Với giải Câu hỏi trang 111 Địa Lí 11 Cánh diều chi tiết trong Bài 23: Kinh tế Nhật Bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản
Câu hỏi trang 111 Địa Lí 11: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy: Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp trên bản đồ.
Lời giải:
- Sự phân bố các ngành công nghiệp
+ Công nghiệp chế tạo, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca,…
+ Công nghiệp luyện kim, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,…
+ Công nghiệp điện tử - tin học, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-ô-ca,…
+ Công nghiệp hóa chất, phân bố chủ yếu ở: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi,…
+ Công nghiệp thực phẩm, phân bố chủ yếu ở: I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran,…
Lý thuyết Các ngành kinh tế
1. Công nghiệp
♦ Tình hình phát triển chung
- Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29 % trong GDP của cả nước (năm 2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp rất đa dạng, các ngành công nghiệp chính là: chế tạo, điện từ - tin học, luyện kim, hóa chất, công nghiệp thực phẩm...
- Nhiều lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới như: sản xuất kim loại và vật liệu, đóng tàu, điện tử - tin học,...
♦ Một số ngành tiêu biểu:
- Công nghiệp chế tạo:
+ Chiếm khoảng 40 % giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020), nổi bật với sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới.
+ Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.
+ Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Ô-xa-ca.
- Công nghiệp luyện kim:
+ Chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài, có tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại.
+ Phân bố chủ yếu ở Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Na-gôi-a,...
- Công nghiệp điện tử - tin học:
+ Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô-bốt,...
+ Các trung tâm lớn là: Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, Phu-cu-ô-ca,...
- Công nghiệp hóa chất:
+ Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản.
+ Các sản phẩm chủ yếu là: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,...
+ Công nghiệp hóa chất phân bố chủ yếu ở Tô-ky-o, Na-gôi-a, Cô-chi,...
- Công nghiệp thực phẩm:
+ Có sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.
+ Ngành này phân bố chủ yếu ở I-ô-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran…
2. Dịch vụ
♦ Tình hình phát triển chung
- Chiếm khoảng 69,6 % giá trị GDP (năm 2020).
- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.
♦ Một số ngành tiêu biểu
- Giao thông vận tải hiện đại, đặc biệt là đường biển và đường hàng không, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
+ Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với đội tàu biển trọng tải lớn. Các cảng biển lớn và hiện đại là: Tô-ky-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ô-xa-ca, Na-gôi-a,...
+ Giao thông hàng không phát triển mạnh với 176 sân bay (năm 2020). Các sân bay quan trọng là: Ha-nê-đa, Na-ri-đa, Ô-xa-ca,...
+ Nhật Bản có hệ thống tàu điện ngầm hiện đại, tập trung ở các thành phố lớn.
- Ngành bưu chính viễn thông phát triển mạnh. Nhật Bản đứng thứ năm thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian (năm 2020), đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và cung cấp dịch vụ viễn thông cho một số nước trên thế giới.
- Du lịch:
+ Nhật Bản có nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử - văn hóa độc đáo,... là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
+ Khách du lịch quốc tế đến Nhật Bản tăng nhanh, đạt 31,8 triệu lượt người (năm 2019), du lịch trong nước phát triển mạnh.
+ Hoạt động du lịch đóng góp hơn 7% vào GDP (năm 2019).
- Thương mại:
+ Ngoại thương: tổng trị giá xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (2020). Nhật Bản là nước xuất siêu, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị điện tử và quang học, thiết bị y tế, sắt thép, hóa chất, nhựa,... Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô cho các ngành công nghiệp, ngũ cốc và thực phẩm,... Các đối tác thương mại chính là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á, Ô-xtrây-li-a.
+ Nội thương phát triển và có hệ thống rộng khắp, thương mại điện tử phát triển mạnh. Thị trường tiêu dùng nội địa có nhu cầu lớn, là một trong những động lực của sự phát triển nền kinh tế.
- Ngành tài chính ngân hàng
+ Đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển.
+ Nhật Bản là một trong những nước có tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới.
+ Các ngân hàng lớn là: Mit-su-bi-shi, Mi-du-hô, Su-mi-tô-mô Mit-sui….
+ Tô-ky-ô là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản.
3. Nông nghiệp
♦ Tình hình phát triển chung
- Thu hút khoảng 3 % lực lượng lao động và chiếm khoảng 1,0 % GDP (năm 2020).
- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng 13 % diện tích lãnh thổ.
- Nhật Bản có nền nông nghiệp hiện đại, hướng vào sản xuất thâm canh, sử dụng công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hoá, tự động hoá ở các khâu của quá trình sản xuất, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.
- Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là các trang trại quy mô vừa và nhỏ.
♦ Một số ngành tiêu biểu
- Trồng trọt
+ Chiếm hơn 63 % tổng giá trị sản xuất nông nghiệp (năm 2020) và được hiện đại hoá.
+ Các sản phẩm chủ yếu là: lúa gạo, rau, hoa quả.
+ Hoạt động trồng trọt tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô, tỉnh Ca-ga-oa (đảo Xi-cô-cư), tỉnh A-ki-ta (dão Hôn-su),...
- Chăn nuôi khá phát triển, các vật nuôi chủ yếu là: gà, bò, lợn... Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt, tập trung chủ yếu ở đảo Hô-cai-đô.
- Lâm nghiệp:
+ Nhật Bản có diện tích rừng lớn, chiếm khoảng 66 % diện tích lãnh thổ. Việc bảo vệ rừng, tăng diện tích rừng rất được chú trọng; rừng trồng chiếm khoảng 40% tổng diện tích rừng cả nước.
+ Ngành khai thác và chế biến gỗ có sự tăng trưởng nhanh, sản lượng khai thác gỗ tròn năm 2020 là 30,3 triệu m3.
- Thuỷ sản:
+ Đánh bắt thuỷ sản được hiện đại hoá, áp dụng công nghệ kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Nhật Bản là một trong những nước có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới, sản lượng đánh bắt hằng năm cao. Đánh bắt xa bờ được chú trọng và chiếm phần lớn sản lượng thuỷ sản đánh bắt, là nguồn cung cấp hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng phát triển; phân bố rộng rãi, tập trung nhiều ở các vịnh biển và ven các đảo. Các loại được nuôi chủ yếu là: tôm, rong biển, sò, trai lấy ngọc,...
Video bài giảng Địa lí 11 Bài 23: Kinh tế Nhật Bản - Cánh diều
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Vận dụng 3 trang 116 Địa Lí 11: Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam...
Xem thêm các bài giải SGK Địa lí lớp 11 Cánh diều hay, chi tiết khác: