Soạn bài Chiều tối - ngắn nhất Soạn văn 11

Tải xuống 4 3.3 K 5

Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô, các em học sinh đang trong quá trình ôn tập tài liệu Soạn văn lớp 11: Chiều tối mới nhất, tài liệu bao gồm 4 trang, trả lời đầy đủ các câu hỏi lý thuyết chuẩn bị bài trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, giúp các em học sinh có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình ôn tập, củng cố kiến thức và chuẩn bị cho kì thi  môn Văn sắp tới. Chúc các em học sinh ôn tập thật hiệu quả và đạt được kết quả như mong đợi.

Mời các quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây:

 Soạn bài: Chiều tối (Mộ)

Bài giảng: Chiều tối

Hồ Chí Minh

1. Soạn bài Chiều tối mẫu 1
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
- Quê: Nam Đàn - Nghệ An.
- Gia đình: Nhà nho yêu nước.
- Bản thân: Thông minh, yêu nước và thương dân sâu sắc.
- Sự nghiệp văn học: Phong phú, đặc sắc.
2. Tác phẩm
a. Tập thơ “Nhật kí trong tù”
Hoàn cảnh ra đời tập thơ “Nhật kí trong tù”:
+ Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam vô cớ từ mùa thu năm 1942 – 1943 tại tỉnh Quảng Tây.
+ Tập thơ gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay lấy tên là “Ngục
trung nhật kí”. Năm 1960, tập thơ được dịch ra tiếng Việt và có tên là “Nhật kí trong tù”.
b. Bài thơ “Chiều tối”
- Vị trí: Bài thứ 31 của tập thơ “Nhật kí trong tù”
- Hoàn cảnh sáng tác: Trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên
Bảo vào cuối thu năm 1942.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
+ Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ;
+ Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.
4. Đọc – hiểu theo bố cục
a. Hai câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ
* Bức tranh thiên nhiên:
- Không gian: Rộng lớn, thinh vắng → làm nổi bật sự lẻ loi, cô đơn của con người, cảnh

vật
- Thời gian: Chiều tối – thời khắc cuối cùng của một ngày→ mỏi mệt, cần được nghỉ ngơi
- Điểm nhìn: Từ dưới lên cao → phong thái ung dung, lạc quan của tác giả.
- Cảnh vật: Sự xuất hiện của hai hình ảnh:
+ Chim mỏi: Biểu tượng cho buổi chiều tà → cảm nhận từ trạng thái bên trong của sự vật.
+ Chòm mây: Cô đơn, đang trôi chầm chậm giữa bầu trời bao la.
- So với bản phiên âm:
+ “Cô vân” dịch thành “chòm mây” → dịch chưa sát, bản dịch làm mất đi tính chất cô
độc, lẻ loi của áng mây trên bầu trời.
+ “mạn mạn” dịch thành “trôi nhẹ” → chưa thấy được tư thế chậm chạp gợi vẻ uể oải,
lững lờ không muốn trôi của áng mây.
* Nhân vật trữ tình
+ Ung dung tự tại
+ Hòa nhập với thiên nhiên
+ Tinh thần lạc quan vượt lên trên hoàn cảnh
+ Yêu tự do.
=> Tiểu kết
- Đề tài, hình ảnh quen thuộc, bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.
- Bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối thật đẹp và khoáng đãng mang đậm màu sắc cổ điển.
b. Hai câu thơ cuối: Bức tranh đời sống con người.
* Bức tranh đời sống
- Hai câu thơ cuối có sự chuyển đổi của tứ thơ:
+ Điểm nhìn: trên trời → mặt đất.
+ Thời gian: chiều muộn → tối.
+ Không gian: rộng (núi rừng) → hẹp (xóm núi).
+ Hình ảnh: thiên nhiên → con người lao động.
→ Hình ảnh con người lao động trở thành trung tâm của bức tranh.
=> Lao động vất vả nhưng tự do, khoẻ khoắn.
- Điệp vòng: “ma bao túc” – “bao túc ma”:
+ Diễn tả vòng quay của chiếc cối xay ngô;
+ Nhịp điệu lao động hăng xay;
+ Vòng quay của thời gian, không gian;
+ Đem lại cho người đi đường lúc chiều hôm chút hơi ấm của sự sống.

