Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Tailieumoi.vn xin giới thiệu bộ đề thi học kì 1 môn Hoá học lớp 11 sách Chân trời sáng tạo năm 2024 – 2025. Tài liệu gồm 4 đề thi có ma trận chuẩn bám sát chương trình học và đáp án chi tiết, được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên THPT dày dặn kinh nghiệm sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng nhằm đạt điểm cao trong bài thi học kì 1 Hoá học 11. Mời các bạn cùng đón xem:

Chỉ từ 50k mua trọn bộ Đề thi học kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết (chỉ từ 20k cho 1 đề thi lẻ bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024

Đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hoá học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 1)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Phản ứng thuận nghịch xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng một điều kiện.

B. Phản ứng một chiều có thể xảy ra hoàn toàn.

C. Phản ứng thuận nghịch không thể xảy ra hoàn toàn.

D. Hiệu suất phản ứng thuận nghịch có thể đạt đến 100%.

Câu 2: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. cân bằng tĩnh.                                             

B. cân bằng động.         

C. cân bằng bền.                                             

D. cân bằng không bền.

Câu 3: Phương trình điện li nào sau đây đúng?

A. NaCl  Na2+ + Cl-.                                     

B. Ca(OH)2 Ca2+ + 2OH-.

C. C2H5OH C2H5+ + OH-.                                               

D. Cả A, B, C.

Câu 4: Dung dịch HNO3 0,001M có pH bằng

A. 3.                              B. 10.

C. 4                         D. 11.

Câu 5: Công thức Lewis của phân tử N2 là

A. \(:N \equiv N:\)         B. \(:N = N:\)

C. \(::N = N::\)           D. \(::N \equiv N::\)

Câu 6: Dung dịch tạo bởi khí nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh?

A. H2S.                          B. SO2.  

C. NO.                       D. NH3.

Câu 7: Thành phần chính của quặng pyrite là

A. PbS.                          B. FeS2.  

C. BaSO4.                  D. CaSO4.2H2O.

Câu 8: Ở dạng phân tử, lưu huỳnh (sulfur) gồm bao nhiêu nguyên tử liên kết cộng hoá trị với nhau tạo thành mạch vòng?

A. 5.                              B. 6.

C. 7.                          D. 8.

Câu 9: Chất nào sau đây được sử dụng như một loại bột màu làm phụ gia pha màu cho công nghiệp sơn; cho thuỷ tinh …?

A. CaSO4.                     B. MgSO4.  

C. BaSO4.                           D. FeS.

Câu 10: Người ta thường dùng các bình bằng thép để đựng và chuyên chở dung dịch H2SO4 đặc vì

A. dung dịch H2SO4 đặc bị thụ động hoá trong thép.

B. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với sắt ở nhiệt độ thường.

C. dung dịch H2SO4 đặc không phản ứng với kim loại ở nhiệt độ thường.

D. thép có chứa các chất phụ trợ không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 11: Thành phần các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ

A. nhất thiết phải có carbon, th­ường có H, hay gặp O, N sau đó đến halogen, S, P...

B. gồm có C, H và các nguyên tố khác.

C. bao gồm tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

D. th­ường có C, H hay gặp O, N, sau đó đến halogen, S, P.

Câu 12: Hợp chất alcohol, phenol có nhóm chức là

A. -OH.                         B. -NH2.

C. -O-.                       D. -NH-.

Câu 13. Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp đây là cách tiến hành của phương pháp?

A. Phương pháp chưng cất.                              

B. Phương pháp chiết.

C. Phương pháp kết tinh.                                 

D. Sắc kí cột.

Câu 14. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ?

A. Phương pháp điện phân.                             

B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp kết tinh.                                 

D. Sắc kí cột.

Câu 15: Chất nào sau đây là chất hữu cơ?

A. CaCO3.                     B. HCN.  

C. H2CO3.                     D. CH2Cl2.

Câu 16: Chất nào sau đây là đồng đẳng với CH3COOCH3?

A. CH3CH2 – CH2 – COOH.

B. CH3CH(CH3)COOH.

C. HCOOCH3.                                                        

D. HO – CH2 – CH2 – CHO.

Câu 17: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g)  N2O4 (g).

                                                                     (màu nâu đỏ)            (không màu)    

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có

A. \[{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0\]> 0, phản ứng tỏa nhiệt.  

B. \[{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0\] < 0, phản ứng tỏa nhiệt. 

C. \[{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0\]> 0, phản ứng thu nhiệt.  

D. \[{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{298}^0\] < 0, phản ứng thu nhiệt.

Câu 18: Khi hòa tan trong nước, chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển màu xanh?

A. NaNO3.                     B. Na2CO3.

C. NaHSO4.               D. CuCl2.

Câu 19: Cho ba dung dịch riêng biệt NH4NO3, Fe2(SO4)3, NaNO3. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch trên là

A. NaOH.                       B. BaCl2.

C. AgNO3.                  D. HCl. 

Câu 20: Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?

A. SO2, NO, NO2.

B. NO, CO, CO2.

C. CH4, HCl, co.

D. Cl2, CH4, SO2.

Câu 21: Trong phân tử  HNO3, nguyên tử N có

A. hoá trị V, số oxi hoá +5.                               

B. hoá trị IV, số oxi hoá +5.

C. hoá trị V, số oxi hoá +4.                               

D. hoá trị IV, số oxi hoá +3.

Câu 22: Sulfur dioxide là chất khử trong phản ứng nào sau đây?

A. SO2 + NaOH  NaHSO3.                              

B. SO2 + 2H2S 3S + 2H2O.

C. SO2 + NO2 xt SO3 + NO.                               

D. SO2 + 2KOH  K2SO3 + H2O.

Câu 23: Cho các chất: Cu, CuO, NaCl, Mg, KOH, C, Na2CO3, tổng số chất vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, vừa tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng là

A. 3.                              B. 4.    

C. 5.                          D. 6. 

Câu 24: Khi lần lượt tác dụng với mỗi chất dưới đây, trường hợp nào sulfuric acid (H2SO4) đặc, nóng và sulfuric acid (H2SO4) loãng cho sản phẩm giống nhau?

A. Mg.                         B. Fe(OH)2.

C. Fe3O4.                   D. CaCO3.

Câu 25: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 1)

A. A.                              B. B.  

C. C.                          D. D.

Câu 26: Cho phổ khối lượng của một hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 2)

Hợp chất hữu cơ A có thể là

A. C4H6O2.                    B. C7H8.

C. C4H8O2.                 D. CH2Cl2.

Câu 27: Một hợp chất có công thức cấu tạo:

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 3)

Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử carbon và hydrogen

A. 7, 14.                         B. 7, 12.

C. 6, 12.                     D. 6, 14.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây chưa chính xác?

A. Các chất là đồng phân của nhau thì có cùng công thức phân tử.

B. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.

C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.

D. Hoá trị của cacbon trong các hợp chất hữu cơ là không đổi.

Phần II: Tự luận

Câu 29: Hãy lập công thức phân tử của hydrocarbon (X), biết kết quả phân tích nguyên tố của (X) có 25% H về khối lượng. Phân tử khối của hợp chất này được xác định thông qua kết quả phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất như bên dưới.

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 4)

Câu 30: Viết công thức cấu tạo đầy đủ của những hợp chất hữu cơ sau:

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 5)

Câu 31: Khí SO2 do các nhà máy thải ra là nguyên nhân chính trong việc gây ô nhiễm môi trường. Theo quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (QCVN 05:2013/BTNMT) thì nếu lượng SO2 vượt quá 350 μg/m3 không khí đo trong 1 giờ ở một thành phố thì coi như không khí bị ô nhiễm. Nếu người ta lấy 50 lít không khí trong 1 giờ ở một thành phố và phân tích thấy có 0,012 mg SO2 thì không khí ở đó có bị ô nhiễm không?

 

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN

Phần: Trắc nghiệm

1 - D

2 - B

3 - B

4 - A

5 - A

6 - D

7 - B

8 - D

9 - C

10 - B

11 - A

12 - A

13 - A

14 - A

15 - D

16 - C

17 - B

18 - B

19 - A

20 - A

21 - B

22 - C

23 - B

24 - D

25 - A

26 - A

27 - A

28 - C

 

 

Phần: Tự luận

Câu 29:

Ta có: %mC = 100% - 25% = 75%.

(X) là một hydrocarbon nên công thức phân tử của (X) là CxHy.

Từ phổ khối lượng của (X), suy ra: M(X) = 16.

                   \(\begin{array}{l}\frac{{12x}}{{16}} = \frac{{75}}{{100}} \Rightarrow x = 1\\\frac{y}{{16}} = \frac{{25}}{{100}} \Rightarrow y = 4\end{array}\)

Công thức phân tử của X là CH4.

Câu 30:

Bộ 10 đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2023 (ảnh 6)

Câu 31:

50 lít không khí có 0,012 mg SO2.

Þ 1000 lít không khí có \[\frac{{1000.0,012}}{{50}} = 0,24\,mg\,\,S{O_2}\]

Hay trong 1 m3 không khí này có 240 μg SO2.

Vậy không khí ở thành phố này chưa bị ô nhiễm.

Đề thi học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 2

Sở Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Hoá học lớp 11

Thời gian làm bài: phút

(Đề số 2)

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2. Cho các nhận xét sau:

(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản nghịch.

(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.

(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.

(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.

Các nhận xét đúng là

A. (a) và (b).

B. (b) và (c).

C. (a) và (c).

D. (a) và (d).

Câu 3. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.

B. HClO3.

C. Ba(OH)2.

D. C6H12O6 (glucose).

Câu 4. Môi trường base là môi trường có

A. [H+] < [OH].

B. [H+] > [OH].

C. [H+] = [OH].

D. [H+] > 1,0.10−7.

Câu 5. Ở nhiệt độ thường, nitrogen khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do

A. nitrogen có bán kính nguyên tử nhỏ.

B. nitrogen có độ âm điện lớn.

C. phân tử nitrogen có liên kết ba bền vững.

D. phân tử nitrogen không phân cực.

Câu 6. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

A. NH3 là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước.

B. Khí NH3 nặng hơn không khí.

C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước.

D. Phân tử NH3 chứa các liên kết cộng hoá trị phân cực.

Câu 7. Thành phần chính của quặng galena là

A. PbS.

B. FeS2.

C. CaSO4.

D. BaSO4.

Câu 8. Sulfur được dân gian sử dụng để pha chế vào thuốc trị các bệnh ngoài da. Tên gọi dân gian của sulfur là

A. diêm sinh.

B. đá vôi.

C. phèn chua.

D. giấm ăn.

Câu 9. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi bị bỏng acid là

A. rửa ngay bằng nước sạch khoảng 20 phút.

B. trung hoà acid bằng kiềm đặc.

C. băng bó tạm thời vết bỏng.

D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Câu 10. Chất nào sau đây được dùng làm chất phụ gia để làm đông các sản phẩm như đậu hũ, đậu non…?

A. BaSO4.

B. CaSO4.

C. MgSO4.

D. (NH4)2SO4.

Câu 11. Nhận xét nào dưới đây về đặc điểm chung của các chất hữu cơ không đúng?

A. Các hợp chất hữu cơ thường khó bay hơi, bền với nhiệt và khó cháy.

B. Liên kết hoá học chủ yếu trong các phân tử hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.

C. Các hợp chất hữu cơ thường không tan hoặc ít tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ.

D. Các phản ứng hoá học của hợp chất hũu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau tạo ra một hỗn hợp các sản phẩm.

Câu 12. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của....... (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide,...). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là

A. carbon.

B. hydrogen.

C. oxygen.

D. nitrogen.

Câu 13. Phương pháp chiết là sự tách chất dựa vào sự khác nhau

A. về kích thước phân tử.

B. ở mức độ nặng nhẹ về khối lượng.

C. về khả năng bay hơi.

D. về khả năng tan trong các dung môi khác nhau.

Câu 14. Phương pháp kết tinh được ứng dụng trong trường hợp nào dưới đây?

A. Làm đường cát, đường phèn từ mía.

B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải.

C. Nấu rượu để uống.

D. Ngâm rượu thuốc.

Câu 15. Hydrocarbon là loại hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử có các nguyên tố nào sau đây?

A. C và H.

B. C, H và O.

C. C, H và N.

D. C, H, O và N.

Câu 16. Các chất hữu cơ có tính chất hoá học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là các chất

A. đồng phân của nhau.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng vị của nhau.

D. đồng khối của nhau.

Câu 17. Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g) ⇌ 2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là

A. KC CO2C2.O2

B. KC CO2O2

C. KC C2.O2CO2

D. KC O2CO2

Câu 18. Cho phương trình: CH3COOH + H2O ⇌ CH3COO + H3O+

Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?

A. CH3COOH.

B. H2O.

C. CH3COO.

D. H3O+.

Câu 19. Phân biệt được đung dịch NH4Cl và NaCl bằng thuốc thử là dung dịch

A. KCl.

B. KNO3.

C. KOH.

D. K2SO4.

Câu 20. Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là

A. NO.

B. N2O.

C. NH3.

D. NO2.

Câu 21. Số oxi hoá của N trong HNO3 

A. +1.

B. +3.

C. +5.

D. +7.

Câu 22. Chất khí (X) tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hoá đỏ và khí (X) có thể được dùng làm chất tẩy màu. Khí (X) là

A. NH3.

B. CO2.

C. SO2.

D. O3.

Câu 23. Cho kim loại sắt tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng. Khí sinh ra có tên gọi là

A. khí oxygen.

B. khí hydrogen.

C. khí carbonic.

D. khí sulfur dioxide.

Câu 24. Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về

A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ.

B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.

C. cấu tạo hợp chất hữu cơ.

D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ.

Câu 25. Cho hỗn hợp các alkane có mạch carbon thẳng sau: pentane (sôi ở 36 °C), heptane (sôi ở 98 °C), octane (sôi ở 126 °C) và nonane (sôi ở 151 °C). Có thể tách riêng các chất đó bằng cách nào sau đây?

A. Chiết.

B. Kết tinh.

C. Bay hơi.

D. Chưng cất.

Câu 26. Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X được cho như hình vẽ bên dưới:

Đề thi Học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

A. 45.

B. 60.

C. 43.

D. 15.

Câu 27. Công thức hoá học nào sau đây không phù hợp với thuyết cấu tạo hoá học?

A. CH3 – CH2 – OH.

B. CH3–O=CH–CH3.

C. CH3 – CH2 – CH2 – NH2.

D. CH3Cl.

Câu 28. Cặp chất nào dưới đây là đồng phân loại nhóm chức?

A. CH3COCH3 và CH3CH2CH2OH.

B. CH3COOH và HCOOCH3.

C. CH2 = CH – CH3 và CH2 = C(CH3)CH3.

D. CH3CH2CH2OH và CH3CH(OH)CH3.

II. PHẦN TỰ LUẬN. (3,0 điểm)

Câu 29. Buta-1,3-diene là một hydrocarbon được dùng nhiều nhất trong sản xuất cao su. Phân tử khối của của buta-1,3-diene gấp 1,6875 phân tử khối của oxygen.

Hãy lập công thức phân tử của buta-1,3-diene, biết kết quả phân tích nguyên tố của buta-1,3-diene có %C%H = 8.

Câu 30. Xác định loại đồng phân cấu tạo có thể có và viết các đồng phân cấu tạo có thể có của các hợp chất có công thức phân tử C4H10O.

Câu 31. Lưu huỳnh có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Người ta dùng lưu huỳnh để bảo quản thuốc bắc cũng như bảo quản hoa quả tươi lâu hơn. Hãy giải thích điều này. Việc làm này có gây hại gì cho sức khoẻ con người không?

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Phần I: Trắc nghiệm

1 - A

2 - D

3 - D

4 - B

5 - C

6 - B

7 - A

8 - A

9 - A

10 - B

11 - A

12 - A

13 - D

14 - A

15 - A

16 - B

17 - B

18 - D

19 - C

20 - A

21 - C

22 - C

23 - D

24 - C

25 - D

26 - B

27 - B

28 - B

 

 

Phần II. Tự luận

Câu 29:

Dựa trên kết quả phân tích nguyên tố của buta-1,3-diene có %mC%mH = 8
nên %mc = 88,89% và %mH = 11,11%.

Buta-1,3-diene là một hydrocarbon nên có công thức phân tử là CxHy.

Vì phân tử khối của của buta-1,3-diene gấp 1,6875 phân tử khối của oxygen nên MButa-1,3-diene  = 54. Ta có:

12x54=88,89100x4y54=11,11100y6

Công thức phân tử của buta-1,3-diene là C4H6.

Câu 30: C4H10O có các đồng phân về loại nhóm chức (alcohol và ether), mạch carbon và vị trí nhóm chức.

Các đồng phân:

Đề thi Học kì 1 Hoá học 11 Chân trời sáng tạo có đáp án (10 đề + ma trận)

Câu 31: Đốt cháy lưu huỳnh sinh ra khí SO2 độc. Tuy nhiên ở nồng độ thấp, khí này có tác dụng diệt khuẩn. Việc xông khí lưu huỳnh giúp việc bảo quản thuốc không bị mối mọt hay nấm mốc tấn công hoặc hoa quả tươi lâu hơn. Tuy nhiên, trong quá trình xông, lưu huỳnh sẽ lưu lại trên thuốc làm thuốc bị cứng, thay đổi màu sắc, mùi vị. SO2 gặp hơi ẩm trong phổi tạo thành H2SO3 ảnh hưởng đến phổi và hệ thần kinh, ...

S + O2 to SO2

---HẾT---

Đánh giá

0

0 đánh giá