Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 8 1.6 K 1

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10: Bình Ngô đại cáo - Phần 2 -Tác phẩm mới nhất, tài liệu bao gồm 8 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm

Bài giảng: Đại cáo Bình Ngô Phần 2: Tác phẩm (Nguyễn Trãi)

1. Soạn văn 10 bài Bình Ngô đại cáo mẫu 1
1.1. Trả lời câu 1 trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Bố cục (4 phần)
Phần 1: nêu luận đề chính nghĩa.
Phần 2: vạch rõ tội ác tày trời của giặc Minh.
Phần 3: kể lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của cuộc khởi
nghĩa.
Phần 4: tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa.
=> Cả bốn phần đều hướng vào chủ đề chung của bài cáo là nêu cao tư tưởng nhân
nghĩa và tư tưởng độc lập dân tộc (phần 1 nêu cơ sở chân lí, phần 2 và 3 chứng
minh chân lí bằng thực tiễn, phần 4 khẳng định chân lí).
1.2. Trả lời câu 2 trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2
a. Việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo dựa trên hai chân lí sau:
Chân lí về tư tưởng nhân nghĩa: theo Nho giáo truyền thống, nhân nghĩa là
mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí.
Qua sự tiếp thu, vận dụng của Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là yên dân trừ bạo
=> Theo đó, giặc Minh là kẻ phi nghĩa (gây cường bạo, đau khổ cho dân) và
quân ta thuộc chính nghĩa (trừ bạo, đem lại cuộc sống yên bình cho dân).
Chân lí thực tiễn về nền độc lập, chủ quyền của nước Việt ta trên tất cả các
phương diện: văn hiến, chủ quyền, phong tục, lịch sử, nhân tài.
b. Đoạn mở đầu có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập vì:
Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố dõng dạc, đường hoàng về nền độc lập,
chủ quyền của một quốc gia, thường ra đời ngay sau khi giành lại độc lập từ
tay ngoại bang.

Đoạn mở đầu của “Đại cáo bình Ngô”: cũng ra đời ngay sau khi giành lại
độc lập từ tay quân Minh, cũng là lời tuyên bố đanh thép, hùng hồn về nền
độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta, chứng minh nền độc lập ấy trên mọi
phương diện thực tiễn một cách thuyết phục.
c. Đoạn mở đầu thể hiện niềm tự hào dân tộc:
Các từ ngữ: từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia, cũng khác khẳng định sự tồn
tại hiển nhiên, lâu đời, vốn có của một nước Đại Việt độc lập, tự chủ.
Giọng điệu: trang trọng, hào hùng, đanh thép.
Nghệ thuật so sánh, câu văn biền ngẫu sánh đôi: Từ Triệu, Đinh, Lí…/Cùng
Hán, Đường,…một phương cho thấy vị thế bình đẳng, ngang bằng giữa hai
nền lịch sử, hai nền độc lập của Đại Việt và Trung Hoa.
Các dẫn chứng đưa ra: văn hiến, phong tục, lịch sử, chủ quyền, nhân tài đều
mang tính thực tế, thuyết phục.
1.3. Trả lời câu 3 trang 22 SGK Ngữ văn 10, tập 2
a. Tác giả tố cáo tội ác của giặc Minh
Âm mưu xâm lược quỷ quyệt, giả nhân giả nghĩa để mượn gió bẻ măng vào
cướp nước ta (Nhân họ Hồ chính sự phiền hà…thừa cơ gây họa).
Tội ác cai trị tàn bạo, bóc lột xương tủy nhân dân: tàn sát người vô tội
(Nướng dân đen…hầm tai vạ), dối trá, gây oán thù (Dối trời lừa dân…hai
mươi năm), bóc lột dân chúng (thuế khóa, phu phen, vơ vét tài nguyên), hủy
hoại môi trường sống, hủy hoại nghề truyền thống…
=> Trong đó, tội ác cướp nước tàn sát nhân dân là thâm độc và man rợ nhất.
b. Nghệ thuật của đoạn cáo trạng:
Giọng điệu: khi đau đớn, khi sục sôi căm hờn, khi đanh thép hùng hồn.
Câu văn giàu cảm xúc, giàu tính hình tượng, gợi cảm.
Kết hợp nhiều biện pháp: liệt kê, câu hỏi tu từ, nói quá, đối lập.
1.4. Trả lời câu 4 trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2

a. Giai đoạn đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
Nghĩa quân gặp phải vô vàn khó khăn, gian khổ:
o Tương quan lực lượng bất lợi, quân ta còn mỏng, giặc Minh hùng
mạnh, xảo trá.
o Quân ta thiếu thốn trăm bề: thiếu quân (Khi Khôi Huyện quân không
một đội), thiếu nhân tài (Tuấn kiệt như sao buổi sớm/Nhân tài như lá
mùa thu), thiếu lương thảo (Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần)…
Chủ tướng Lê Lợi tiêu biểu cho tinh thần của cuộc khởi nghĩa:
o Tấm lòng vì dân vì nước, căm thù giặc sục sôi: Ngẫm thù lớn…/Căm
giặc nước…
o Nung nấu binh thư, nghiền ngẫm sách lược tìm cách đánh đuổi giặc
thù: Quên ăn vì giận…/Ngẫm trước đến nay…
o Ý chí phi thường, nhẫn nại vượt mọi khó khăn gian khổ để thực hiện
chí lớn: Đau lòng nhức óc…/Nếm mật nằm gai…, Trời thử lòng…/Ta
gắng chí…
o Lí tưởng, hoài bão dấy nghĩa lớn lao, nêu cao tinh thần đoàn kết chủ
tướng, nhân dân: Nhân dân bốn cõi…/Tướng sĩ một lòng…
Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng: hoài bão đánh đuổi giặc xâm lược, tư
tưởng nhân nghĩa (lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường
bạo), tinh thần đoàn kết, chiến lược quân sự linh hoạt (chiến tranh du kích),
tinh thần nhẫn nại khắc phục gian nan, nhân tài phò tá.
b. Giai đoạn phản công thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn:
Liệt kê hàng loạt trận đánh: khí thế hào hùng, khung cảnh chiến trường ác
liệt, chiến lược quân sự mềm dẻo, linh hoạt, sắc bén của ta.
Biện pháp nghệ thuật miêu tả chiến thắng của ta và thất bại của địch:
o Giọng văn hào hùng, khí thế;

o Biện pháp tương phản đối lập: sự hèn nhát, thảm hại của kẻ thù ><
sức mạnh như vũ bão, chiến thắng vẻ vang của quân ta.
o Biện pháp liệt kê, cách miêu tả giàu hình ảnh, từ ngữ cô đọng, phép
đối, lối dùng câu văn biền ngẫu giàu nhạc điệu…
Tính chất hùng tráng của đoạn văn:
o Ngôn ngữ: dùng nhiều động từ mạnh tạo những rung chuyển dữ dội,
dồn; dùng nhiều tính từ có mức độ cực điểm.
o Hình ảnh: phóng đại, tượng trưng, sử dụng nhiều tên đất, tên người…
o Nhịp điệu: dài ngắn linh hoạt, dồn dập, sảng khoái, tự hào.
1.5. Trả lời câu 5 trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Giọng văn: trịnh trọng, trang nghiêm, chậm rãi tổng kết cuộc khởi nghĩa,
khẳng định chân lí và tuyên bố nền độc lập.
Những bài học lịch sử còn có ý nghĩa lâu dài trong sự nghiệp giữ nước từ
xưa đến nay:
o Vượt qua thăng trầm lịch sử càng khẳng định nền độc lập vững chắc
của dân tộc.
o Sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thống và sức mạnh thời đại làm nên
chiến thắng.
1.6. Trả lời câu 6 trang 23 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, có ý nghĩa tuyên
ngôn về quyền sống của con người: nêu chân lí độc lập, tư tưởng nhân
nghĩa, tố cáo tội ác của giặc, tái hiện quá trình kháng chiến oanh liệt của ta
và tuyên bố nền độc lập.
Nghệ thuật: áng thiên cổ hùng văn kết hợp chất chính luận sắc bén và chất
trữ tình; mang đậm cảm hứng anh hùng ca.
2. Soạn văn 10 bài Bình Ngô đại cáo mẫu 2
2.1. Kiến thức cơ bản bài Bình Ngô đại cáo

a. Về tác giả, xem bài trước.
b. Cáo là thể văn có nguồn gốc từ Trung Quốc xa
. Cáo được chuyên dùng để
vua công bố việc lớn với muôn dân. Nguyễn Trãi dùng hai chữ đại cáo vốn là tên
gọi một bài cáo cổ xưa nhất của Trung Quốc để thay lời Lê Lợi công bố với thiên
hạ. Cáo thường hay dùng văn biền ngẫu. Văn biền ngẫu hay còn gọi là "biền văn",
"biền lệ văn" hoặc "văn tứ lục" (biền là ngựa đi sóng đôi; ngẫu là đôi, cặp). Văn
biền ngẫu có năm đặc điểm:
Ngôn ngữ đối ngẫu: các vế đối nhau theo bằng trắc, từ loại;
Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ
hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau;
Có vần điệu, bằng trắc hài hoà;
Sử dụng điển cố;
Sử dụng từ ngữ bóng bẩy có tính phô trương.
Trong bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi còn có loại câu 5 chữ, 7 chữ, 10 chữ,
14 chữ rất đa dạng.
c. Đại cáo bình Ngô là một bản anh hùng ca về sức mạnh của truyền thống yêu
nước, tinh thần độc lập tự cường, tư tưởng đại nghĩa, ý chí của quân và dân ta trong
trong cuộc chiến đấu thắng lợi vang dội trước giặc ngoại xâm, đem lại cuộc sống
hoà bình, hạnh phúc cho toàn dân tộc ở thế kỉ XV.
2.2. Hướng dẫn tìm hiểu bài Đại cáo bình Ngô
2.2.1. Tìm hiểu xuất xứ bài cáo
Gợi ý:
Cuối năm 1427, sau khi chiến thắng giặc Minh, Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết
Đại cáo bình Ngô nhằm tổng kết toàn diện cuộc kháng chiến.
2.2.2. Tìm hiểu bố cục bài cáo
Gợi ý:
Bài cáo gồm 5 đoạn:

Đoạn 1 (từ Từng nghe... đến Chứng cớ còn ghi): Nêu luận đề chính nghĩa.
Đoạn 2 (từ Vừa rồi... đến Ai bảo thần dân chịu được?): Tố cáo tội ác của
giặc.
Đoạn 3 (từ Ta đây... đến ...lấy ít địch nhiều.): Lãnh tụ và nghĩa quân trong
buổi đầu dấy nghiệp.
Đoạn 4 (từ Trọn hay... đến Cũng là cha thấy xưa nay): Quá trình kháng chiến
đi đến thắng lợi.
Đoạn 5 (từ Xã tắc từ đây vững bền đến hết): Tuyên bố hoà bình, khẳng định
ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2.2.3. Tìm những từ ngữ, hình ảnh so sánh đặc sắc dùng để miêu tả thế chiến
thắng của quân ta và sự thất bại của giặc.
Gợi ý:

Khí thế chiến thắng của ta Sự thất bại nhục nhã của giặc
Đoạn từ Trọn hay... đến... cho tất cả thế gian.
sấm vang chớp giật máu chảy thành sông
trúc chẻ tro bay thây chất đầy nội
thừa thắng ruổi dài phải bêu đầu
đất cũ thu về đành bỏ mạng
hăng lại càng hăng cháy lại càng cháy
mưu phạt tâm công trí cùng lực kiệt
Đoạn từ Bởi thế... đến ...chưa thấy xưa nay.
điều binh thủ hiểm chặt mũi tiên phong

 

sai tướng chẹn đường tuyệt nguồn lương thực
ngày mười tám Liễu Thăng thất thế
ngày hai mươi Liễu Thăng cụt đầu
ngày hăm lăm Lương Minh bại trận tử vong
ngày hăm tám Lí Khánh cùng kế tự vẫn
thuận đà ta đưa lưỡi dao tung phá bí nước giặc quay mũi giáo đánh nhau
đánh một trận sạch không kình ngạc
đánh hai trận tan tác chim muông
................... ..........................


Tuy cùng miêu tả chiến thắng của ta, thất bại của giặc nhưng ở những đoạn khác
nhau mức độ khác nhau: chiến thắng mỗi lúc một lớn, khí thế càng ngày càng
mạnh mẽ, dồn dập – càng ngoan cố, thất bại càng thảm hại, nhục nhã.
2.2.4. Phân tích những thủ pháp nghệ thuật đã được sử dụng nhằm làm nổi
bật chiến thắng của ta và thất bại của giặc.
Gợi ý: Các thủ pháp: liệt kê trùng điệp (những chiến thắng của ta, những thất bại
của giặc), đối lập (khí thế, tư thế của bên chủ động, chiến thắng – kẻ tan tác, thất
bại nặng nề, thảm khốc), so sánh tương phản (giữa chiến thắng của ta với thất bại
của giặc),... Các thủ pháp này kết hợp với sự thay đổi linh hoạt hình thức câu văn
ngắn - dài, tiết tấu nhanh – chậm tạo ra những sắc thái biểu cảm đa dạng: khi thể
hiện khí thế, sức mạnh của quân ta thì hào hùng, mạnh mẽ, với những câu văn
ngắn gọn, đanh chắc (Gươm mài đá, đá núi cũng mòn – Voi uống nước, nước sông
phải cạn - Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim
muông); khi miêu tả sự thất bại của giặc thì thảm hại, tơi bời, với những câu văn

dài, như sự những thất bại liên tiếp, kéo dài vô kể (Bị ta chẹn ở Lê Hoa, quân Vân
Nam nghi ngờ khiếp vía mà vỡ mật! – Thua quân ta ở Cần Trạm, quân Mộc Thạnh
xéo lên nhau chạy để thoát thân).
2.2.5. Những luận điểm chính của đoạn trích:
Hình ảnh vị lãnh tụ nghĩa quân và những khó khăn trong buổi đầu dấy nghĩa.
Quá trình kháng chiến và thắng lợi vẻ vang.
Tuyên bố hoà bình và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
2.2.6. Về hình tượng người thủ lĩnh
Gợi ý: Làm nên sức mạnh chiến thắng, còn phải kể đến vai trò của người thủ lĩnh
hết lòng vì sự nghiệp chung, có tài trí, mưu lược: ý thức trách nhiệm cao đối với
vận mệnh quốc gia, căm thù giặc sâu sắc, đặt nhiệm vụ cứu nước trở thành hoài
bão, điều nung nấu của mình, trọng người hiền tài, thu phục được lòng người tạo
thành sức mạnh đoàn kết, tinh thông binh pháp, chiến lược,...
2.2.7. Tìm hiểu tư tưởng đại nghĩa trong bài cáo.
Gợi ý:
Đối với nhân dân, đại nghĩa là vì nhân dân, đem lại cuộc sống yên ổn, hạnh phúc
cho nhân dân, cũng tức là phải đánh đuổi kẻ thù ra khỏi bờ cõi ("Việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", khi chiến thắng rồi thì "lấy toàn
quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức"); đại nghĩa trở thành phương châm, sức mạnh
chiến đấu: "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí nhân để thay cường bạo".
Đối với kẻ thù, đại nghĩa thể hiện ở chiến lược đánh bằng mưu lược, đánh vào lòng
người: "Chẳng đánh mà người chịu khuất – Ta đây mưu phạt tâm công". Hơn nữa,
khi chiến thắng, chẳng những không giết mà còn cấp cho phương tiện để rút về
nước: "Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh – Mã Kì,
Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền... - Vương Thông, Mã Anh, phát
cho vài nghìn cỗ ngựa..."
 

Xem thêm
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 6)
Trang 6
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 7)
Trang 7
Soạn bài Bình Ngô đại cáo – Phần 2: Tác phẩm - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 8)
Trang 8
Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống