Tailieumoi.vn xin giới thiệu đến các quý thầy cô GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 6 BÀI 14: CẮM HOA TRANG TRÍ (T1) MỚI NHẤT – CV5555. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô dễ dàng biên soạn chi tiết giáo án CÔNG NGHỆ 6. Chúng tôi rất mong sẽ được thầy/cô đón nhận và đóng góp những ý kiến quý báu của mình.
Mời quý thầy cô cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây.
BÀI 14: CẮM HOA TRANG TRÍ (T1)
I-Mục tiêu :-Sau khi học xong bài HS nắm.
1- kiến thức :
- Biết được dụng cụ và vật liệu, nguyên tắc cắm hoa.
2- kỹ năng :
- Có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp
nhà ở.
3- Thái độ :
- Giáo dục HS biết cắm hoa để trang trí trong gia đình, bàn học.
4-Trọng tâm: Dụng cụ và vật liệu cắm hoa.
II-Chuẩn bị :
1- GV : Tranh vẽ.Các loại bình cắm hoa.Dụng cụ cắm hoa.
2- HS : Hoa, lá, cành
3-Ứng dụng CNTT: không
III-Tổ chức các hoạt động học tập:
1/ Ổn định tổ chức :(1’) Kiểm diện HS.
2/ Kiểm ta bài cũ : (5’)
H? Hãy trình bày cách trang trí hoa trong nhà của em?
Trả lời: Nhà em thường trang trí hoa ở kệ, bàn uống nước. Hoa thường được cắm
là dạng thẳng đứng ở bình.
3/ Bài mới:
ĐVĐ: Thực tế ai cũng biết cắm hoa, nhưng có người cắm rất đẹp xong lại có người
cắm không được đẹp lắm. Vậy để cắm được bình hoa đẹp chúng ta cần những dụng
cụ gì và tuân theo nguyên tắc nào. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | NỘI DUNG BÀI HỌC |
*HĐ1:Tìm hiểu Dụng cụ và vật liệu cắm hoa (15’) GV hướng dẫn HS xem tranh 2-19 trang 52 SGK |
I-Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 1. Dụng cụ cắm hoa |
H?Em hãy nhận xét dụng cụ cắm hoa?( rất đa dạng.) H?Em hãy kể tên một số dụng cụ cắm hoa tại gia đình em?(Bình cắm hoa, dao, kéo..) HS: trả lời GV: Em hãy kể tên một số vật liệu cắm hoa tại gia đình em?( Hoa cúc, hoa hồng, hoa ly, hoa đào…cành thông, lá lưỡi hổ, lá măng..) HS: trả lời HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản (20’) GV: Yêu cầu HS đọc SGK: H? Khi cắm hoa cần tuân thủ các nguyên tắc nào? HS: trả lời(Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc. Cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí.) GV: Yêu cầu học sinh quan sát một số bình hoa và thảo luận nhóm rút ra kết luận: nên cắm hoa có kích thước như thế nào so với bình.thảo luận trong 5 phút. Cành chính thứ nhất có chiều dài bằng 1- 1,5(D+h) ( D lá đường kính lớn nhất của bình. h là chiều cao của bình.) - Cành thứ hai = 2/3 cành 1 - Cành thứ 3= 2/3 cành 2 -Cành phụ có chiều dài thấp hơn cành chính đứng bên cạnh. |
- Bình cắm - Dụng cụ để cắt hoa: dao, kéo… - mút xốp, lưới thép…. 2. Vật liệu cắm hoa - Các loại hoa: Hoa hồng, hoa cúc, hoa râm bụt…. - Các loại cành: Cành khô và cành tươi. - Các loại lá: Lá lưỡi hổ, lá thong, lá măng…. II-Nguyên tắc cơ bản 1. Chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dáng và màu sắc - Tùy từng loại hoa mà có bình cắm tương ứng với hoa. 2. Cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm. -Cành chính thứ nhất có chiều dài bằng 1- 1,5(D+h) ( D lá đường kính lớn nhất của bình. h là chiều cao của bình.) - Cành thứ hai = 2/3 cành 1 - Cành thứ 3= 2/3 cành 2 |
H? Ở bàn ăn nên cắm hoa ở dạng nào ? vì sao? HS:( Nên cắm hoa ở dạng tỏa tròn, thấp, vì như thế khi ăn sẽ nhìn thấy mặt nhau.) GV: cho học sinh quan sát một số bình hoa đặt ở một số nơi trong nhà. |
-Cành phụ có chiều dài thấp hơn cành chính đứng bên cạnh. 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí. |
4/ Củng cố (2’)
H? Hãy trình bày những nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa.
5/ HDVN (2’)
-Học thuộc phần ghi nhớ.
-Chuẩn bị :
-Một số hoa, lá măng hoặc cành thông, bình thấp, mút xốp, bàn chông.
********************************************