Tìm kiếm thông tin, trình bày thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản

537

Với giải Vận dụng trang 120 Địa Lí 11 Kết nối tri thức chi tiết trong Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Địa lí 11. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Địa Lí lớp 11 Bài 23: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội Nhật Bản

Vận dụng trang 120 Địa Lí 11: Tìm kiếm thông tin, trình bày thực trạng và ảnh hưởng của già hóa dân số đến phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Sức ép dân số già ở Nhật Bản

- Số người cao tuổi gia tăng đang tạo sức ép lớn cho Nhật Bản trong việc giải quyết bài toán già hóa dân số vốn là “cơn đau đầu” của quốc gia Đông Bắc Á này trong những năm qua.

- Tính đến tháng 9/2020, số người từ 65 tuổi trở lên ở xứ sở mặt trời mọc đạt mức cao kỷ lục, 36,17 triệu, tăng 300.000 người so với cùng thời điểm năm 2019. Người cao tuổi hiện chiếm 28,7% tổng dân số nước này, tăng 0,3% so với năm ngoái. Trong số người trên 65 tuổi, có 15,73 triệu người là nam giới và 20,44 triệu người là nữ giới. Tỷ lệ người cao tuổi trên tổng dân số của Nhật Bản đang ở mức cao nhất thế giới. Viện nghiên cứu Dân số và An sinh xã hội quốc gia Nhật Bản dự báo, đến năm 2040, số người cao tuổi ở nước này có thể chiếm tới 35,3% tổng dân số cả nước.

- Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số ngày càng trầm trọng do tuổi thọ trung bình của người dân tăng cao cùng tỷ lệ sinh suy giảm.

- Sự chênh lệch giữa tuổi thọ cao và tỷ lệ sinh thấp khiến cho cơ cấu dân số ở Nhật Bản mất cân bằng. Tốc độ già hóa nhanh chóng khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng. Trên thực tế, nỗ lực ứng phó với tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản đang gặp rào cản lớn do diễn biến của đại dịch Covid-19. Việc khả năng tài chính bị hạn chế do mất việc làm sẽ khiến gia tăng số lượng người trẻ tuổi tránh kết hôn và sinh con trong thời gian tới.

Bài tập vận dụng:

Câu 1. Biển của Nhật Bản có nguồn hải sản phong phú do nguyên nhân chủ yếu nào sau đây?

A. Nước biển ấm, nhiều đảo.

B. Diện tích biển lớn, thiên tai.

C. Nền nhiệt độ cao, biển ấm.

D. Có các ngư trường rộng lớn.

Chọn D

Nơi gặp gỡ của các dòng biển nóng và lạnh là nơi có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ khiến các sinh vật phù du và các loài tảo phát triển mạnh, nguồn thức ăn cho thủy hải sản lớn nên thu hút nhiều loài cá nhỏ. Mặt khác, các loài cá nhỏ tập trung đông đúc lại thu hút các loài cá và các loài sinh vật biển lớn hơn đến nguồn cá biển phong phú tạo nên các ngư trường rộng lớn, giàu có thủy hải sản biển.

Câu 2. Nguyên nhân chủ yếu củ cải đường phân bố ở phía bắc Nhật Bản do

A. khí hậu ôn đới, mùa đông lạnh.

B. khí hậu cận nhiệt đới, ẩm lớn.

C. khí hậu có mùa đông mát mẻ.

D. khí hậu gió mùa, mưa nhiều.

Chọn A

Dựa vào đặc điểm thích nghi của cây củ cải đường và đặc điểm khí hậu phía bắc Nhật Bản. Củ cải đường phân bố ở miền ôn đới.

Câu 3. Sông ngòi Nhật Bản có đặc điểm nổi bật nào dưới đây?

A. Sông nhỏ, ngắn, dốc.

B. Lưu vực sông rộng.

C. Lưu lượng nước nhỏ.

D. Chủ yếu là sông lớn.

Chọn A

Mạng lưới sông ngòi của Nhật Bản khá dày đặc, nhưng do diện tích các đảo nhỏ và địa hình núi nên các sông thường nhỏ, ngắn và dốc. Hầu hết các sông chảy theo hướng tây bắc - đông nam, có lưu lượng nước lớn, dòng chảy mạnh.

Đánh giá

0

0 đánh giá