Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất

Tải xuống 5 2.6 K 1
Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô Giáo án ngữ văn 10, tập 1 bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất theo mẫu Giáo án môn Ngữ văn chuẩn của Bộ Giáo dục. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy/cô dễ dàng biên soạn chi tiết Giáo án môn Ngữ văn lớp 10. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời các quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

Ngày soạn:...................

Ngày dạy:....................

Tiết .... Đọc văn.

                UY- LÍT- XƠ TRỞ VỀ (tiết 1)

( Trích “Ô-đi-xê”  -  Sử thi Hi Lạp)

                                                   Hô – me – rơ

Bài giảng: Uy - lít - xơ trở về

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức:

- Hiểu được trí tuệ và tình yêu chung thuỷ là những phẩm chất cao đẹp mà con người trong thời đại Hômerơ khát khao vươn tới.

- Thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật sử thi của Hômerơ.

  1. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu 1 trích đoạn sử thi.  Phân tích nhân vật qua đối thoại.

  1. Tư duy, thái độ, phẩm chất:

- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm  gia đình là động lực giúp con người vượt qua mọi khó khăn. Yêu thương, trân trọng giá trị của gia đình. Coi trọng người phụ nữ. Biết đề cao vẻ đẹp trí tuệ.

  1. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực thẩm mỹ, năng lực tư duy; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

  1. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

- GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng.

- HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo.

C- PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

- GV kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp kiến thực địa lý và văn hóa (Hy Lạp).

D- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

  1. Ổn định tổ chức lớp:

Lớp

Thứ (Ngày dạy)

Sĩ số

HS vắng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

  1. Kiểm tra bài cũ:

- Phân tích bi kịch nước mất nhà tan của An Dương Vương.

- Phân tích nhân vật Mị Châu.

- Những bài học lịch sử cần rút ra qua truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”?

  1. Bài mới

Hoạt động 1. Khởi động

Ở thế kỉ IX-VIII trước công nguyên, trên đất nước Hi Lạp có một người nghệ sĩ mù đã đi lang thang khắp đất nước để kể về tác phẩm của mình. Đó là Hô-me-rơ, tác giả của hai sử thi vĩ đại: I-li-átÔ-đi-xê.

             Ô-đi-xê ra đời vào thời kì người Hi Lạp chuẩn bị mở rộng địa bàn hoạt động ra biển cả. Chiến tranh giữa các bộ lạc chỉ còn là kí ức. Sự nghiệp khám phá và chinh phục biển cả bao la và bí hiểm đòi hỏi con người ngoài lòng dũng cảm còn phải có những phẩm chất như thông minh, tỉnh táo, mưu chước, khôn ngoan. Mặt khác, sử thi này ra đời khi người Hi Lạp từ giã chế độ công xã thị tộc để thay vào đó là tổ chức gia đình, hôn nhân một vợ một chồng. Thời đại ấy hình thành ở người Hi Lạp bên cạnh phẩm chất trí tuệ là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình gắn bó, thủy chung. Đoạn trích Uy-lít-xơ trở về đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp đó của người Hi Lạp thời cổ. Qua đoạn trích ta thấy được hình tượng nhân vật  Pê- nê- lốp hiện lên thật đẹp là biểu tượng của những người phụ nữ trong xã hội thời bấy giờ.

 

Hoạt động  của GV và HS

Nội dung cần đạt

Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới

GV: Có luồng ý kiến cho rằng Hơmerơ chỉ do người đời sau tưởng tượng.Tác giả là tập thể nhân dân Hi Lạp.

 

 

- Tóm tắt ngắn gọn nội dung tác phẩm?

(GV cho HS gạch chân những điểm cần lưu ý trong SGK)

? Chủ đề của sử thi Ôđixê là gì?

 

*GV yêu cầu HS thực hiện phương pháp phân vai hoặc đọc sáng tạo (tùy thuộc vào năng lực HS từng lớp)

 (chú ý nhịp đọc chậm rãi, trang trọng trừ mấy câu nói của Têlêmác)

- Nêu  bố cục của đoạn trích?

- Trình bày đại ý văn bản?

 

 

 

 

 

 

 

GV hướng dẫn HS phân tích văn bản

GV yêu cầu HS thảo luận nhóm

 *CHN1: Pênêlốp phải sống trong hoàn cảnh ra sao?

 

 

 *CHN2: Khi nghe nhũ mẫu báo tin chồng nàng đã trở về, đã trừng trị bọn cầu hôn, thái độ Pênêlốp ra sao?

 

 

-Sự lí giải của Pênêlốp nhằm mục  đích gì?

- Khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục, tâm trạng Pênêlốp như thế nào? Dẫn chứng?

 

 

CHN3:  Khi thấy thái độ phân vân của mẹ, Tê – lê – mác đã trách mẹ như thế nào ?

- Trước lời trách cứ của Tê – lê – mác thái độ của Pê – nê – lốp ra sao?

CHN4:  NX gì về nghệ thuật thể hiện tâm trạng của nhân vật Pê – nê – lốp? Qua câu trả lời của Pênêlốp khi con trai trách cứ ta thấy thêm điều gì trong tính cách của nàng? (khôn ngoan, thận trọng của một người đã trải qua nhiều thử thách)

Hoạt động 3. Hoạt động thực hành

GV: Yêu cầu HS thực hành luyện tập thông qua trả lời các câu hỏi.

 

Câu hỏi: Có thể so sánh giữa cách miêu tả tâm lí nhân vật giữa sử thi Đam Săn của Việt Nam và sử thi cổ điển Ô-đi-xê của Hi Lạp qua hai đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây và đoạn trích Uy-lít-xơ trở về để thấy được sự giống nhau và khác nhau về bút pháp sử thi giữa hai tác phẩm, hai truyền thống văn học, qua đó nắm được những đặc điểm tiêu biểu của bút pháp sử thi.

 

Hoạt động 4. Hoạt động ứng dụng

Gv hướng dẫn HS nghiên cứu bài học, vận dụng kiến thức trả lời câu hỏi:

Từ nhân vật Pê nê lôp, hãy cho biết điểm giống nhau nào trong phẩm chất người phụ nữ Việt Nam và Hy Lạp. Hãy rút ra bài học cho mình sau khi đọc xong văn bản?

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Hômerơ là nhà thơ mù người Hi Lạp sống vào khoảng thế kỉ IX – VIII (trước CN).

- Sinh trưởng trong một gia đình nghèo bên dòng sông Mê-lét.

→ tập hợp tất cả những thần thoại và truyền thuyết để hoàn thành 2 bộ sử thi Iliát Ôđixê.

2. Tác phẩm Ôđixê

- Tóm tắt: (SGK 47).

- Chủ đề: miêu tả quá trình chinh phục thiên nhiên và biển cả, đồng thời miêu tả cuộc đấu tranh bảo vệ hạnh phúc gia đình của người Hi Lạp cổ đại.

3. Đoạn trích Uy-lít-xơ

- Vị trí: thuộc khúc ca XXIII.

- Cảnh gia đình đoàn tụ sau 20 năm xa cách.

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Đọc

 

 

 

2. Bố cục (gồm hai đoạn)

+ Đoạn 1: Từ đầu.... “kém gan dạ”? Tâm trạng của Pênêlốp khi nghe tin chồng trở về, và khi gặp chồng.

+ Đoạn 2: Phần còn lại? Thử thách và sum họp của hai người.

 

? Ý nghĩa: Thể hiện tâm trạng của Pê-nê-lốp trước tác động của nhũ mẫu, Têlêmac và trong cuộc đấu trí với Uy-lit-xơ.

 

III. Phân tích

1. Tâm trạng Pê-nê-lốp

a. Hoàn cảnh Pê-nê-lốp

 + Chờ đợi chồng 20 năm đằng đẵng.

 + Nàng bị 108 bọn cầu hôn thúc bách tái giá, buộc phải ra điều kiện thi bắn cung để đối phó với chúng.

 

 b. Tâm trạng Pênêlốp khi nhũ mẫu báo tin

 + Không tin:

 * Thời gian đã 20 năm, chàng đã chết

 * chuyển sang thần bí hóa câu chuyện “đây là 1 vị thần đã giết bọn cầu hôn danh tiếng, một vị thần bất bình vì sự láo xược bất kham và những hành động nhuốc nhơ của chúng

→  sự lí giải của lí trí để trấn an nhũ mẫu, cũng là để tự trấn an mình.

+ Khi nhũ mẫu đưa bằng chứng thuyết phục: vết sẹo ở chân→ “rất đổi phân vân”, “không biết nên đứng xa hay lại gần ôm lấy đầu, cầm lấy tay ngươì mà hôn”

=> Tâm trạng mâu thuẫn: vừa hi vọng, vừa sợ thất vọng.

 

c. Trước tác động của con trai

- “Tê – lê – mác bèn cất lời trách mẹ gay gắt “Mẹ ơi, mẹ thật tàn nhẫn…

-  Kinh ngạc quá đỗi, đến mức không nói nên lời.

- Tin chắc cha mẹ sẽ nhận ra nhau dễ dàng vì cha mẹ có những dấu hiệu riêng.

 

→ Không mổ xẻ tâm lý nhân vật mà đưa ra dáng điệu, cử chỉ, 1 cách ứng xử hay xây dựng những đối thoại giữa các nhân vật → Lập luận chất phác đơn sơ nhưng rất hồn nhiên của người Hi Lạp cổ đại

  Pê – nê – lốp là một người trí tuệ, thông minh, tỉnh táo, thận trọng, biết kìm nén tình cảm và thủy chung.

Hướng dẫn

 

 - Giống nhau:

+ Dùng cái bên ngoài hay trực tiếp diễn tả từ bên trong tâm lí nhân vật? Ví dụ?

+ Có sử dụng lối miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi tiết không ? Những đặc điểm miêu tả được lí tưởng hoá như thế nào? Ví dụ ?

 

- Khác nhau:

+ Những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Đam Săn có gì khác so với những chi tiết dùng để diễn tả tâm lí nhân vật trong trích đoạn sử thi Ô-đi-xê?

 

 + Chất dân gian trong sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ ở trích đoạn Đam Săn khác như thế nào cách sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ trau chuốt, trang trọng, cao nhã trong trích đoạn Ô-đi-xê ?

Gợi ý:

- Điểm giống nhau: Sự chung thủy, bền bỉ

- Phẩm chất cần học tập:

+ Chung thủy

+ Nhẫn nại, thận trọng, bản lĩnh

+ Khôn ngoan

+ Giàu yêu thương

 

Hoạt động 5. Hoạt động bổ sung

  1. Củng cố:

- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Pê-nê-lốp.

  1. Dặn dò

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị tiết tiếp theo của bài này

 

Xem thêm
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất (trang 1)
Trang 1
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất (trang 2)
Trang 2
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất (trang 3)
Trang 3
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất (trang 4)
Trang 4
Giáo án Ngữ văn 10, tập 1, bài Uy-lít-xơ trở về (Tiết 1) mới nhất (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống