Đọc thông tin, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản

572

Với giải Câu hỏi trang 116 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 23: Kinh tế Nhật Bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Câu hỏi trang 116 Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản.

Lời giải:

- Vùng kinh tế Hô-cai-đô

+ Chiếm khoảng 22 % diện tích và khoảng 4,4 % dân số Nhật Bản, mật độ dân số rất thấp. Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

Vùng kinh tế Hôn-su

+ Chiếm 61,2 % diện tích và khoảng 83,2 % dân số Nhật Bản. Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...

+ Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

Vùng kinh tế Xi-cô-cư

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 3,2 % dân số Nhật Bản. Núi chiếm diện tích lớn.

+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.

Vùng kinh tế Kiu-xiu

+ Chiếm khoảng 11,7 % diện tích và 4,3 % dân số Nhật Bản, có đồng bằng khá rộng.

+ Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “Đảo si-li-côn”.

+ Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về: lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...

Lý thuyết Các vùng kinh tế

♦ Các vùng kinh tế của Nhật Bản gắn với các đảo lớn: Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.

Vùng kinh tế Hô-cai-đô

+ Chiếm khoảng 22 % diện tích và khoảng 4,4 % dân số Nhật Bản, mật độ dân số rất thấp. Rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than.

+ Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất giấy; sản xuất lúa mì, khoai tây, nuôi bò sữa; du lịch.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Xap-pô-rô, Mu-rô-man,...

Vùng kinh tế Hôn-su

+ Chiếm 61,2 % diện tích và khoảng 83,2 % dân số Nhật Bản. Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

+ Công nghiệp phát triển mạnh, phân bố chủ yếu ở bờ biển Thái Bình Dương. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả; nuôi trồng và đánh bắt cá.

+ Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki, Na-gôi-a, Ky-ô-tô, Ô-xa-ca, Cô-bê, Phu-cu-a-ma,...

+ Vùng Hôn-su được chia thành 5 vùng kinh tế trọng điểm: Tô-hu-cô, Can-tô, Chu-bu, Can-sai, Chu-gô-cu; trong đó Can-tô và Can-sai là hai vùng quan trọng nhất.

▪ Vùng Can-tô nằm ở phía đông đảo Hôn-su, gồm: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ca-oa-xa-ki và 6 tỉnh; là trung tâm tài chính, thương mại, chính trị, văn hóa của Nhật Bản.

▪  Vùng Can-sai nằm ở phía nam đảo Hôn-su, gồm: Ô-xa-ca, Ky-ô-tô, Cô-bê và 5 tỉnh; nổi bật với sản xuất năng lượng.

Vùng kinh tế Xi-cô-cư

+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 3,2 % dân số Nhật Bản. Núi chiếm diện tích lớn.

+ Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam, quýt; nuôi trồng thuỷ sản. Các sản phẩm công nghiệp là dầu mỏ, kim loại màu, hàng dệt, bột giấy và giấy. Du lịch phát triển.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Cô-chi, Tô-ku-shi-ma.

Vùng kinh tế Kiu-xiu

+ Chiếm khoảng 11,7 % diện tích và 4,3 % dân số Nhật Bản, có đồng bằng khá rộng.

+ Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Từ những năm 1970, công nghiệp điện tử đã phát triển nhanh chóng, được mệnh danh là “Đảo si-li-côn”. 

+ Nông nghiệp phát triển, nổi tiếng về sản xuất lúa gạo, rau, cây ăn quả; chăn nuôi bò, lợn.

+ Trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki, Ô-y-ta,...

♦ Trên các đảo và quần đảo nhỏ hơn, các ngành kinh tế, đặc biệt là đánh cá, nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá