Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10

Tải xuống 5 2.3 K 2

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 10: Hiền tài là nguyên khí quốc gia mới nhất, tài liệu bao gồm 5 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 10, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Bài giảng: Hiền tài là nguyên khí quốc gia 

1. Soạn văn Hiền tài là nguyên khí quốc gia mẫu 1
Bố cục
Phần 1: Từ đầu… làm đến mức cao nhất: nêu lên giá trị của hiền tài với đất
nước.
Phần 2: Phần còn lại: nêu lên ý nghĩa của việc khắc bia, khắc tên người hiền
tài.
Nội dung
Khích lệ kẻ sĩ đương thời rèn đức, luyện tài, đồng thời thể hiện tấm lòng của
tác giả đối với đất nước.
Đây cũng chính là bài học quý giá cho thế hệ mai sau.
1.1. Trả lời câu 1 trang 32 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Hiền tài có vai trò quan trọng đối với đất nước: Hiền tài là nguyên khí của
quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì
thế nước yếu, rồi xuống thấp => Hiền tài (người có đạo đức và tài năng)
quyết định sự hưng thịnh hay suy vi, sự sống và sự phát triển của một quốc
gia.
1.2. Trả lời câu 2 trang 32 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Lưu danh thơm lâu dài cho người hiền tài.
Thể hiện tinh thần coi trọng và khuyến khích nhân tài của nhà vua và triều
đình.
Nêu lên những tấm gương sáng để kẻ sĩ noi theo, ý thức trách nhiệm của
mình và gắng sức luyện rèn, phò vua giúp nước.
Ngăn ngừa việc ác, khuyến khích việc thiện, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương
lai.
1.3. Trả lời câu 3 trang 32 SGK Ngữ văn 10, tập 2

Giáo dục là quốc sách và chủ trương trọng người hiền tài là con đường quan
trọng bậc nhất trong việc phát triển đất nước.
Phải có chính sách tương xứng để kêu gọi và phát triển lực lượng hiền tài,
tránh để tình trạng “chảy máu chất xám”.
Người hiền tài phải có ý thức trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc.
1.4. Trả lời câu 4 trang 32 SGK Ngữ văn 10, tập 2
Nêu vai trò của người hiền tài với đất nước.
Trình bày các biện pháp khuyến khích người hiền tài và mong mỏi của nhà
vua.
Ý nghĩa, tác dụng sâu xa của việc khắc bia tiến sĩ.
2. Soạn văn Hiền tài là nguyên khí quốc gia mẫu 2
2.1. Kiến thức cơ bản bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
a. Thân Nhân Trung (1418 – 1499)
, tên chữ là Hậu Phủ, người Yên Ninh, Yên
Dũng, nay thuộc tỉnh Bắc Giang, đỗ tiến sĩ năm 1469. Thân Nhân Trung từng là
Tao Đàn Phó Nguyên suý trong Hội Tao Đàn do Lê Thánh Tông sáng lập. Ngoài
bài văn bia này ông còn sáng tác thơ.
b. Bài trích này nằm trong tác phẩm có tên là Bài kí đề danh tiến sĩ khoa
Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba, một trong 82 bài văn bia ở Văn Miếu
Hà Nội.
Văn bia là loại văn khắc trên mặt đá nhằm ghi chép những sự việc trọng đại, hoặc
tên tuổi, cuộc đời của những người có công đức lớn để lưu truyền cho đời sau. Bia
có ba loại chính: bia ghi công đức, bia ghi việc xây dựng các công trình kiến trúc
và bia lăng mộ. Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba
thuộc loại văn bia đề danh, ghi công đức. Bia ghi công đức thường có phần tựa nêu
lên lí do, quá trình làm bia; có phần ghi ngày tháng, họ tên người làm bia (viết
bằng văn xuôi) và phần minh (viết bằng văn vần). Dần dần, phần tựa hoặc kí trở
thành nội dung quan trọng nhất, thể hiện tư tưởng, quan điểm của người dựng bia.

Bài văn bia này giữ vai trò như một lời tựa chung cho cả 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn
Miếu.
c. Khẳng định Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, tác giả Thân Nhân Trung đã
phân tích vai trò của người hiền tài đối với vận mệnh của đất nước, đồng thời cũng
chỉ rõ mục đích tốt đẹp của việc đề danh tiến sĩ.
2.2. Hướng dẫn đọc - hiểu bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia
2.2.1. Tìm hiểu xuất xứ
Gợi ý: Bài văn bia này được Tiến sĩ Thân Nhân Trung viết năm 1484, thời Hồng
Đức. Trước phần trích có một đoạn dài kể việc từ khi Lê Thái Tổ dựng nước (1428
– 1484), tuy các vua Lê thuở ấy đều chú ý bồi dưỡng hiền tài nhưng chưa có điều
kiện dựng bia tiến sĩ. Sau phần trích là danh sách 33 vị đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Tuất.
2.2.2. Tìm hiểu bố cục đoạn trích
Gợi ý:
Đoạn 1 (từ Tôi dẫu nông cạn... cho đến làm đến mức cao nhất): Nêu lên giá
trị của hiền tài đối với đất nước.
Đoạn 2 (phần còn lại): Nêu ý nghĩa của việc dựng bia, khắc tên người hiền
tài.
2.2.3. Nhận xét về kết cấu của đoạn trích
Gợi ý:
Mở đầu đoạn văn tác giả khẳng định vị trí "nguyên khí" của người hiền tài đối với
quốc gia và kết thúc cũng khẳng định vai trò "củng cố mệnh mạch cho nhà nước".
Đây là lối kết cấu đồng tâm, nhằm nhấn mạnh vai trò của người hiền tài đối với
quốc gia và khẳng định mục đích của việc dựng bia đề danh.
2.2.4. Cách diễn đạt đã làm nổi bật vai trò, mối quan hệ mật thiết của người
hiền tài đối với quốc gia như thế nào?
Gợi ý:

Lập luận đối lập: "... nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao,
nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp".
Liệt kê, trùng điệp đối lập: "... kẻ ác lấy đó mà răn, người thiện theo đó mà
gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ
phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước".
2.2.5. Phân tích ý nghĩa của câu "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia".
Gợi ý:
Tác giả nói đến hiền tài là để chỉ những người có tài cao, học rộng và có đạo đức.
Hiền tài là nguyên khí, nghĩa là khẳng định những người có tài cao, học rộng và có
đạo đức chính là khí chất làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
Mối quan hệ giữa hiền tài đối với vận mệnh đất nước: người hiền tài có vai trò
quyết định đến sự thịnh – suy của một đất nước, hiền tài dồi dào thì đất nước hưng
thịnh, hiền tài cạn kiệt thì đất nước suy yếu. Như vậy muốn cho nguyên khí thịnh,
đất nước phát triển thì không thể không chăm chút, bồi dưỡng nhân tài.
2.2.6. Dựa vào đoạn trích, để chứng minh: "Triều đình mừng được người tài,
không có việc gì không làm đến mức cao nhất".
Gợi ý: Câu này nói lên sự quan tâm, đãi ngộ hiền tài của những người đứng đầu đất
nước:
Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng trước trật.
Nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ.
Dựng đá đề danh đặt ở cửa Hiền Quan
2.2.7. Việc dựng bia "đề danh tiến sĩ" ở Văn Miếu nhằm mục đích gì?
Gợi ý:
Lưu danh hiền tài muôn đời, thể hiện sự coi trọng, đề cao hiền tài của "thánh
minh".
Để kẻ sĩ trông vào những gương hiền tài được lưu danh mà phấn chấn hâm
mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua. Việc lưu danh bia đá không

những để nêu gương mà còn để nhắc nhở và kêu gọi kẻ sĩ tự rèn đức luyện
tài, cống hiến cho đất nước.
Việc lưu danh bia đá có thể khiến kẻ hiền tài lấy đó mà răn mình, tránh được
hư hỏng, sa đọa.
Tóm lại, lập bia lưu danh tiến sĩ là việc làm hết sức có ý nghĩa: kẻ ác lấy đó mà
răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn
giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để củng cố mệnh mạch cho nhà nước.
 

Xem thêm
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 4)
Trang 4
Soạn bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia - ngắn nhất Soạn văn 10 (trang 5)
Trang 5
Tài liệu có 5 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống