Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 2 có lời giải chi tiết. Tài liệu giống như đề kiểm tra cuối tuần, gồm có các bài tập từ cơ bản đến nâng cao, giúp các em ôn luyện củng cố kiến thức đã học trong tuần qua.

Chỉ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết 

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 (Đề 1)

Đề bài:

Câu 1: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Lỗi lầm và sự biết ơn

Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, hai người nói chuyện với nhau và đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Người kia cảm thấy bị xúc phạm, nhưng anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

Họ tiếp tục bước đi cho tới khi nhìn thấy một ốc đảo, nơi họ quyết định sẽ dừng chân và tắm mát.

Người bị miệt thị lúc này bị sa lầy và lún dần xuống, người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Thoát khỏi vũng lầy, anh lấy một miếng kim loại khắc lên tảng đá dòng chữ: “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”.

Người bạn kia hết sức ngạc nhiên, bèn hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”.

Anh bạn điềm tĩnh trả lời: “Khi ai đó xúc phạm chúng ta, chúng ta nên viết điều đó lên cát – nơi những cơn gió của sự thứ tha sẽ xóa tan những nỗi trách hờn. Nhưng khi chúng ta nhận được điều tốt đẹp từ người khác, chúng ta phải ghi khắc chuyện ấy lên đá – nơi không cơn gió nào có thể cuốn bay đi.”

Mỗi chúng ra hãy học cách viết những nỗi buồn lên cát, khắc tạc những niềm vui và hạnh phúc lên đá để chúng mãi không phai.

(Theo Hạt giống tâm hồn)

a. Sau cuộc tranh cãi gay gắt, một trong hai người bạn đã làm gì?

b. Sau khi được cứu sống khỏi vũng lầy, người bị miệt thị lúc trước đã làm gì?

c. Theo em, vì sao người được cứu lúc này lại khắc chữ trên đá?

d. Theo em, câu chuyện trên đã cho chúng ta bài học gì?

A. Phải biết quan tâm đến bạn bè lúc khó khăn, hoạn nạn.

B. Biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè vượt qua khó khăn nhất thời.

C. Biết xóa bỏ những điều không vui trong cuộc sống.

D. Biết bỏ qua những lỗi lầm và ghi nhớ ân nghĩa.

Câu 2:  Tìm các từ ngữ phù hợp và điền vào bảng sau:

Thể hiện lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại

Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ

...

...

Câu 3:  Đánh dấu × vào ô trống để biết tác dụng của dấu hai chấm.

Câu có dấu hai chấm

Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật.

Cô giáo chăm chú nghe hòa đọc bài xong rồi nói: “Con có giọng đọc rất diễn cảm”

   

Chim sơn ca tự hỏi: “Tại sao mình không đem tiếng hát của mình đến cho mọi người trong khu rừng nghe nhỉ?”

 



 

Câu 4:  Hãy sử dụng dấu hai chấm để viết lại các câu sau:

a. Trên sân khấu có rất nhiều loại nhạc cụ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn trống, kèn, đàn ghi-ta và cả cây sáo trúc.

Câu 5: Dựa vào khổ thơ thứ hai trong bài thơ Nàng tiên ốc (SGK Tiếng Việt 4 tập 1, trang 18) em hãy tưởng tượng và kể lại những việc nàng tiên ốc đã làm giúp bà cụ.

Đáp án

Câu 1:

a. Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

b. Một trong hai người bạn đã viết lên cát : “Hôm nay, người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”.

c. Vì anh ta muốn ghi nhớ hành động tốt đẹp từ người bạn của mình.

d. Khoanh đáp án : D

Câu 2:

Thể hiện lòng nhân hậu, tình yêu thương đồng loại

Thể hiện tinh thần đùm bọc hoặc giúp đỡ

Nhân hậu, nhân từ, nhân nghĩa, nhân đức, lòng thương người, nhân ái, vị tha, yêu thương, thương yêu, yêu mến, quý mến, độ lượng, bao dung, cảm thông, thương xót, chia sẻ,...

Cưu mang, bảo bọc, che chở, nhường nhịn, cứu giúp, cứu trợ ,...

Câu 3:

Câu có dấu hai chấm

Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

Báo hiệu bộ phận đứng sau là ý nghĩ (lời nói bên trong) của nhân vật.

Cô giáo chăm chú nghe hòa đọc bài xong rồi nói: “Con có giọng đọc rất diễn cảm”

x

 

Chim sơn ca tự hỏi: “Tại sao mình không đem tiếng hát của mình đến cho mọi người trong khu rừng nghe nhỉ?”

 

x

Câu 4:

- Trên sân khấu có nhiều loại nhạc cụ để chuẩn bị cho buổi biểu diễn như : trống, kèn, đàn ghi-ta và cả cây sáo trúc.

Câu 5:

Bài tham khảo

Từ ngày nàng tiên ốc về ở trong nhà bà cụ, vừa thương bà cụ sống lủi thủi một mình lại vừa muốn cảm tạ tấm lòng nhân hậu nên nàng đã quyết định giúp bà mọi việc trong nhà.Nàng quét dọn nhà cửa gọn gàng, sân vườn đâu đâu cũng sạch cỏ. Đàn lợn trong chuồng con nào con nấy đều no căng bụng. Mâm cơm đầy nóng hổi nàng dọn sẵn ra, chỉ chờ bà cụ về ăn. Tấm lòng của nàng thật đẹp đẽ và đáng trân trọng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2 (Đề 2)

Đề bài:

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu?

A. Kể lại một trận tỉ thí cân tài cân sức giữa Dế Mèn và bọn nhện khiến không ít người cảm phục

B. Phê phán bọn quan lại tham lam đạp lên mồ hôi của dân mà ăn chơi đến độ béo múp míp

C. Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

D. Ca ngợi sức mạnh hơn người, không gì địch nổi của Dế Mèn

 Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình?

A. Cho thấy truyện cổ có nhiều câu chuyện hay  và ý nghĩa hơn truyện hiện đại

B. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

C. Phê phán những kẻ đã làm truyện cổ ngày càng mai một, không thể lưu giữ cho con cháu cho tới ngày nay

D. Ca ngợi sự thần kì, kì diệu của truyện cổ trong cuộc sống của mỗi chúng ta

 Câu 3:

Đọc lại bài thơ “Nàng tiên Ốc” sách giáo khoa tiếng Việt 4, tập 1, trang 18 rồi kể lại bằng lời của em.

 Câu 4:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu

b. Xĩ số lớp em là 40 học sinh

 Câu 5:

Phát hiện lỗi sai trong những câu sau và sửa lại cho đúng

Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ

Câu 6:

Em hãy chọn các từ thích hợp để điền vào các chỗ trống sau đây

a. Giàu lòng ….

b. Trọng dụng …

c. Thu phục ….

d. Lời khai của ….

e. Nguồn …. dồi dào

(Từ gợi ý: nhân chứng, nhân tâm, nhân ái, nhân lực, nhân tài)

Câu 7:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật

a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra

b) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”

d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

 Câu 8:

Trong những câu sau đây, câu nào dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

b) Ông lão nghe xong, bảo rằng:

- Con đi chặt cho đủ một trăm đốt tre, mang về đây cho ta.

c) Bụt đưa tay chỉ vào cây tre mà đọc: Khắc xuất! Khắc xuất!

d) Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 9:

Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho hợp lí

Khi kể chuyện, cần chú ý:

- Chọn kể những hành động ……… của nhân vật.

- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể ……….., xảy ra sau thì kể …….

Câu 10:

Em hãy điền từ vào ô trống để hoàn thành câu sau

Trong bài văn kể chuyện, nhiều khi cần miêu tả ngoại hình của nhân vật.

Những …….. có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm …………..

A. đặc điểm …. sinh động, hấp dẫn

B. đặc điểm thói quen sinh hoạt …. sinh động, hấp dẫn

C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn

D. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. huyền bí, kì ảo

Đáp án

Câu 1:

Ý nghĩa của bài văn Dế Mèn bênh vực kẻ yếu:

Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối, bất hạnh

Đáp án đúng: C.

Câu 2:

Ý nghĩa của bài thơ Truyện cổ nước mình:

Ca ngợi kho tàng truyện cổ của đất nước. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu, vừa thông minh, chứa đựng kinh nghiệm sống quý báu của cha ông.

Đáp án đúng: B.

Câu 3:

Hướng dẫn giải

Các sự việc chính trong câu chuyện

- Bà lão bắt được con ốc đặc biệt

- Kể từ đó mỗi ngày đi làm về bà đều phát hiện ra sự khác thường khi trở về nhà

- Bà lão quyết định về sớm, rình để biết chân tướng câu chuyện

- Khi nhìn thấy nàng tiên bước ra từ trong vỏ ốc, bà đập vỏ ốc và ôm lấy nàng tiên

- Từ đó hai người sống yêu thương nhau như mẹ con trong nhà

Đáp án đúng

Tham khảo cách kể sau

Ngày xưa có một bà lão rất nghèo, không có cái gì để nương tựa. Hằng ngày, bà phải mò cua bắt ốc kiếm ăn.

Một hôm, bà bắt được một con ốc rất xinh. Bà ngắm ốc trên tay. Vỏ ốc biêng biếc xanh với những đường vân mềm mại. Bà lão bỗng động lòng trước ốc. Về nhà, bà thả ốc vào chung nước, không nỡ bán đi. Từ hôm đó, bà nhận thấy trong nhà có nhiều điều khác lạ. Đi làm về, nhà cửa đã có ai quét sạch bong. Đàn lợn trong chuồng đã được ăn no. Trong bếp, cơm nước đã nấu tinh tươm. Vườn rau đã dọn sạch cỏ. Mấy ngày liền như vậy, bà lão lấy làm lạ: từ trong chum nước một làng tiên bước ra. Nàng tiên đi lại, quét sân, quét nhà rồi ra vườn nhặt cỏ, tưới rau. Bà lão hiểu ra mọi chuyện. Bà rón rén đến bên chum nước nhặt vỏ ốc lên, đập vỡ vỏ ốc để nàng không thể bước vào được nữa. Nghe thấy tiếng động, nàng tiên giật mình chạy lại. Nàng tìm vỏ ốc nhưng vỏ đã bị bà lão đập vỡ rồi. Bà lão ôm lấy nàng tiên rồi dịu dàng nói:

- Con ở lại đây với ta nhé!

Từ đó, bà lão và nàng tiên Ốc sống hạnh phúc bên nhau. Họ thương yêu nhau như hai mẹ con trong nhà.

Câu 4:

a. Đêm trăn thanh từ đâu nghe văn vẳn tiếng sáo diều vi vu vi vu

trăn -> trăng, văn -> văng, vẳn -> vẳng

b.  số lớp em là 40 học sinh

Xĩ -> Sĩ

Câu 5:

Bọn nhện chăn từ bên nọ xang bên kia đường biết bao tơ nhện. Lại thêm xừng sững giữa lối đi một anh nhện gộc.Nhìn vào các khe đá chung quanh, tôi thấy lủng củng những nhện là nhện. Chúng đứng im như đá mà coi vẻ hung dữ

Sửa lỗi:

chăn  -> chăng, xang -> sang, xừng -> sừng

Câu 6:

a. Giàu lòng nhân ái

b. Trọng dụng nhân tài

c. Thu phục nhân tâm

d. Lời khai của nhân chứng

e. Nguồn nhân lực dồi dào

Câu 7:

Trong những câu đã cho, dấu hai chấm có tác dụng báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật:

a) Chó Sói choàng dậy tóm được Sóc, định ăn thịt. Sóc bèn van xin:

- Xin ông thả cháu ra

c) Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như Cua”

d) Tôi xòe cả hai càng, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây.

Câu 8:

a) Hai cảnh nối nhau vừa bày ra trước mắt tôi: đàn ong mải mê, rầm rộ; một bác Xiến Tóc to xác, quá lười cứ ra vào ngẩn ngơ

d)Trên bàn la liệt đồ đạc lộn xộn: sách, vở, bát, đũa, đĩa, nồi, chảo,…

Câu 9:

Khi kể chuyện, cần chú ý:

- Chọn kể những hành động tiêu biểu của nhân vật.

- Thông thường, nếu hành động xảy ra trước thì kể trước, xảy ra sau thì kể sau

Câu 10:

Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn

Đáp án đúng: C. đặc điểm ngoại hình tiêu biểu …. sinh động, hấp dẫn

Xem thêm lời giải bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 1

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 2

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 3

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 4

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 5

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 Tuần 6

Đánh giá

0

0 đánh giá