- So với bản phiên âm:
+ Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” chưa thật phù hợp.
+ Dịch thừa chữ “tối” → làm mất sự kín đáo, hàm súc của ý thơ “ý tại ngôn ngoại”.
- Chữ “hồng” được xem là nhãn tự của bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp và cả ý
nghĩa toàn bài thơ:
+ “hồng” - của ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xay ngô
+ “hồng” - màu hồng của ngọn lửa cách mạng luôn thôi thúc Bác không bỏ cuộc;
+ “hồng” – màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim Bác.
→ Chữ “hồng” rực sáng cả bài thơ vừa làm cho bức tranh chiều tối trở nên sáng hơn vừa
sưởi ấm người tù thi sĩ trên con đường giải lao lạnh lẽo, cô đơn.
* Vẻ đẹp tâm hồn tác giả
+ Lạc quan, yêu đời
+ Yêu lao động
+ Ý chí, nghị lực phi thường;
+ Tình yêu thương nhân dân, nâng niu tất cả chỉ quên mình
=> Tiểu kết:
Bằng thủ pháp điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả cho ta thấy bức tranh lao động hiện ra
thật gần gũi, tươi vui.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ “Chiều tối” cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn
cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh.
2. Nghệ thuật
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt mang vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại.
2. Soạn bài Chiều tối mẫu 2
2.1. Câu 1
Những chỗ chưa xác với nguyên tác:
- Câu thơ thứ 2: Nguyên tác "man mạn" nghĩa là "trôi lững lờ", nhưng bản dịch thơ lại
không chuyển tải hết nét nghĩa trạng thái của từ này mà dịch thành "trôi nhẹ"
- Câu thơ thứ 2: Nguyên tác có từ "cô" nghĩa là "lẻ" trong từ "lẻ loi", nhưng bản dịch thơ
lạ
i bỏ xót từ này
- Câu thơ thứ 3: Nguyên tác và bản dịch nghĩa là "thiếu nữ", nhưng bản dịch thơ lại dịch
thành "cô em" làm mất đi sắc thái trang trạng, thể hiện sự tôn trọng
- Câu thơ thứ 3: Nguyên tác và bản dịch nghĩa không có từ nào nghĩa là "tối", nhưng bản
dịch thơ lại dịch thừa từ "tối" làm lộ ý thơ.

2.2. Câu 2
- Hình ảnh con chim về rừng thể hiện đồng thời không gian và thời gian, không gian là
rộng lớn, thời gian là buổi chiều tối. Từ đó hình ảnh như gợi nên sự tương đồng giữa con
chim và người tù.
- Hình ảnh chòm mây trôi lững lờ, chậm chạp thể hiện nên một không gain bao la rộng
lớn thời gian như ngừng trôi.
=> Hình ảnh con chim và chàm mây thể hiện cảnh núi buổi chiều tà đẹp đẽ và thơ mộng,
đầy tâm trạng và nhuốm màu cổ điển.
- Tâm hồn vô tư, thư thái, không chút ưu phiền
- Tâm trạng mệt mỏi, cô đơn
- Niềm mong ước, khao khát được sum họp của nhà thơ khi ở nơi đất khách quê người
=> Thể hiện ý chí của một người chiến sĩ yêu nước, có một tâm hồn thơ ung dung, tự tại
và vô ưu.
2.3. Câu 3
- Bức tranh đời sống được hiện lên cụ thể, rõ rang, sinh động, giản dị và gần gủi với đời
sống con người:
+ Cô gái trẻ trung, yêu đời giản dị
+ Con người miệt mài, cần mẫn và chăm chỉ, hăn say lao động
- Cảm xúc và tâm trạng của tác giả:
+ gợi lên một tâm hồn con người có hơi ấm của sự sống, niềm hi vọng về tương lai
+ thể hiện niềm yêu thương và quan tâm đến người lao động nghèo của Bác
+ lò than rực lửa thể hiện thời gian và không gian đã thay đổi.
+ lò than hồng như thể hiện ý chí rực lửa, huy hoàng và ấm áp.
2.4. Câu 4
- Nghệ thuật tả cảnh: Bút pháp gợi tả chân thực, vừa có những nét cổ điển (bút pháp chấm
phá, ước lệ) vừa có nét hiện đại (bút pháp tả thực sinh động với những hình ảnh dân dã,
đời thường).
- Ngôn ngữ bài thơ được sử dụng linh hoạt và sáng tạo.
 

Xem thêm
Soạn bài Chiều tối - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 1)
Trang 1
Soạn bài Chiều tối - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 2)
Trang 2
Soạn bài Chiều tối - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 3)
Trang 3
Soạn bài Chiều tối - ngắn nhất Soạn văn 11 (trang 4)
Trang 4
Tài liệu có 4 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tải xuống