệu đơn giản, dễ tìm, thân thiện với môi trường.
- Khả năng áp dụng: Đây là một sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc trang trí phòng, bằng những vật liệu bỏ đi được tái chế lại thành đồ chơi hết sức hữu dụng trong cuộc sống.